Bạn bị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều hoặc có những dấu hiệu bất thường? Bạn lo lắng mình có thể đang mắc phải một căn bệnh nào đó trong cơ thể? Rối loạn kinh nguyệt có phải là “tín hiệu sớm” cho thấy bạn đang gặp phải rắc rối hay bệnh tật nào đó không? Trong bài viết này Chuyên Gia Phụ Khoa sẽ giúp các bạn giải đáp rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu của bệnh gì, nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào nhé!
Mục lục
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Khi bước vào độ tuổi dậy thì (từ 12 – 16 tuổi), cơ thể nữ giới bắt đầu có sự thay đổi lớn về lượng hormone, đặc biệt là hormone Estogen. Lúc này, ngoài sự phát triển của ngoại hình, bộ phận sinh dục nữ bắt đầu “hoạt động”. Một trong những “động thái” đầu tiên đó chính là “rụng trứng”. Nếu trứng rụng không được thụ tinh, lớp nội mạc sẽ bong ra và xuất hiện hiện tượng chảy máu. Máu sẽ cùng các lớp nội mạc này xuất ra ngoài âm đạo. Hiện tượng này được gọi là kinh nguyệt.
Kinh nguyệt hoạt động theo chu kỳ, trung bình khoảng 28 ngày bạn sẽ xuất hiện kinh nguyệt một lần. Trong thời gian đầu, thời gian này có thể bị chênh lệch. Càng về sau chu kỳ sẽ càng đều đặn và bạn nữ có thể dẽ dàng tính toán chính xác ngày rụng trứng, ngày xuất kinh để có sự chuẩn bị. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, ngày chu kỳ không ổn định, kéo dài hoặc bị rút ngắn bất thường. Trường hợp này sẽ được xem là rối loạn kinh nguyệt và cần phải lưu ý để điều chỉnh chu kỳ trở về bình thường.
Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì: Cẩm nang bỏ túi cho các bạn nữ
Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Đối tượng thường bị rối loạn kinh nguyệt nhất đó là phụ nữ sau sinh và phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Mức độ và biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt ở từng người cũng sẽ có sự khác nhau. Trong đó, những biểu hiện thường gặp nhất ở rối loạn kinh nguyệt đó chính là:
Rong kinh, rong huyết
Rong kinh, rong huyết là trường hợp khá phổ biến ở người mắc chứng rối loạn kinh nguyệt. Đây là tình trạng kinh nguyệt kéo dài bất thường. Ở những người có chu kỳ bình thường thời gian xuất huyết sẽ trong khoản từ 3 – 5 ngày, lượng máu mất đi khoảng từ 50 – 80ml máu. Tuy nhiên, người rong kinh sẽ có thời gian xuất huyết kéo dài trên 7 ngày, lượng máu mất đi cho mỗi chu kỳ vượt quá 80ml/chu kỳ.
Rong kinh cũng thường đi kèm với biểu hiện cường kinh. Lượng máu chảy ra nhiều và kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Nếu rong kinh xuất hiện nhiều có thể dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi cho người bệnh.
Thống kinh
Thống kinh chính là tình trạng đau bụng, khó chịu khi hành kinh. Về cơ bản, vào “mùa dâu”, chị em thường bị tình trạng này cho nên thường phớt lờ đi dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, thống kinh của rối loạn kinh nguyệt sẽ dữ dội và khó chịu hơn. Bạn không chỉ đau bụng dưới, đau lưng dữ dội mà còn có thể gặp phải vấn đề về đường tiêu hoá, bài tiết khó khăn.
Thiểu kinh
Đối lập với rong kinh, nhiều chị em lại gặp trường hợp thiểu kinh. Đây chính là tình trạng mà chị em có lượng máu xuất trong kỳ kinh nguyệt ít hơn mức bình thường. Thiểu kinh do rối loạn kinh nguyệt có thời gian hành kinh chỉ từ 2 – 3 ngày, lượng máu chảy ra ít hơn 20ml/chu kỳ.
Vô kinh hay mất kinh
Có khá nhiều trường hợp chị em khi đã quá tuổi dậy thì những vẫn chưa được “dì Nguyệt” ghé thăm. Trường hợp này được gọi là vô kinh. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ quan sinh sản có vấn đề, bộ phận sinh dục dị dạng.
Cũng có trường hợp chị em đang xuất hiện kinh nguyệt đúng tiến độ như bình thường thì đột nhiên bị mất kinh nhưng không phải do mang thai. Thời gian mất kinh sẽ không cố định. Nếu thời gian mất kinh trên 6 tháng liên tiếp thì có thể bị vô kinh cần kiểm tra khắc phục ngay.
Bất thường về máu kinh
Khi bị rối loạn kinh nguyệt, ngoài chu kỳ bị thay đổi, máu kinh cũng ẩn chứa nhiều điều bất thường. Thường gặp nhất là máu kinh có màu sẫm hơn, tối màu hoặc thậm chí chuyển hẳn sang màu đen. Máu không đông, có màu tanh nồng rất khó chịu.
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Một số nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ của bạn cần lưu ý đó chính là:
- Ảnh hưởng của nội tiết tố: Mất cân bằng Estrogen và Progesterone là nguyên nhân chính gây nên việc rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
- Mang thai: Khi trứng đã được thụ tinh thành công, chu kỳ của người phụ nữ sẽ tạm mất đi trong suốt quá trình mang thai. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết mang thai ở nữ giới.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt: Sự thay đổi khẩu phần ăn, chế độ sinh hoạt, môi trường sống cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị rối loạn kinh nguyệt.
- Sử dụng thuốc và chất kích thích: Thuốc tránh thai, thuốc giảm cân, thuốc đặc trị các bệnh lý như tiểu đường chẳng hạn và các chất kích thích cũng là tác nhân gây ảnh hưởng đến chu kỳ ở nữ giới.
- Một số vấn đề sức khỏe: Một số hội chứng như Tress hoặc một số bệnh lý như polyp cổ tử cung, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng,…. sẽ làm chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.
- Viêm nhiễm phụ khoa: Đây cũng là một nguyên nhân thường gặp, nếu nữ giới bị viêm niêm mạc tử cung, viêm nhiễm đường sinh dục,…. thì khả năng bị rối loạn kinh nguyệt sẽ cao hơn.
- Tuổi tác và tình trạng sức khỏe: Phụ nữ sau sinh cho con bú, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, trẻ em gái mới bước vào giai đoạn đầu của kinh nguyệt là các đối tượng thường gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu của bệnh gì?
Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt có thể dự đoán được khá nhiều dấu hiệu bất thường trong cơ thể của người phụ nữ. Vậy, rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu của những bệnh lý gì? Câu trả lời sẽ có trong phần viết dưới đây.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Một trong những dấu hiệu của hội chứng đa nang buồng trứng đó chính là bị rối loạn kinh nguyệt. Đa nang buồng trứng chính là hiện tượng hormone nam giới (hormone Androgen) gia tăng bất thường trong cơ thể của nữ giới. Sự gia tăng của hormone này làm ảnh hưởng đến chu kỳ tự nhiên của nữ giới do sự phát triển của nang trứng bị gián đoạn. Lúc này, buồng trứng sẽ xuất hiện những nang nhỏ và các nang nhỏ này làm cản trở việc rụng trứng hoặc thậm chí là ngăn cho trứng không thể rụng nữa. Chu kỳ kinh nguyệt vì thế mà không đều hoặc mất kinh.
Suy buồng trứng sớm
Suy buồng trứng sớm (xảy ra ở phụ nữ dưới 40 tuổi) cũng là một bệnh lý cần lưu ý đến khi thấy bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Suy buồng trứng cũng là nguyên nhân khiến lượng nội tiết tố nữ Estrogen giảm xuống. Lúc này, buồng trứng bị suy giảm chức năng, hoạt động kém hoặc tệ hơn là dừng hẳn hoạt động. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng mãn kinh sớm, mất khả năng sinh sản sớm.
Bệnh viêm vùng chậu
Rối loạn kinh nguyệt cũng là một dấu hiệu sớm của bệnh viêm vùng chậu nữ giới cần lưu ý. Viêm vùng chậu (PID – pelvic inflammatory disease) là tình trạng cơ quan sinh sản nữ bị nhiễm trùng, sưng viêm bất thường. Thông thường, viêm vùng chậu sẽ bắt đầu từ âm đạo và cổ tử cung trước. Nếu không được chữa trị và khắc phục, phạm vi viêm nhiễm sẽ lan rộng ra xuống ống dẫn trứng và buồng trứng.
Ung xơ cổ tử cung hay polyp tử cung
Một bệnh lý nữa cũng liên quan đến rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới đó chính là u xơ tử cung hay polyp tử cung. Đây là tình trạng xuất hiện các khối u bất thường trong tử cung. Những khối u này sẽ làm ổ và phát triển trên lớp cơ của tử cung. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, khối u phát triển to lên làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Những người bị u xơ cổ tử cung thường có chu kỳ kinh nguyệt dài hơn bình thường. Đồng thời, xuất hiện các biểu hiện như rong kinh, rong huyết, cường kinh, thống kinh mức độ nặng. Cơn đau dữ dội kéo dài từ bụng dưới lan sang vùng thắt lưng, xương chậu khiến kỳ hành kinh trở thành cơn ác mộng đối với chị em phụ nữ.
Có thể bạn quan tâm: Khám rối loạn kinh nguyệt ở đâu uy tín: Xem chi tiết
Lạc nội mạc tử cung
Dấu hiệu thường thấy nhất khi nữ giới bị lạc nội mạc tử cung đó chính là rối loạn kinh nguyệt. Vì thế, nếu thấy chu kỳ có sự bất thường bạn cũng nên tham khảo các thông tin hoặc đi kiểm tra lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung là tình trạng màng trong tử cung ( tế bào nội mạc tử cung) xuất hiện bên ngoài tử cung. Bệnh gây tổn thương đến ống dẫn trứng, vòi trứng và làm cản trở nhu động ống dẫn trứng, rối loạn sự phóng noãn. Từ đó, chu kỳ kinh cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Thời gian có chu kỳ bị đảo lộn, máu kinh ra bất thường khiến nhiều người cảm thấy lo lắng.
Đến đây chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp những vấn đề thắc mắc về rối loạn kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu của bệnh gì. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Theo dõi ngay website của chúng tôi để được cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé!