Tập yoga chữa viêm lộ tuyến. Bạn đã từng nghe nói hay chưa? Nếu bạn đã từng nghe, liệu bạn có thắc mắc về nó không? Thực hư chuyện này là như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu đó.
Mục lục
1. Yoga là gì?
Yoga được biết đến như một bí kíp để kéo dài sức khỏe, tăng cường sự dẻo dai, duy trì và gìn giữ nét đẹp thanh xuân. Xã hội ngày càng hiện đại, mọi người cũng vì thế mà bị cuốn theo vòng xoáy của công việc, đối mặt với những áp lực, stress trong cuộc sống. Khi cảm thấy mệt mỏi về tinh thần, họ thường tìm đến những bài tập giúp thư thái, thả lỏng cơ thể như các động tác trong yoga.
Sự kết hợp khá toàn diện cho cả tâm và thần tạo nên yoga. Theo nguồn gốc của tiếng Phạn, yoga có nghĩa là đoàn kết, thống nhất, hợp nhất,…Như vậy, tập luyện yoga là sự thống nhất giữa tinh thần và thể chất tại một thời điểm nhất định, giúp con người không những cải thiện về thể chất mà còn giúp thay đổi tâm tính, giúp con người hướng đến chân thiện mỹ.
Yoga không chỉ đơn giản là uốn cong hay có sự xoay vẹo của cơ thể và nín thở mà là phải dựa trên nguyên tắc điều chỉnh hơi thở nhịp nhàng và cơ thể phải được giữ nguyên ở 1 tư thế nhất định. Tập yoga có thể được xem như là sự kết nối tinh thần và thể chất ở các tư thế khác nhau.
2. Viêm lộ tuyến là gì?
Viêm lộ tuyến là bệnh phụ khoa hay gặp ở phụ nữ thời kỳ sinh đẻ, 50 – 60% phụ nữ sau sinh có nguy cơ mắc bệnh này. Bệnh được đặc trưng bởi những tổn thương lành tính ở cổ tử cung, nguyên nhân do tế bào tuyến của cổ tử cung phát triển, lan ra bề mặt phía ngoài của cổ tử cung.
Triệu chứng của viêm lộ tuyến thường không rõ ràng. Bệnh nhân thường phát hiện viêm lộ tuyến khi họ đi khám các bệnh phụ khoa khác.
3. Lý do gì mà yoga lại chữa được viêm lộ tuyến?
Viêm lộ tuyến vẫn luôn là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ sau khi sinh nở. Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến có thể được kể đến như: nồng độ estrogen tăng cao trong cơ thể, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh và đã có bổ sung nội tiết tố.
Như vậy, ngoài việc điều trị sử dụng thuốc để điều trị viêm lộ tuyến, chị em còn tìm đến những bài tập nhẹ nhàng, an toàn nhưng đem lại hiệu quả cao như yoga.
Khi bạn thực hiện những bài tập yoga phù hợp, đúng cách, chính những động tác đó sẽ tác động một cách tích cực lên các cơ vùng bụng, vùng chậu. Thông qua đó sẽ giúp các cơ này khỏe hơn, vùng kín cũng trở nên tốt hơn, linh động hơn, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và thực hiện tuần hoàn máu. Vi khuẩn, virus hay các yếu tố gây bệnh cũng vì thế mà được đẩy lùi ra khỏi cơ thể. Như vậy, tập yoga để chữa viêm lộ tuyến được nhiều chị em tin tưởng và thực hiện.
Ngoài lợi ích của yoga là chữa viêm lộ tuyến, khi thực hiện tập yoga còn có thể giúp cơ thể người tập có thêm những lợi ích sau:
- Giữ gìn nhan sắc và tuổi thanh xuân
- Duy trì vóc dáng và giảm cân một cách an toàn và hiệu quả
- Cải thiện và nâng cao sức khỏe, giúp cơ bắp khỏe mạnh và săn chắc hơn
- Thay đổi cả thể chất và tinh thần theo hướng tích cực nhất
- Điều trị một số các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, rối loạn kinh nguyệt,…
4. Các động tác yoga để chữa viêm lộ tuyến
4.1 Gập bụng
Đây là một trong những động tác cơ bản nhất khi tập yoga, do đó nó đơn giản và dễ thực hiện nhưng lại đem lại những tác động tích cực lên vùng bụng.
Đối tượng thực hiện: tất cả mọi người nhưng nên thân trọng với những người có vấn đề về xương cốt, đau lưng, đau vùng chậu,…
Cách thực hiện:
Nằm ngửa lên thảm tập yoga với tư thế thoải mái nhất, hai tay bạn đặt ở vị trí duỗi thẳng, theo chiều dọc của cơ thể
Hai chân và hai tay được đưa lên cao, dùng sức ngồi dậy
Hít vào, đưa tay và chân trở về vị trí ban đầu
Lặp lại những động tác trên với số lần theo yêu cầu
Thông thường, động tác này nên thực hiện 15 – 20 lần mỗi ngày. Kiên trì thực hiện bạn sẽ nhận thấy được hiệu quả bất ngờ đối với viêm lộ tuyến. Ngoài ra, động tác này còn giúp bạn giảm mỡ bụng, căng thẳng và điều chỉnh rối loạn kinh nguyệt.
4.2 Bài tập bướm bay
Đây là bài tập được chị em tin tưởng và hay sử dụng nhiều nhất.
Đối tượng thực hiện: cả nam và nữ.
Cách thực hiện:
Ngồi thả lỏng, thư giãn trên thảm tập yoga (có thể sử dụng chiếu, tập trực tiếp trên giường), hai bàn chân gập hướng vào nhau.
Dùng hai tay nắm lấy các ngón chân, đầu gối ở tư thế mở rộng, giơ lên hạ xuống giống hình ảnh con bướm bay. Chú ý khi thực hiện đầu gối của bạn phải áp sát xuống mặt đất, lưng phải thẳng, vai thả lỏng, đảm bảo được sự nhịp nhàng khi thực hiện.
Tần số thực hiện: để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện động tác này từ 500 – 1000 cái. Không nhất thiết bạn phải hoàn thành đủ động tác này trong cùng một lúc, bạn có thể chia nhỏ số lần thực hiện sao cho đủ số lượng là được.
Tác dụng:
Giúp thư giãn, thả lỏng cơ thể, giúp lưu thông khí huyết, tuần hoàn máu được cải thiện, máu được đưa lên vùng bụng và vùng chậu nhiều hơn.
Duy trì chức năng sinh lý của thận, hệ tiết niệu, giảm các triệu chứng của viêm và đau dây thần kinh tọa.
Với nam giới, động tác này giúp hỗ trợ trong việc điều trị viêm tiền liệt tuyến, tiểu tiện tốt hơn.
Với phụ nữ mang thai giúp đem lại sự thư thái, xương chậu cũng trở nên linh hoạt, uyển chuyển hơn, nhờ vậy mà quá trình sinh nở trở nên dễ dàng hơn.
4.3 Bài tập Mudra Yoga
Tư thế này so với hai tư thế kể trên thì phức tạp hơn một chút. Cụ thể các bước như sau:
Ngồi thả lỏng trên thảm, hai chân ở tư thế quỳ, 2 đầu gối dang rộng bằng chiều rộng của hai bắp đùi.
Ngồi trên 2 chân và nhẹ nhàng thở ra. Hai bàn tay được đặt lên hai đầu gối và lòng bàn tay úp xuống dưới.
Toàn thân ở trạng thái thư giãn, sau đó vươn thẳng người về phía trước. Hít sâu, ấn 2 bàn tay ra khỏi vai và để ở sau lưng. Hai bàn tay được đưa ra ở vị trí xa nhau nhất, căng ngực để hai bả vai có thể kéo sát vào nhau hết mức cho phép.
Cúi người về phía trước đồng thời thở ra nhịp nhàng. Tiếp đó hít vào và đưa hai tay lên thật cao, trán luôn tiếp xúc với sàn nhà. Tư thế này được giữ nguyên trong khoảng 30 giây.
Sau cùng, bỏ hai tay xuống. Trong quá trình thực hiện phải giữ cho lưng thẳng, nhấc người lên và hít thở thật sâu.
4.4 Tư thế đại bàng
Khi mới nhìn thoáng qua, tư thế này khó thực hiện nhưng khi bạn bắt tay vào thực hiện thì động tác này dễ thực hiện. Các bước được thực hiện như sau:
Thả lỏng, đứng thẳng, chân trái hơi thấp xuống, trọng lực của cơ thể dồn hết về chân trái
Chân phải vắt chéo qua chân trái sao cho các ngón của chân phải quắp vào bắp chân trái
Đưa hai tay song song trước ngực, gập lại ở phía trước. Tay trái được để dưới tay phải, cánh tay được bện vào nhau, hai lòng bàn tay hướng vào nhau.
Mắt nhìn về một điểm cố định, tư thế này được giữ trong vòng 30 giây.
Tư thế này có thể thực hiện tư thế này khi bạn đổi chân cho nhau (chân phải khụy xuống, chân trái gác lên chân trái).
Lưu ý: Khi bạn có vấn đề với đầu gối, vai, khuỷu tay và cổ tay thì không nên thực hiện tư thế này. Hay không giữ được thăng bằng khi đứng thì có thể dựa vào tường để không bị ngã.
Tác dụng: tăng sự dẻo dai cho chân, ngón tay, đùi và hông. Giúp khả năng giữ thăng bằng được tốt hơn. Lưu thông khí huyết, hạn chế được tình trạng đau mỏi vai gáy.
4.5 Tư thế trồng cây chuối
Tư thế này được yêu thích nhất trong yoga, là động tác cơ bản khi tập yoga nhưng lại không hề dễ dàng thực hiện, đem lại nhiều lợi ích cho người thực hiện. Giúp người tập giải tỏa căng thẳng và lo lắng và stress, giảm đau nhức cột sống, tăng cường tuần hoàn não, …
Các bước thực hiện:
Cơ thể bạn ở tư thế quỳ hai chân, cúi gập người về phía trước, hai khuỷu tay chạm xuống đất. Chú ý: độ rộng 2 khuỷu tay bằng khoảng cách giữa hai vai.
Các ngón tay bện vào nhau tạo thành một tư thế vững chắc. Đầu luôn chạm xuống đất.
Hai chân luôn để sát nhau, đầu và khuỷu tay giữ cố định.
Dần dần duỗi thẳng chân, nhấc hông cao lên, lúc này, chân và lưng tạo thành hình chữ V úp ngược.
Từ từ đưa chân về phía trước, đầu gối vẫn được giữ thẳng. Khi chân và đầu của bạn tiến lên gần nhau thì dừng lại.
Sau đó nhấc chân trái lên, gập lại, tiếp đến là chân phải sao cho 2 đầu gối chạm vào nhau.
Từ từ nâng cao 2 chân, duỗi thẳng, trọng lượng của cơ thể lúc này được dồn vào khuỷu tay và hít thở thật sâu.
Tư thế này được giữ thông thường ở 5 – 10 nhịp thở hoặc lâu hơn, tùy theo khả năng của bạn.
Lưu ý: tư thế này không thích hợp với những người có vấn đề về xương khớp, đau thần kinh tọa,…
Bài viết trên đây là những thông tin để giải đáp thắc mắc của các bạn về việc tập yoga có chữa viêm lộ tuyến được hay không. Hi vọng sẽ nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc và quý đồng nghiệp.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Xem thêm: