Đau bụng kinh là hiện tượng phổ biến xảy ra ở chị em phụ nữ khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Tùy theo cơ địa của từng người mà có người đau nhẹ, người lại đau bụng dữ dội. Tình trạng này gây không ít phiền toái và khó chịu cho chị em. Vậy nguyên nhân gây đau bụng kinh là do đâu và cách giảm đau như thế nào? Để có được lời giải đáp mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau của Chuyên gia phụ khoa.
Mục lục
1. Đau bụng kinh là gì?
Trong giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, khi trứng rụng và không được giao hợp thụ tinh sẽ khiến cho niêm mạc tử cung bong tróc và tống xuất ngoài, đó gọi là máu kinh. Trong lúc các hoạt động này diễn ra sẽ có sự thay đổi của các hormone sinh dục nữ nên có thể gây ảnh hưởng đến một số cơ quan khác nhau trong cơ thể người phụ nữ như: tử cung, buồng trứng, âm đạo, hệ thống thần kinh nội tạng và vú. Vì vậy, khi đến chu kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ có thể xuất hiện những cơn đau bụng dưới.
Đau bụng kinh là những cơn đau liên hồi và co thắt ở phần bụng dưới ở người phụ nữ. Các cơn đau bụng kinh có thể xuất hiện trước hoặc trong chu kỳ hành kinh. Có một số người, cơn đau bụng kinh chỉ làm họ hơi khó chịu. Tuy nhiên, có một số trường hợp khác, cơn đau có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày và trong công việc.
2. Phân loại đau bụng kinh
Dựa theo nguyên nhân thì đau bụng kinh được chia làm 2 loại là nguyên phát và thứ phát.
Đau bụng kinh nguyên phát: là những cơn đau bụng xuất hiện lặp lại trong chu kỳ kinh và không liên quan đến các bệnh lý. Các cơn đau thường bắt đầu trước 1 – 2 ngày hoặc trong chu kỳ hành kinh. Khi bị đau bụng, bạn thường cảm nhận đau ở bụng dưới, có thể kèm theo đau lưng và đùi. Tùy cơ địa từng người mà cơn đau nặng nhẹ khác nhau và kéo dài từ 12 -72 giờ, đi kèm theo cảm giác buồn nôn, mệt mỏi và tiêu chảy.
Đau bụng kinh thứ phát: là cơn đau liên quan đến một rối loạn hay bệnh lý ở cơ quan sinh sản của phụ nữ như: u xơ tử cung, nội mạc tử cung hay viêm nhiễm tử cung. Biểu hiện của đau bụng kinh thứ phát cũng tương tự như đau bụng kinh nguyên phát, tuy nhiên các cơn đau thường xuất hiện trước chu kỳ kinh 1 – 2 tuần và kéo dài cho đến khi hết kinh.
3. Các triệu chứng của đau bụng kinh
Cách triệu chứng của đau bụng kinh thông thường gồm:
- Xuất hiện các cơn đau liên tục và co thắt ở vùng dưới bụng, các cơn đau bắt đầu từ 1 – 3 ngày trước chu kỳ kinh và đau đỉnh điểm vào ngày đầu của chu kỳ. Sau đó, các cơn đau sẽ giảm dần.
- Đau âm ỉ và liên tục, cơn đau có thể lan ra vùng lưng hoặc xuống đùi.
- Có cảm giác bụng đầy, khó chịu.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xuất hiện các triệu chứng sau nếu bị đau bụng kinh nguyệt nghiêm trọng hơn.
- Đau nhức đầu và chóng mặt
- Phân lỏng
- Có cảm giác khó chịu ở dạ dày và nôn nhiều.
Tham khảo thêm: Bật mí cho bạn cách chữa rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc nam hiệu quả.
4. Nguyên nhân gây lên đau bụng kinh
4.1. Do thay đổi nội tiết tố
Khi đến chu kỳ kinh, hormone prostaglandin sẽ được tiết ra nhiều hơn để giúp tử cung co bóp và đẩy máu kinh ra ngoài. Các cơn đau bụng kinh xuất hiện là do nồng độ hormone prostaglandin cao, đi kèm với hiện tượng tiểu chảy và buồn nôn. Khi niêm mạc tử cung bong ra hết thì nồng độ prostaglandin cũng giảm xuống, các cơn đau bụng kinh cũng giảm xuống.
4.2. Do đặt vòng tránh thai
Vòng tránh thai được đặt trong tử cung của phụ nữ để trứng sau khi được thụ tinh không thể bám vào tử cung để phát triển. Tuy nhiên, dụng cụ này có thể là nguyên nhân khiến cho tình trạng đau bụng kinh trở lên nghiêm trọng và kéo dài hơn. Đặc biệt, là trong vài tháng đầu sau khi mới đặt vòng tránh thai.
Nếu tình trạng đau bụng sau khi đặt vòng tránh thai kết hợp với chu kỳ kinh xuất hiện không đều, chảy máu bất thường, dịch âm đạo có mùi hôi hoặc đau khi quan hệ tình dục thì bạn lên đến các cơ sở y tế để kiểm tra lại.
4.3. Do bệnh lý
Khi người phụ nữ mắc một số bệnh lý sau cũng khiến cho tình trạng đau bụng kinh trở lên nghiêm trọng hơn như:
U xơ tử cung: việc xuất hiện các khối u xơ sẽ gây áp lực lên cho tử cung dẫn đến hiện tượng đau khi ra kinh nguyệt.
Lạc nội mạc tử cung: khi các tế bào niêm mạc tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung như: ống dẫn trứng, buồng trứng, mô lót trong xương chậu,… cũng gây lên đau bụng kinh.
Hội chứng tiền kinh nguyệt: hội chứng này khiến nội tiết tố bị thay đổi trước kỳ kinh nguyệt 1 – 2 tuần, dẫn đến các cơn đau bụng kinh kéo dài và trở lên nghiêm trọng hơn.
Viêm vùng chậu: bệnh nhiễm khuẩn của cơ quan sinh dục nữ do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây lên.
Hẹp cổ tử cung: ở một số phụ nữ, khi cổ tử cung có kích thước quá nhỏ, hẹp có thể cản dòng chảy của kinh nguyệt, dẫn đến tăng áp lực bên trong tử cung và gây lên đau bụng kinh.
Xem thêm: Vì sao u xơ tử cung gây rong kinh? Cách khắc phục
4.4. Do ăn uống
Thói quen ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học có thể khiến cho chị em phụ nữ gặp phải các cơn đau bụng kinh nặng hơn như:
Thực phẩm có chứa nhiều đường: việc tiêu thụ những thực phẩm có chứa hàm lượng đường cao dễ khiến cho chị em bị viêm và đau bụng hơn khi đến chu kỳ kinh.
Mỡ động vật: mỡ động vật, đặc biệt là các loại thịt đỏ có chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao khiến cho bạn dễ bị đầy bụng, đau vú và nổi mụn khi kỳ kinh xuất hiện. Ngoài ra, Acid arachidonic có chứa trong thực phẩm này cũng khiến cho cơ thể tăng tiết hormone prostaglandin gây co bóp mạnh lên tử cung, khiến cho đau bụng kinh nặng hơn.
Rượu: rượu có thể khiến cho chị em đau bụng kinh nặng hơn khi đến chu kỳ kinh do khiến cơ thể giữ nước và tăng tiết hormone prostaglandin.
5. Các biến chứng của đau bụng kinh
Đau bụng kinh không gây lên những biến chứng nguy hiểm về sức khỏe nhưng nó có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như: học hành, công việc và các vấn đề xã hội.
Bên cạnh đó, một số tình trạng đau bụng kinh do bệnh lý có thể gây ra một số biến chứng như:
- Lạc nội mạc tử cung có thể gây ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản.
- Viêm vùng chậu có thể làm tổn thương đến ống dẫn trứng, dẫn đến nguy cơ có thai ngoài tử cung cao hơn.
6. Cách chẩn đoán đau bụng kinh
Để chẩn đoán bạn có phải đau bụng kinh không, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe và khám phụ khoa, cũng như thăm hỏi về tiền sử bệnh của bạn, cũng như gia đình của bạn. Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra xem có bất kỳ bất thường nào trong cơ quan sinh sản và tìm kiếm xem có dấu hiệu của nhiễm trùng hay không.
Nếu nghi ngờ có bệnh lý gây lên đau bụng kinh, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm như:
Siêu âm
Phương pháp này cho thấy hình ảnh của tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.
Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác như chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp X-quang sẽ cung cấp hình ảnh chi tiết và rõ nét hơn phương pháp siêu âm, giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bạn chính xác hơn.
Nội soi ổ bụng: bác sĩ có thể phát hiện ra một số bệnh lý gây lên đau bụng kinh như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, nội mạc tử cung hay mang thai ngoài tử cung.
7. Cách làm giảm đau bụng kinh hiệu quả
Tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng của từng người mà tình trạng và mức độ đau bụng kinh khác nhau. Để cải thiện tình trạng đau bụng kinh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Chườm ấm bụng
Chườm ấm ở phần bụng dưới có tác dụng giúp tử cung co thắt nhịp nhàng hơn, khí huyết lưu thông thuận lợi. Từ đó, làm giảm các triệu chứng của đau bụng kinh. Bạn có thể chườm ấm bằng cách dùng chai nước ấm hay túi chườm hoặc sử dụng miếng dán nóng.
Ngoài ra, vào những ngày của kỳ kinh nguyệt, bạn nên tắm với nước nóng, nó vừa có tác dụng điều hòa cơ thể vừa có tác dụng giảm đau bụng kinh.
Massage
Để giảm các cơn đau bụng kinh, bạn có thể thực hiện những động tác massage nhẹ nhàng ở phần bụng dưới theo hường vòng tròn. Việc massage giúp cho cơ bụng được giãn ra, giảm được các cơn co thắt đột ngột – đây chính là nguyên nhân gây lên đau bụng kinh.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên vừa có tác dụng giúp các cơ được thả lỏng, vừa có công dụng trong việc giải phóng hormone endorphin tạo cảm xúc tích cực của chị em phụ nữ. Từ đó, làm giảm các cơn đau bụng kinh hiệu quả.
Một số bài tập phù hợp trong những ngày kinh nguyệt được chuyên gia khuyến cáo là: đi bộ, tập yoga, đạp xe,…
Có chế độ ăn uống lành mạnh
Trong những ngày kinh nguyệt, chị em cần chú ý duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ít dầu mỡ và giàu chất xơ. Ngoài ra, bạn nên bổ sung các thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin E, sắt, kẽm, omega-3 cao,… đây là các thành phần có tác dụng giảm thiểu các hormone gây đau bụng kinh.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế các đồ ăn mặn, đồ uống có cồn và cafein trong ngày đèn đỏ. Cafein kích thích hệ thần kinh, giúp cơ thể tỉnh táo hơn nhưng nó có thể khiến bạn nhạy cảm hơn với các cơn đau hoặc khiến chu kỳ trở lên thất thường.
Ngủ đủ giấc
Những ngày đèn đỏ, hormone thay đổi kết hợp với các cơn đau bụng khiến cho cơ thể mệt mỏi, ngủ không được ngon giấc. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể nằm ngủ theo tư thế bào thai. Tư thế này giúp các cơ quan ở xung quanh bụng được giãn ra, giúp giảm các cơn đau bụng kinh.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong những ngày đèn đỏ là một việc vô cùng quan trọng, nó giúp ngăn ngừa các vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín gây lên viêm nhiễm.
Dùng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau không được khuyến khích sử dụng, tuy nhiên nếu các biện pháp trên không đạt hiệu hiệu quả thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm các cơn đau bụng kinh. Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo đúng sự chỉ định của bác sĩ, tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.
Phẫu thuật
Nếu bạn bị đau bụng kinh do bệnh lý gây lên như: u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,… lúc này bạn cần phẫu thuật để giảm các triệu chứng.
Đau bụng kinh là tình trạng thường gặp và không quá nguy hiểm với các chị em mỗi tháng. Hi vọng các biện pháp làm giảm đau bụng kinh mà Chuyên gia phụ khoa chia sẻ ở trên giúp chị em giảm được các cơn đau bụng kinh, có tâm trạng và sức khỏe tốt hơn trong kỳ kinh sắp tới.
Tham khảo thêm: Tìm hiểu về vô kinh thứ phát – Chẩn đoán và cách điều trị.