Khi phụ nữ bước vào tuổi dậy thì sẽ có hiện tượng kinh nguyệt hay còn gọi là hành kinh hàng tháng. Đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường của cơ thể, đánh dấu việc bắt đầu vào tuổi trưởng thành. Trong bài viết này, cùng chúng tôi tìm hiểu nhiều hơn về máu kinh nguyệt và chu kỳ hành kinh nhé!
Mục lục
Máu kinh nguyệt là gì? Khái quát chung về kinh nguyệt
Kinh nguyệt là do sự thay đổi hormone sinh dục nữ. Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ sẽ giải phóng một đến hai quả trứng, trong đó có một quả trứng rụng. Lúc này, một số bộ phận khác của cơ quan sinh dục đồng loạt hoạt động. Nội mạc tử cung bao phủ toàn bộ tử cung và được xây dựng đồng bộ để chuẩn bị cho việc cấy trứng đã thụ tinh để hình thành tế bào. Nếu trứng rụng mà không được thụ tinh bởi tinh trùng thì lớp nội mạc tử cung không cần thực hiện chức năng để làm tổ cho trứng. Lúc này, lớp nội mạc tử cung bong ra và chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ bắt đầu.
Máu kinh nguyệt được gọi chính xác là dòng kinh nguyệt là chất lỏng kinh nguyệt thực tế có chứa một ít máu cùng chất nhầy cổ tử cung, âm đạo và các mô nội mạc cổ tử cung. Máu kinh nguyệt có màu nâu đỏ, hơi đậm hơn so với máu thông thường.
Từ đó mà ta có khái niệm chu kỳ kinh nguyệt. Đây là một loạt các thay đổi sinh lý định kỳ trong cơ thể phụ nữ được kiểm soát bởi hệ thống hormone giới tính và cần thiết cho quá trình sinh sản. Đối với phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt điển hình diễn ra hàng tháng từ tuổi dậy thì đến khi mãn kinh.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt cũng rất đơn giản: Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên có kinh nguyệt đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Cụ thể cách tính như sau:
- Bước 1: Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt bằng cách đánh dấu những ngày đèn đỏ xuất hiện. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của chu kỳ kinh nguyệt.
- Bước 2: Tiếp tục quan sát cho đến khi đèn đỏ tiếp theo xuất hiện và đánh dấu lại. Đây là thời điểm kết thúc chu kỳ kinh nguyệt.
- Bước 3: Từ bước 1 và bước 2 ta có được ngày bắt đầu và ngày kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt, từ đó tính được chu kỳ kinh nguyệt.
- Bước 4: Với việc theo dõi liên tục trong 6 tháng, bạn có thể tính được chu kỳ kinh nguyệt trung bình của mình. Từ đó có thể tính ngày đèn đỏ tiếp theo.
Đang hành kinh cần lưu ý gì?
Những điều nên làm khi đang hành kinh
Để vượt qua ngày “đèn đỏ” một cách thoải mái, dễ chịu và đặc biệt là tránh mọi tác động xấu đến cơ thể, cần nắm những điểm chính sau:
- Ngủ đủ tám tiếng mỗi ngày để cơ thể được nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng.
- Tắm nước ấm làm tăng lưu thông máu, thư giãn cơ bắp, giảm mệt mỏi và đau bụng kinh.
- Dành thời gian để thư giãn (nghe nhạc, xem phim hoặc ngâm mình trong nước ấm 10-15 phút).
- Đặt một túi chườm ấm lên bụng để dễ chịu hơn
- Tập thể dục nhẹ (đi bộ, thiền, v.v.)
- Vệ sinh “cô bé” nhẹ nhàng bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh có thành phần dịu nhẹ.
- Hạn chế căng thẳng, áp lực công việc, gia đình…
- Nên ăn các loại thực phẩm: trứng, đậu hũ, nước ấm, đậu nành, các loại rau, chuối, bơ, cam,… đặc biệt là nên uống nhiều nước.
- Thay băng vệ sinh 3 – 4 tiếng một lần kể cả khi có ít máu kinh.
- Không nên chọn loại băng vệ sinh có mùi hương vì có thể gây kích ứng. Chọn loại có bề mặt mềm mịn, nhưng vẫn thoáng khí, không gây bí.
Những điều không nên làm khi đang hành kinh
Bên cạnh những điều nên làm thì vẫn có những điều mà chị em không nên làm trong kỳ hành kinh. Tránh làm những điều sau đây sẽ giúp chị em có trải nghiệm nhẹ nhàng trong những ngày “đèn đỏ”:
- Không đấm lưng vào ngày đèn đỏ
- Không thụt rửa sâu âm đạo
- Không tắm bằng nước lạnh quá lâu
- Không mặc đồ quá chật
- Không nên làm việc quá sức
- Tránh ăn các loại thực phẩm: các loại đậu dễ gây đầy bụng, chất kích thích, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều đường, nhiều đồ ngọt, đồ ăn chua, cay, nóng,…
Nhận biết dấu hiệu sức khỏe thông qua máu kinh nguyệt
Máu kinh nguyệt là một hiện tượng của cơ thể phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt đều, đúng ngày không chỉ thể hiện tình trạng sức khỏe mà nó còn là dấu hiệu để nhận biết những vấn đề mà cơ thể đang gặp phải. Chúng ta có thể nhận ra điều này thông qua màu máu kinh nguyệt.
Màu sắc bình thường của máu kinh nguyệt thường là màu đỏ hơi đậm, nhưng nếu bạn thấy xuất hiện những màu sắc khác đây có thể do bên trong cơ thể bạn đang có sự biến đổi.
Để biết cơ thể đang muốn “nói” điều gì bạn cần nắm rõ những thông tin dưới đây:
– Máu kinh nguyệt có màu đỏ tươi: Cơ thể bạn đang khỏe mạnh.Lớp niêm mạc được rơi ra và máu chảy qua hệ thống sinh dục nhanh chóng.
– Máu kinh nguyệt có màu đỏ thẫm: Nếu kinh nguyệt của bạn có màu nâu sẫm là do máu kinh của tháng trước vẫn còn trong tử cung. Đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên và không gây nguy hiểm cho sức khỏe.
– Máu kinh nguyệt có màu trắng: Kinh nguyệt gần như không màu như màu đỏ bình thường, gần như loãng hoặc trong như nước nhưng có màu hồng rất nhạt. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu chất dinh dưỡng. Nguy hiểm hơn nữa đó là dấu hiệu của bệnh ung thư ống dẫn trứng.
– Máu kinh nguyệt có màu hồng nhạt: Kinh nguyệt màu hồng nhạt là màu chứng tỏ nồng độ estrogen thấp. Tập thể dục quá sức, đặc biệt là chạy bộ, là nguyên nhân chính dẫn đến nồng độ estrogen thấp. Tuy nhiên, khi điều này xảy ra trong thời gian dài có thể cảnh báo việc phụ nữ mãn kinh có nguy cơ loãng xương và gãy xương cao hơn.
– Máu kinh nguyệt xám và đỏ lẫn lộn: Nếu xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt lẫn màu này có thể là dấu hiệu mang thai hoặc động thai, ra máu bất thường có màu sắc như trên là dấu hiệu nguy cơ sảy thai sớm.
– Máu kinh nguyệt có màu cam: Là một dấu hiệu của nhiễm trùng. Nếu kinh nguyệt của bạn có màu cam, có mùi hôi và đau bụng dữ dội, bạn có thể bị STD/STI (bệnh nhiễm trùng qua đường sinh dục).
– Máu kinh nguyệt vón cục có kèm máu đông: Lượng máu kinh có các cục đông lại, có màu đỏ sẫm là do nồng độ progesteron thấp và nồng độ estrogen tăng cao. Tuy nhiên, nếu cục máu đông lớn và số lượng nhiều thì chứng tỏ cơ thể đang bị mất cân bằng nội tiết tố hoặc bị u xơ tử cung. Bạn cần theo dõi hiện tượng này trong vài tháng. Nếu các triệu chứng không cải thiện, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và cho kết quả chính xác nhất.
Có thể nói, máu kinh nguyệt như một phần không thể thiếu của người phụ nữ, nó là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang hoàn toàn bình thường. Để theo dõi và nhận biết những vấn đề liên quan đến máu kinh nguyệt bạn cần thực sự có nhiều kinh nghiệm như thế mới có thể chăm sóc bản thân thật tốt. Khi có những dấu hiệu bất thường trong kỳ hành kinh, bạn nên đến phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn.