Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nguyệt kéo dài bất thường và khá phổ biến ở chị em phụ nữ. Vậy rong kinh có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Để có được câu trả lời mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau.
Mục lục
1. Rong kinh là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng bong lớp niêm mạc ở tử cung do sự thay đổi nội tiết làm chảy máu buồng tủ cung ra ngoài âm đạo. Hiện tượng này bắt đầu xuất hiện từ tuổi dậy thì đến khi mãn kinh. Những chị em có chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài từ 28 – 32 ngày, số ngày có kinh trong tháng trung bình từ 3 – 5 ngày với lượng máu mất đi từ 50 – 80ml. Thông thường, lượng máu chỉ mất nhiều trong những ngày kinh đầu tiên và sau đó giảm dần vào những ngày cuối kinh nguyệt.
Rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều, thời gian có kinh kéo dài trên 7 ngày và lượng máu trong thời kỳ bị kinh cũng mất nhiều hơn bình thường trên 80ml. Do lượng máu bị mất đi nhiều nên khiến chị em luôn mệt mỏi, khó chịu, không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến tâm sinh lý của chị em phụ nữ.
2. Nguyên nhân gây lên rong kinh
Rong kinh là vấn đề sức khỏe không hiếm gặp ở phụ nữ. Theo các nghiên cứu chuyên khoa thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng phổ biến là một vài nguyên nhân dưới đây:
- Do mất cân bằng hormone: sự cân bằng của 2 hormone estrogen và progesterone sẽ góp phần điều chỉnh sự tích tụ của niêm mạc tử cung. Nếu như nội tiết tố bị mất cân bằng thì nội mạc tử cung sẽ phát triển quá mức và bị bong ra nhiều dẫn đến lượng máu kinh chảy ra nhiều hơn.
- Do rối loạn chức năng buồng trứng: nếu buồng trứng không giải phóng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt, lúc này cơ thể của bạn sẽ không sản xuất được hormone progesterone như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Việc này dẫn đến mất cân bằng hormone và dẫn đến bị rong kinh.
- Do bị u xơ tử cung: những khối u không lành tính xuất hiện trong tử cung có thể gây lên hiện tượng kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường.
- Do bị polyp tử cung: đây là hiện tượng khối u dính vào thành của tử cung và sa vào buồng tử cung. Chúng có thể không gây lên bất cứ triệu chứng nào những có thể dẫn tới tình trạng rong kinh kéo dài.
- Do thừa cân: việc thừa cân sẽ gây ảnh hưởng đến các hormone và mức insulin, dẫn đến bị rong kinh.
- Tác dụng phụ của các dụng cụ tránh thai: việc dùng các dụng cụ tránh thai như: đặt vòng tránh thai, cấy que tránh thai đôi khi cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rong kinh.
- Do stress, căng thẳng kéo dài: nếu bạn bị stress, căng thẳng thường xuyên, kéo dài dẫn đến cơ thể tăng tiết cortisol. Việc này sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của các insulin, gây lên tăng đường huyết. Các chất này tác động làm gián đoạn quá trình trứng rụng, gây lên rong kinh.
- Do tác dụng phụ của một số thuốc: một số thuốc như: thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc điều trị tiểu đường, thuốc cao huyết áp,… cũng có thể dẫn đến rong kinh.
Xem thêm: Bật mí cách chữa rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc nam hiệu quả.
3. Triệu chứng của rong kinh
Tùy từng cơ địa khác nhau mà những triệu chứng của rong kinh có thể không giống nhau. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi bị rong kinh:
- Xuất huyết nặng trong kỳ kinh nguyệt và liên tục trên 7 ngày, chị em phải thay băng vệ sinh mỗi giờ một lần do xuất huyết và tiếp diễn trong nhiều giờ.
- Kinh nguyệt ra nhiều vào ban đêm.
- Màu kinh sẫm hơn bình thường, đóng thành cục lớn hoặc thành các mảng lớn chảy ra ngoài.
- Đau bụng dưới nhiều hơn và liên tục hơn.
- Cơ thể mệt mỏi, chóng váng, buồn nôn, suy nhược do mất đi lượng máu nhiều.
4. Ảnh hưởng của rong kinh đến sức khỏe
Nhìn vào các triệu chứng của bệnh rong kinh thì bạn cũng có thể nhận ra được những tác hại của rong kinh đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Nếu tình trạng bệnh kéo dài và xảy ra thường xuyên rất có thể các chị em sẽ phải hứng chịu những hậu quả sau:
Gây thiếu máu: bình thường đến ngày của chu kỳ nguyệt san, các chị em đã cảm thấy rất mệt mỏi rồi. Còn nếu bị rong kinh thì vấn đề này càng trở lên đau đầu hơn nhiều. Do lượng máu mất đi trong một thời gian ngắn nên nữ giới khó có thể lấy lại cân bằng được luôn. Việc mất hơn 80ml cho mỗi một chu kỳ kinh nguyệt có thể dẫn đến thiếu máu. Thiếu máu làm giảm quá trình vận chuyển oxy trong máu dẫn đến cơ thể bị mệt mỏi, da xanh xao, tim đập loạn, thở gấp,… Trường hợp thiếu máu nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chị em phụ nữ.
Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: khi kinh nguyệt ra nhiều, vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt. Điều này khiến cho vi khuẩn có cơ hội phát triển nhanh chóng và tấn công vào các bộ phận sinh dục nếu như không có biện pháp điều trị kịp thời. Nguy hiểm hơn là chúng sinh sôi, đẻ trứng và làm xuất hiện vòi trứng, buồng tử cung,… dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng trong sinh sản, đặc biệt là hiếm muộn hoặc vô sinh.
Ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục: thời gian có kinh nguyệt dài khiến cho chị em phụ nữ khó chịu và mất tự nhiên. Đặc biệt, vào những ngày đèn đỏ vấn đề sinh dục giữa các cặp vợ chồng sẽ không thể diễn ra. Thời gian kéo lâu sẽ khiến mất cảm hứng giữa các cặp vợ chồng. Chính vì vậy mà rong kinh khiến cho những lần gần gũi của vợ chồng trở lên thất thường hơn.
Ảnh hưởng đến nhan sắc: hai hormone Estrogen và Progesteron đóng vai trò quan trong trong sắc đẹp của người phụ nữ. Việc rối loạn hai hormone này ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc, sự tươi trẻ của phái đẹp. Ngoài ra, rong kinh còn khiến cho nhiều chị em lo lắng, căng thẳng, khiến chị em trông thiếu sức sống và xuống sắc.
5. Chẩn đoán rong kinh bằng cách nào?
Ngày nay, y học phát triển và có nhiều trang thiết bị hiện đại. Việc thăm khám và phát hiện ra bệnh không còn quá khó khăn. Các chị em phụ nữ có thể chẩn đoán rong kinh bằng các phương pháp sau:
Chẩn đoán dựa trên tiền sử, khám thực tế và xét nghiệm máu
Đây là cách khám tổng quát, từ đó mới đưa ra phán đoán chính xác. Để bác sĩ chẩn đoán nhanh và chính xác nhất có thể các chị em nên khai trung thực mỗi khi bác sĩ hỏi về tình trạng và bệnh tình của mình.
Siêu âm
Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh bằng cách sử dụng một đầu dò phát sóng âm với tần số cao để ghi lại hình ảnh của tử cung, buồng trứng và tiểu khung. Nhờ những hình ảnh siêu nét và rõ rệt, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có bị rong kinh hay không. Từ đó, áp dụng các biện pháp điều trị đúng đắn.
Thử pap
Với phương pháp này bác sĩ sẽ thu thập một mẫu tế bào ở bề mặt cổ từ cung. Sau đó, phết lên pap để soi dưới kính hiển vi. Việc kiểm tra các tế bào trực tiếp này, giúp bác sĩ tìm ra xem tử cung có bị nhiễm trùng, viêm hay có thay đổi gì không.
Sinh thiết nội mạc tử cung, nong nạo tử cung
Các bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô ở bên trong tử cung của người bệnh. Sau đó, bác sĩ sử dụng kính hiển vi để quan sát và chẩn đoán.
Soi ổ bụng
Để soi ổ bụng, các bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị chụp chiếu cần thiết để quan sát bên trong ổ bụng của bạn.
Soi tử cung
Để thực hiện được phương pháp chẩn đoán này, bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ có đèn sáng luồn qua âm đạo và cổ tử cung để vào bên trong tử cung. Nhờ vậy mà bác sĩ có thể quan sát kĩ được khu vực bên trong cổ tử cung và chẩn đoán xem bệnh nhân có bị rong kinh hay không
Chụp tử cung vòi trứng
Phương pháp này đòi hỏi phải tiêm một chất dịch cản quang vào buồng tử cung thông qua âm đạo và cổ tử cung. Lúc này buồng tử cung sẽ được lấp đầy dịch cản quang và khi ống dẫn trứng mở thì chất dịch này sẽ lấp đầy ống dẫn trứng và đi vào khoang bụng.
Tùy thuộc vào điều kiện, khả năng và tình trạng mà chị em có thể lựa chọn phương pháp chẩn đoán phù hợp. Tuy nhiên, bạn nên lắng nghe sự tư vấn từ các bác sĩ hoặc các chuyên gia uy tín. Từ đó, họ có thể đưa ra cho bạn những lời khuyên tốt, đúng đắn và hiệu quả nhất.
6. Nên làm gì khi bị rong kinh?
Khi bị rong kinh, các chị em cần bình tĩnh và nhanh chóng đến các cơ sở y tế. Tại đây, bạn sẽ được thăm khám, chẩn đoán giúp tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Ngoài việc điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ, các chị em cần thực hiện một số biện pháp sau tại nhà:
Nằm nghỉ nếu bị ra máu quá nhiều: rong kinh có thể khiến cho người bệnh mất nhiều máu, mệt mỏi, choáng. Do đó, bạn nên nằm nghỉ những lúc lượng máu kinh ra nhiều.
Giữ tinh thần thoải mái: đây là việc làm cần thiết và hiệu quả giúp cải thiện tình trạng rong kinh. Vì căng thẳng, mệt mỏi và stress thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Bạn có thể cải thiện bằng cách: nghĩ về những điều tiêu cực, tham gia các hoạt động thư giãn cùng mọi người, nghe nhạc,… giúp thư giãn đầu óc.
Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Rong kinh khiến cho cơ thể bạn mệt mỏi, thiếu máu. Lúc này, bạn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp cơ thể khỏe mạnh, cân bằng lại tâm sinh lý và giúp cho chu kỳ kinh của người bệnh trở lại như bình thường. Bạn có thể bổ sung một số thực phẩm dưới đây:
- Ăn nhiều ngải cứu.
- Các thực phẩm có omega 3 cao như: trứng gà, đậu nành, hạt óc chó, hạt chia, quả bơ,…
- Các thực phẩm có chứa hàm lượng canxi cao như: ngũ cốc dinh dưỡng, hạnh nhân, phô mai, sữa chua,…
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin B6: thịt bò, ức gà, cá ngừ, đậu đen, đậu tương,…
- Các vitamin và khoáng chất.
- Uống nhiều nước.
Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý: làm việc nhiều cũng khiến cho cơ thể bị căng thẳng, mệt mỏi,… dẫn đến bị rong kinh. Vì vậy, bạn nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể trở về trạng thái cân bằng.
Giữ vệ sinh cơ thể và đặc biệt là vùng kín: rong kinh kéo dài là điều kiện thuận lợi để cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Vì lúc này cổ tử cung hé mở nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong âm đạo rồi bào buồng tử cung, gây lên viêm nhiễm. Vì vậy, chị em cần phải giữ vệ sinh vùng kín đúng cách để giảm nguy cơ gây viêm nhiễm.
Điều trị các bệnh lý khác nếu có: những bệnh lý như tuyến giáp, tiểu đường,… cũng có thể khiến cho bạn bị rong kinh. Vì vậy, nếu bạn mắc những bệnh trên thì nên đi khám để có biện pháp điều trị kịp thời.
Rong kinh là hiện tượng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ, trong một số trường hợp rong kinh có thể gây lên nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không có biện pháp điều trị kịp thời và đúng cách. Phụ nữ bị rong kinh nên đến các cơ sở y thăm khám và tư vấn để có hướng can thiệp chính xác.
Tham khảo thêm: Tắc kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị.