“Làm thế nào để biết được mình có thai sau 14 ngày IUI ?” Đây là thắc mắc của không ít chị em phụ nữ sau khi thực hiện phương pháp thụ tinh IUI. Với những chị em sau khi làm IUI đều có chung tâm trạng là đếm chờ từng ngày từng giờ để chờ đợi kết quả. Mỗi một biểu hiện khác thường trong cơ thể đều khiến chị em lo lắng. Vậy làm sao để biết mình đang mang thai, bài viết dưới đây của Chuyên gia phụ khoa sẽ bật mí cho bạn 9 dấu hiệu có thai sau IUI 14 ngày dễ nhận biết nhất.
Mục lục
1. Phương pháp IUI là gì?
Phương pháp IUI hay còn được gọi là phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung. Phương pháp này được hoạt động bằng cách bác sĩ dùng một ống nhỏ, đưa một lượng tinh trùng nhất định sau khi đã được sàng lọc vào buồng tử cung. Việc này vừa giúp lựa chọn được những tinh trùng khỏe, tốt nhất vừa giúp rút ngắn được quãng đường di chuyển của tinh trùng đến với trứng. Nhờ vậy mà tỷ lệ thụ thai thành công tăng lên đáng kể.
Tham khảo thêm: Tìm hiểu các phương pháp điều trị vô sinh hiếm muộn.
2. 9 dấu hiệu nhận biết có thai sau IUI 14 ngày
Khi thực hiện mang thai nhờ IUI, hầu hết các triệu chứng sẽ xuất hiện sau 14 ngày. Dưới đây là 9 dấu hiệu nhận biết có thai sau IUI 14 ngày.
2.1. Âm đạo bị chảy máu
Một trong những dấu hiệu đầu tiên của phương pháp IUI là âm đạo bị chảy máu. Hiện tượng chảy máu ở âm đạo khi chưa tới kỳ kinh nguyệt chắc hẳn không còn quá xa lạ với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, khi IUI thành công, tử cung của người phụ nữ sẽ chảy máu với số lượng rất ít dù chưa tới chu kỳ. Đây chính là dấu hiệu cho thấy phôi thai đang làm tổ và làm bong tróc lớp niêm mạc tử cung.
Lượng máu chảy lúc này khác hoàn toàn với màu kinh vì nó chỉ rỉ ra một ít ở quần lót. Máu có thể có màu nâu, hồng hoặc đỏ nhạt với thời gian ra máu khoảng 24 – 48 giờ.
2.2. Chậm kinh
Đây là dấu hiệu có thai sau IUI 14 ngày phổ biến tới 96% bà mẹ thành công với kỹ thuật bơm tinh trùng vào tử cung. Khi phôi thai được hình thành, cơ thể người phụ nữ sẽ tự sản sinh ra một lượng lớn hCG để ức chế hiện tượng rụng trứng. Lúc này kỳ kinh nguyệt sẽ bị thay đổi dẫn đến bị chậm hoặc mất kinh.
2.3. Que thử thai lên 2 vạch
Nếu như bạn thử que thử thai mà báo có 2 vạch thì chắc chắn đến 99% bạn đã có em bé sau IUI 14 ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn thử thai que hiện 1 vạch đậm và 1 vạch mờ thì vẫn có thể bạn đã mang thai. Do nhiều yếu tố như: môi trường trong âm đạo hoặc ảnh hưởng của bệnh lý khiến cho que thử chưa có kết quả chính xác.
2.4. Bầu ngực căng và thâm đầu vú
Hiện tượng bầu ngực căng thường đến trước và trong chu kỳ kinh nguyệt do thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên, sau 14 ngày thực hiện IUI, dù kinh nguyệt chưa có nhưng bạn lại cảm thấy ngực căng tức mỗi khi chạm tay vào. Núm vú cũng thay đổi màu sắc, sẫm hơn bình thường và đầu ti cũng to hơn. Đây chính là dấu hiệu cho thấy phôi thai đã xuất hiện. Lúc này, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone để hình thành tuyến và làm căng tức bầu ngực.
2.5. Xuất hiện hiện tượng ốm nghén
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ chị em có thai thường xuất hiện các triệu chứng của ốm nghén như:
Buồn nôn: đây là dấu hiệu nghén từ sớm ở nhiều người và có thể xảy ra ở mọi thời điểm trong ngày. Bạn có thể buồn nôn do ngửi phải mùi đồ ăn hoặc đôi khi không có lý do nào cả. Hiện tượng này có thể kéo dài 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc suốt quá trình mang thai. Nguyên nhân gây lên có thể là do nồng độ hormone estrogen trong cơ thể bạn bị thay đổi.
Mệt mỏi: khá nhiều phụ nữ mang thai có cảm giác mệt mỏi từ những tuần đầu tiên. Nguyên nhân là do cơ thể phải hoạt động liên tục để nuôi dưỡng cho bào thai. Điều này tiêu tốn nhiều năng lượng, góp phần gây lên cảm giác mệt mỏi.
Ngủ nhiều: phụ nữ mang thai thường có nồng độ progesterone cao hơn. Chính hormone này gây lên cảm giác buồn ngủ. Đó chính là lý do vì sao mẹ bầu lúc nào cũng chỉ muốn lên giường đi ngủ.
Thói quen ăn uống bị rối loạn: khi có thai thói quen ăn uống của chị em cũng bị rối loạn. Chẳng hạn như bỗng nhiên thấy thèm đồ ngọt trong khi đó trước kia bạn không thích ăn đồ ngọt, có cảm giác thèm ăn món gì đó khiến bạn cảm thấy khó chịu và bắt buộc phải tìm kiếm bằng được, thấy đói nhanh hơn,…. Tất cả những điều này được tạo lên là do hormone progesterone ở thai kỳ.
Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu này, chị em phụ nữ nên kiểm tra nhanh với que thử thai để xem mình đã có thai hay chưa nhé. Thời điểm thử thai thích hợp là vào buổi sáng từ ngày thứ 14 sau khi thực hiện phương pháp IUI.
Xem thêm: Nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai không?
2.6. Nhiệt độ cơ thể nóng hơn so với người thường
Khi có thai mạch máu trong cơ thể phải giãn nở ra để vận chuyển một khối lượng lớn hồng cầu chứa chất dinh dưỡng. Điều này khiến cho đường máu trong cơ thể bạn gần với da hơn. Khiến cho nhiệt độ cơ thể của những mẹ bầu thường cao hơn so với những người bình thường khác khoảng 1 độ C.
2.7. Đi tiểu nhiều hơn bình thường
Do phôi thai đã được làm tổ bên trong tử cung nên cơ thể sản xuất ra hormone hCG và khiến cho chị em đi tiểu nhiều hơn mức bình thường. Trong thời gian đầu mang thai hiện tượng này thường khiến cho chị em có cảm giác khó chịu nhưng dần dần sau một thời gian cũng sẽ thích nghi.
2.8. Màu sắc âm đạo bị thay đổi
Sau khi có thai được khoảng 7 ngày tuổi, âm đạo và âm hộ của người phụ nữ thường có sự thay đổi về màu sắc. Càng về sau khu vực này sẽ càng sẫm màu hơn do theo thời gian thai nhi sẽ lớn lên, các mô quanh đây cũng cần được cung cấp với lượng máu nhiều hơn.
2.9. Đau bụng dưới âm ỉ
Sau khi mang thai được khoảng 1 tuần tuổi, nhiều chị em phụ nữ có cảm giác đau bụng dưới âm ỉ với tần suất nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, các cơn đau này chỉ kéo dài đến hết tuần thai thứ 6, một số trường hợp có thể có thời gian đau ngắn hoặc dài hơn.
3. Những việc chị em cần làm sau khi thực hiện IUI 14 ngày thành công
Trong trường hợp bạn thấy xuất hiện các dấu hiệu trên, có thể phương pháp IUI của bạn đã thành công. Khi đó, chị em cần thực hiện những việc sau để phôi thai phát triển.
3.1. Bổ sung các chất dinh dưỡng
Dinh dưỡng thai kỳ là một việc vô cùng quan trọng. Lúc này không phải mang thai thì mẹ phải ăn uống nhiều gấp đôi mà cần ăn đủ cho cả mẹ và thai nhi phát triển nữa.
Mẹ bầu cần ăn các nhóm thực phẩm sau:
Các thực phẩm chứa hàm lượng axit folic cao: đây là một loại vitamin có tác dụng trong việc sản xuất hồng cầu và nuôi dưỡng các tế bào phôi thai phát triển. Mẹ bầu có thể bổ sung các thực phẩm chứa nhiều axit folic như: cam, bưởi, sữa, cá, hải sản,…
Các loại hạt có chứa hàm lượng axit béo cao: các hạt như: óc chó, hạnh nhân, hạt hướng dương,… đều có chứa hàm lượng axit béo tự nhiên dồi dào. Chúng có tác dụng cân bằng nội tiết tố và cải thiện chức năng sinh sản của chị em phụ nữ. Do đó, bạn bên bổ sung những loại hạt này trong khẩu phần ăn hàng ngày nhé.
Các loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ: trong rau xanh có chứa nhiều vitamin A, B, E, K,…đây là nguồn dinh dưỡng vô cùng quan trọng cho sự phát triển của em bé. Những loại rau mà mẹ bầu nên bổ sung như: rau cải, bông cải xanh, …
3.2. Đi khám thai theo định kỳ
Khám thai là một trong những việc quan trọng không thể thiếu trong thai kỳ. Việc này giúp cho bác sĩ và ba mẹ biết được tình hình phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện sớm được những bất thường (nếu có) để đưa ra hướng giải quyết kịp thời. Do đó, sau khi IUI thành công, bạn nên đi gặp bác sĩ để bác sĩ đưa ra lịch khám thai theo dõi sự phát triển của thai nhi. 3 tháng đầu của thai kỳ đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của bé. Dưới đây là 3 mốc khám thai mà chị em cần lưu ý:
- Khi thai nhi được 5 – 8 tuần tuổi: lúc này bạn nên đi siêu âm lần đầu để biết chắc chắn rằng mình có thai. Đây là giai đoạn làm tổ của phôi thai. Kết quả siêu âm sẽ cho bạn biết được vị trí của thai và tuổi của thai nhi.
- Khi thai nhi được 8 tuần tuổi: lúc này mẹ bầu đi siêu âm có thể nhìn thấy tim thai thông qua màn hình siêu âm. Lần khám thai này sẽ giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quát hơn về sự phát triển của thai nhi.
- Khi thai nhi được 10 – 13 tuần tuổi: kết quả siêu âm lần này sẽ giúp bác sĩ kịp thời phát hiện được những dị tật bất thường của thai nhi. Từ đó, có biện pháp kịp thời xử lý và điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.
3.3. Không tự ý dùng thuốc bên ngoài
Bạn không nên tự ý dùng thuốc bên ngoài để uống vì có một số thành phần trong thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Mẹ chỉ nên dùng thuốc bổ trợ cho sự phát triển của bé do bác sĩ kê đơn.
3.4. Xây dựng lối sống lành mạnh, lạc quan
Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan. Đây là các yếu tố giúp cải thiện cho sức khỏe của mẹ và giúp cho thai nhi phát triển.
Mỗi ngày, chị em nên tập luyện thường xuyên, việc này không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn mà còn giúp cho quá trình vượt cạn dễ dàng hơn. Vận động còn giúp cho tinh thần bạn phấn chấn hơn, giảm stress. Những bài tập thích hợp cho phụ nữ mang thai gồm: đi bộ, tập yaga,…
Ngoài ra, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, vợ chồng nên hạn chế quan hệ tình dục để đảm bảo thai nhi phát triển ổn định.
3.5. Nói không với rượu, bia và thuốc lá
Uống rượu, bia và hút thuốc lá trong lúc mang thai rất nguy hiểm cho sự phát triển của em bé. Vì chúng có khả năng gây dị tật và làm giảm sự phát triển trí não của thai nhi. Vì thế, tốt nhất trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên nói không với rượu, bia và thuốc lá để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Trên đây Chuyên gia phụ khoa đã bật mí cho bạn đọc 9 dấu hiệu có thai sau IUI 14 ngày dễ dàng nhận biết nhất. Hi vọng bài viết cung cấp nhiều thông tin hữu ích để giúp bạn kiểm tra chính xác phương pháp IUI có thành công hay không. Chúc các cặp vợ chồng thành công trên chặng đường tìm kiếm hi vọng mang thai.
Xem thêm: 20 dấu hiệu báo mang thai nữ giới sớm và chính xác nhất.