Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề rắc rối muôn thuở của các chị em phụ nữ. Rối loạn kinh nguyệt có rất nhiều biểu biện khác nhau, trong đó có hiện tượng tắc kinh. Vậy tắc kinh nguyệt là gì? Đâu là nguyên nhân gây lên tắc kinh nguyệt? Dấu hiệu nhận biết và cách chữa như thế nào? Để có được lời giải đáp mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau.
Mục lục
1. Tắc kinh nguyệt là gì?
Tắc kinh nguyệt là hiện tượng máu kinh ra một lượng rất ít, chỉ nhỏ vài giọt không đủ để thấm băng hoặc mất kinh trong vòng 2 – 3 tháng. Ngoài ra, có một số trường hợp các bạn nữ giới quá 16 tuổi mà chưa kinh nguyệt hoặc từng có nhưng chỉ vài tháng sau không thấy cũng được gọi là tắc kinh.
2. Nguyên nhân gây tắc kinh nguyệt
Có rất nhiều nguyên nhân gây lên hiện tượng tắc kinh nguyệt. Tuy nhiên, có một số nguyên chính là thủ phẩm gây lên chứng tắc kinh như:
Do rối loạn nội tiết tố: quá trình sản xuất hormone nội tiết trong cơ thể bị rối loạn có thể gây lên hiện tượng tắc kinh. Do rối loạn nội tiết khiến cho quá trình phát triển của trứng bị rối loạn, trứng không phóng noãn nên xảy ra hiện tượng không có kinh.
Do vấn đề về tuyến giáp: tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt của các chị em phụ nữ. Vì tuyến giáp là nói sản sinh ra các hormone sinh dục. Những rối loạn của tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến quá trình bài tiết Prolactin. Từ đó, gây lên hiện tượng tắc kinh nguyệt.
Do Buồng trứng đa nang: đây là hội chứng buồng trứng có nhiều nang trứng với kích thước nhỏ hơn 10mm. Các nang này cùng phát triển nhưng không có nang nào phát triển tới kích thước để phóng noãn nên quá trình rụng trứng không diễn ra. Nếu tình trạng này kéo dài liên tiếp nhiều tháng sẽ gây lên hiện tượng tắc kinh.
Do mắc bệnh phụ khoa: hiện tượng tắc kinh ở nữ giới có thể là do mắc một số bệnh phụ khoa như:
- U xơ tử cung
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung
- Viêm nhiễm tắc ống dẫn trứng
- Viêm vùng chậu
Do một số nguyên nhân khác: bên cạnh những nguyên nhân trên thì hiện tượng tắc kinh còn xảy ra do một số nguyên nhân sau:
- Phụ nữ sau khi đặt vòng tránh thai, nạo phá thai cũng có nguy cơ bị tắc kinh trong một thời gian ngắn.
- Thường xuyên bị stress, căng thẳng, mất ngủ.
- Sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.
- Tập thể dục với cường độ cao.
- Do tác dụng phụ của một số thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc huyết áp, thuốc điều trị ung thư, thuốc tiểu đường, thuốc trị trầm cảm,…
Xem thêm: Kinh nguyệt 1 tháng có 2 lần có phải là biểu hiện bất thường?
3. Những dấu hiệu của tắc kinh nguyệt
Các chị em có thể nhận biết hiện tượng tắc kinh thông qua một số các triệu chứng sau:
- Lượng máu kinh ra rất ít vào những ngày hành kinh, có khi máu tiết ra chỉ nhỏ từng giọt hoặc vài tháng mới xuất hiện kinh nguyệt một lần.
- Kinh nguyệt ít đi kèm với số ngày kinh ngắn, chỉ 2 – 3 ngày là sạch kinh.
- Kinh nguyệt đến trễ sau nhiều ngày hoặc nhiều tháng.
- Đau bụng dưới kéo dài, các cơn đau diễn ra dai dẳng và thường xuyên hơn.
- Cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, dễ cáu giận và nổi nóng bất thường.
4. Tắc kinh nguyệt ở nữ giới có nguy hiểm không?
Tắc kinh nguyệt không gây nguy hiểm đến tính mạng của chị em phụ nữ nhưng nếu chị em nào gặp phải hiện tượng này thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thụ thai và sinh sản do không có trứng rụng. Ngoài ra, nếu không có biện pháp điều trị sớm, bạn có thể phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm sau như:
Vô sinh: tắc kinh nguyệt kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nữ giới. Nếu như bạn không có biện pháp điều trị sớm có thể dẫn đến tình trạng vô sinh.
Cơ quan sinh dục bị teo nhỏ: tắc kinh do tuyến yên có thể khiến hormone họat động không ổn định. Tình trạng này kéo dài có thể gây suy buồng trứng, teo cơ quan sinh sản và lão hóa nhanh.
Tổn thương buồng trứng: buồng trứng bị suy giảm chức năng hoặc hoạt động không ổn định do nội mạc tử cung không được kích thích có thể gây lên suy buồng trứng hoặc tổn thương buồng trứng.
Ảnh hưởng đến tâm lý: kinh nguyệt là thước đo cho sức khỏe sinh sản của chị em. Vì vậy khi bạn gặp bất kì một trục trặc nào liên quan đến kinh nguyệt đều khiến cho chị em lo lắng. Một khi tắc kinh kéo dài chắc chắn sẽ khiến cho chị em phiền muộn và lo nghĩ nhiều.
5. Cách điều trị tắc kinh nguyệt
Tình trạng tắc kinh nguyệt kéo dài sẽ gây hưởng đến sức khỏe cũng như chức năng sinh sản của chị em phụ nữ. Do đó, việc thăm khám và điều trị sớm là một việc vô cùng cần thiết. Tốt nhất lúc này bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám trực tiếp và tìm ra nguyên nhân gây lên bệnh. Căn cứ vào các phương pháp kiểm tra lâm sàng và những xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ xác định được chính xác nguyên nhân gây lên bệnh cũng như đưa ra được phương pháp điều trị hiệu quả.
Dưới đây là một số cách điều trị tắc kinh nguyệt phổ biến mà bạn đọc có thể tham khảo:
5.1. Chữa tắc kinh nguyệt tại nhà
Với những chị em bị tắc kinh nguyệt sinh lý, xuất phát từ lối sống làm ảnh hưởng đến chức năng vùng dưới đồi và quá trình điều tiết hormone thì có thể điều trị bằng các biện pháp tại nhà như:
Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân dẫn đến bị tắc kinh nguyệt. Để cải thiện bệnh lý này, các chị em nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đặc biệt, nên bổ sung các thực phẩm có hàm lượng sắt, vitamin, khoáng chất cao. Tránh xa các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, đồ uống có cồn và ga.
Xây dựng lối sống lành mạnh
Để cải thiện tình trạng tắc kinh, các chị em nên sắp xếp công việc và gia đình một cách khoa học, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và thư giãn cho bản thân. Ngoài ra, nên vận động bằng các bài tập thể dục như đi bộ, tập yoga để nâng cao sức khỏe cho bản thân.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Cung cấp đủ nước mỗi ngày cho cơ thể có tác dụng trong việc điều hòa kinh nguyệt. Giảm các triệu chứng khó chịu trong ngày nguyệt san, ổn định lại đường huyết. Do đó, các chị em nên hình thành uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cải thiện chứng tắc kinh nhé.
Vệ sinh cô bé sạch sẽ
Vùng kín không vệ sinh sạch sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Để hạn chế tình trạng này, các bạn nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách. Ngoài ra, bạn không nên thụt rửa sâu hoặc sử dụng các sản phẩm tẩy rửa vệ sinh. Vì có thể gây mất cân bằng môi trường của âm đạo.
Áp dụng một số phương pháp dân gian để chữa tắc kinh nguyệt:
Chữa tắc kinh nguyệt bằng cây ngải cứu
Lá ngải cứu là một vị thuốc hữu ích không chỉ có tác dụng trị ho, đau đầu, cảm cúm mà còn có công dụng trong việc điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, chữa tắc kinh, kích thích lưu thông máu, giúp kinh nguyệt ra đều hơn.
Các chị em bị tắc kinh có thể dùng lá ngải cứu chế biến thành các món ăn như xào với thịt, nấu canh, hầm lá ngải với xương hoặc trứng vịt lộn,… hoặc sắc nước lá ngải cứu uống trong những ngày có kinh cũng rất hiệu quả.
Chữa tắc kinh nguyệt bằng gừng tươi
Gừng tươi là một gia vị khá quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày. Vị cay và tính ấm của gừng có tác dụng trong việc chống viêm nhiễm, cảm lạnh, đặc biệt là khả năng kích thích quá trình lưu thông máu giúp điều hòa kinh nguyệt.
Với những bạn bị tắc kinh nguyệt hãy sử dụng gừng tươi để cải thiện tình trạng này bằng cách đun trà gừng với mật ong để uống hàng ngày. Bạn nên sử dụng trước ngày có kinh từ 5 – 7 ngày. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước gừng để tắm hoặc giã nát gừng ra bọc vào khăn mỏng rồi đắp lên vùng da bụng trong ngày có kinh sẽ giúp kinh nguyệt ra đều hơn, giúp cải thiện chứng tắc kinh hiệu quả.
Chữa tắc kinh nguyệt bằng rau diếp cá
Theo Đông y, diếp cá có tính mát, vị hơi chua tác động vào hai kinh can và phế. Rau diếp cá được dùng nhiều trong các bài thuốc lợi tiểu, chữa sưng viêm, táo bón. Ngoài công dụng trên, diếp cá còn có tác dụng trọng việc thúc đẩy tuần hoàn máu tốt nên rau diếp các còn được nhiều chị em dùng để chữa tắc kinh nguyệt tại nhà.
Các chị em có thể dùng rau diếp cá chữa tắc kinh nguyệt theo cách dưới đây:
Lấy 1 nắm rau diếp cá với 1 nắm lá rau ngải cứu. Sau đó, rửa sạch rồi xay nhuyễn hoặc giã nát vắt lấy nước cốt. Uống nước này trước kỳ kinh nguyệt sẽ có tác dụng cải thiện chứng tắc kinh của chị em.
Ngoài ra, bạn có thể dùng rau diếp cá ăn kèm trong bữa ăn hàng ngày cũng có tác dụng rất tốt trong việc giúp kinh nguyệt đều đặn hơn. Nếu bạn không cảm thấy khó chịu với mùi vị của loại rau này thì hãy ăn thử rau này nhé.
5.2. Chữa tắc kinh nguyệt bằng thuốc tây
Tắc kinh nguyệt do yếu tố bệnh lý như các bệnh phụ khoa ở mức độ nhẹ hay rối loạn các chức năng của tuyến yên – tuyến giáp thì không chữa tại nhà được mà cần phải can thiệp bằng y học hiện đại, kết hợp sử dụng thuốc Tây y với các phương pháp điều trị ngoại khoa.
Các loại thuốc được dùng phổ biến trong điều trị tắc kinh thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc tiêu viêm
- Thuốc kích trứng
- Thuốc ổn định lại hormone
5.3. Chữa tắc kinh nguyệt bằng phẫu thuật
Với những trường hợp bị tắc kinh nguyệt do mắc các bệnh phụ khoa ở mức độ nặng thì ngoài việc điều trị bằng thuốc tây, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để cải thiện tình trạng này.
Chẳng hạn, nếu phụ nữ bị tắc kinh do bệnh u xơ tử cung, đa nang buồng trứng thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ khối y, giúp cho kinh nguyệt trở lại như bình thường.
Hi vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết giúp các chị em phụ nữ có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của mình. Đặc biệt là bệnh tắc kinh nguyệt ở phụ nữ. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến chứng tắc kinh nguyệt thì hãy Comment ngay cho Chuyên gia phụ khoa để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé!
Tham khảo thêm: Cách chữa rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc nam hiệu quả.