Polyp cổ tử cung khi mang thai là bệnh lý nguy hiểm, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Một trong những phương pháp điều trị hiệu quả là xoắn polyp cổ tử cung khi mang thai. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng có những khiến thức cơ bản về phương pháp điều trị này. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết trong bài viết này nhé!
Mục lục
Thế nào là polyp cổ tử cung khi mang thai?
Polyp cổ tử cung là tình trạng các tế bào trên bề mặt tử cung tăng quá mức, hình thành nên những hạt thịt dư nổi trong cổ tử cung hoặc tử cung. Các hạt này tương đối mềm, có dạng hình đậu hoặc hình đầu ngón tay và khi bị tác động rất dễ bị chảy máu. Polyp cổ tử cung có thể mọc một hoặc mọc nhiều hạt, có thể đứng riêng lẻ, đôi khi mọc thành từng chùm.
Polyp cổ tử cung khi mang thai là tình trạng các hạt Polyp xuất hiện trước hoặc trong thời kỳ mang thai. Mức độ nguy hiểm của tình trạng này còn tùy thuộc vào kích thước, mật độ của các hạt polyp và tùy từng trường hợp khác nhau.
Những triệu chứng polyp cổ tử cung không điển hình và khá giống một số bệnh phụ khoa khoa khác. Đa số các mẹ bầu phát hiện mình mắc Polyp cổ tử cung khi mang thai là do đi thăm khám đúng định kỳ. Nhờ vậy mà có những biện pháp điều trị kịp thời để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi của mình.
Nguyên nhân gây polyp cổ tử cung khi mang thai
1- Do thay đổi nội tiết tố khi mang thai
Khi chị em mang thai, nội tiết tố estrogen bắt đầu có những thay đổi thất thường. Chính sự rối loạn của các nội tiết tố như estrogen là tác nhân làm xuất hiện các hạt Polyp, làm tăng thêm nguy cơ mắc Polyp cổ tử cung khi các mẹ có thai.
2- Viêm nhiễm cổ tử cung do vi khuẩn hoặc do những yếu tố khác
Thời kỳ mang thai là lúc cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi nhất, sức đề kháng cơ thể giảm đi đáng kể. Cùng với đó là những khó khăn trong việc vệ sinh “cô bé” cũng như cách vệ sinh đúng cách. Chính những điều đó dễ làm cho các mẹ bị viêm nhiễm phụ khoa. Chúng tạo điều kiện cho các hạt Polyp hình thành trong tử cung hoặc trong cổ tử cung.
3- Do chủ quan lơ là, thiếu hiểu biết
Một nguyên nhân chủ yếu khác là sự chủ quan cũng như thiếu hiểu biết, sự quan tâm cho căn bệnh này của các mẹ. Khi cơ thể các mẹ bị viêm nhiễm phụ khoa, nhưng chỉ tự chữa trị tại nhà, hoặc không quan tâm, nghĩ đó là căn bệnh nhẹ nên đã không thăm khám, điều trị đúng cách. Đó là nguyên nhân khiến cho bệnh Polyp khi mang thai phát tán lúc nào không biết. Việc không thăm khám đúng định kỳ cũng là nguyên nhân làm Polyp cổ tử cung khi mang thai xảy ra và gây những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
4- Tổn thương niêm mạc, tắc mạch máu cổ tử cung
Niêm mạc bị tổn thương tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Chính vì vậy, tổn thương niêm mạc cũng là nguyên nhân dễ gây nên bệnh Polyp cổ tử cung khi mang thai. Các mạch máu nơi cổ tử cung khi bị tắc sẽ khiến cho các tĩnh mạch của thai phụ bị căng phồng. Các khối u polyp cũng từ đây mà dần hình thành, phát triển.
Có thể bạn quan tâm: Bị polyp cổ tử cung có “yêu” được không? Vì sao?
Polyp cổ tử cung khi mang thai có gây nguy hiểm không?
Polyp cổ tử cung là bệnh gây những sự khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống của chị em. Đặc biệt, Polyp khi mang thai sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, các mẹ bầu không được chủ quan bỏ qua các triệu chứng xuất hiện của căn bệnh này.
Ảnh hưởng của Polyp cổ tử cung đối với chị em phụ nữ như:
- Polyp cổ tử cung dẫn đến tình trạng kinh nguyệt bất thường, chảy máu kinh nguyệt, khiến cho chị em phụ nữ khó có con.
- Bệnh polyp cổ tử cung có thể lây lan sang một số căn bệnh khác như: lạc nội mạc tử cung, viêm tai giữa, hội chứng buồng trứng đa nang…
- Đối với những chị em phụ nữ đang mang thai, căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng như: sinh non, dị tật thai nhi (do khối u chèn ép thai nhi gây ra tình trạng này).
- Khả năng sẩy thai tăng cao, do các khối u lớn hơn ức chế tử cung và chèn ép thai nhi gây nên tình trạng thai chết lưu, sảy thai. Đặc biệt, với những chị em thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo (ivf) cần phải điều trị bệnh trước khi chuyển phôi vào bên trong tử cung. Điều này để tránh chị em gặp phải những biến chứng thai kỳ.
- Các trường hợp bệnh không điều trị, để lâu có thể gây ra các khối u dạng tiền ung thư tử cung.
Do đó, có thể thấy đây là căn bệnh khá nguy hiểm. Chị em khi thấy những triệu chứng bất thường trong cơ thể hoặc nghi nghờ mình mắc bệnh polyp cổ tử cung, hãy đến các cơ sở, trung tâm y tế, để được thăm khám và có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm: Điều trị viêm cổ tử cung hết bao nhiêu tiền?
Xoắn polyp cổ tử cung khi mang thai là như thế nào?
Nếu chị em bị polyp cổ tử cung khi mang thai, cần thận trọng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Nếu bị polyp nhẹ, có thể chị em phải chấp nhận tình trạng “sống chung với lũ”, đồng thời phải kiêng khem hợp lý, đợi đến sau khi sinh con xong mới cần điều trị. Nhưng nếu bị polyp đã nặng, chị em sẽ được tư vấn cách điều trị phù hợp nhất, có thể là xoắn polyp cổ tử cung.
Xoắn polyp cổ tử cung khi mang thai được coi là phương pháp hiệu quả để điều trị bệnh viêm cổ tử cung. Đây là phương pháp điều trị bằng cách nội soi âm đạo, đưa dụng cụ dò vào bên trong cổ tử cung, xoắn và cắt các khối polyp và đưa nó ra ngoài.
Quy trình xoắn polyp cổ tử cung khi mang thai
Đầu tiên, các bác sĩ chuyên khoa sẽ vệ sinh sạch sẽ vùng kín của bệnh nhân và dụng cụ y tế.
Mở âm đạo của bệnh nhân bằng kẹp mỏ vịt, lắp đặt một thiết bị đặc biệt gắn vào nội soi để xoắn khối u polyp. Sau đó, đưa từ từ vào sâu bên trong cổ tử cung và tử cung để dò chính xác vị trí của các khối polyp.
Sau khi đã xác định được các khối polyp cần cắt, bác sĩ chuyên khoa tiến hành nong cắt và đưa khối polyp đó ra ngoài tử cung.
Với những thiết bị hiện đại, tiên tiến, các bác sĩ sẽ xác định chính xác các polyp và thực hiện việc xoắn polyp nhanh nhất. Hạn chế nhất những tổn thương ở vùng niêm mạc xung quanh, từ đó điều trị bệnh hiệu quả. Quá trình xoắn polyp cổ tử cung khi mang thai rất nhanh chóng, thời gian làm thủ thuật chỉ kéo dài từ 15 – 30 phút.
Sau khi xoắn polyp xong, chị em có thể ở lại phòng khám từ 2 đến 3h, chờ sau khi sức khỏe ổn định bạn có thể về nhà nghĩ ngơi. Sau 2 đến 3 ngày, chị em có thể trở lại những hoạt động hằng ngày mà không có bất cứ tác dụng phụ hay biến chứng nào.
Xoắn polyp cổ tử cung có bị đau không?
Để giảm thiểu những bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt do polyp cổ tử cung gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện loại bỏ các khối polyp bằng thủ thuật xoắn polyp cổ tử cung. Nhiều chị em lo sợ, hoang mang, không biết thủ thuật xoắn polyp cổ tử cung có gây đau đớn không.
Các chị em hãy yên tâm, ngay từ trước khi tiến hành thủ thuật xoắn polyp cổ tử cung, chị em đã được tiêm thuốc mê để giảm đau và trấn an tinh thần, do đó, chị em không cần phải lo lắng về vấn đề này. Ngoài ra, do phần lớn polyp là lành tính nên việc loại bỏ polyp cổ tử cung thường chỉ là một thủ thuật đơn giản, dễ thực hiện, không cần trải qua bất cứ công đoạn nào phức tạp nên sẽ không gây tình trạng đau đớn cho người bệnh. Sau khi thực hiện thủ thuật, để giúp cho chị em không bị viêm nhiễm, chị em sẽ được sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn.
Để được kiểm tra tốt nhất, sau 1 tháng, chị em hãy đến bệnh viện kiểm tra lại. Lưu ý, chị em sau khi thực hiện thủ thuật xoắn polyp cổ tử cung, cần phải kiêng quan hệ tình dục từ 4 – 6 tuần theo lời dặn của các bác sĩ.
Xoắn polyp cổ tử cung có nguy hiểm không?
Xoắn polyp cổ tử cung sẽ không nguy hiểm nếu được thực hiện trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên khoa lành nghề, chuyên môn cao, tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, dụng cụ y tế chuyên dụng đầy đủ, đảm bảo vệ sinh, điều kiện vô khuẩn, vô trùng… Nếu chị em điều trị tại các cơ sở y tế kém chất lượng, chị em có nguy cơ gặp phải các tai biến, biến chứng nguy hiểm về sau. Do đó, chị em nên cân nhắc kỹ trước khi đi làm thủ thuật này.
Những điều lưu ý sau khi xoắn polyp cổ tử cung khi mang thai
Để nhanh chóng phục hồi sau khi thực hiện thủ thuật trên, chị em cần lưu ý các chi tiết sau:
- Vệ sinh cơ quan, bộ phận sinh dục sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng hoặc dùng nước muối loãng. Khi vệ sinh nên dùng nước ấm để việc vệ sinh có hiệu quả hơn.
- Làm thủ thuật xong, chị em không nên làm việc hoặc vận động mạnh, có thể tập những bài thể dục nhẹ nhàng để thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cơ thể nhanh phục hồi, đồng thời tốt cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, chị em nên ăn nhiều các loại thực phẩm có chất chống oxy hóa như: nước trái cây, rau xanh…
- Nên kiêng quan hệ tình dục từ 4 – 6 tuần để cơ thể phục hồi được tốt nhất.
Trên đây là bài viết về vấn đề xoắn Polyp cổ tử cung khi mang thai. Hi vọng với các thông tin hữu ích này sẽ giúp các chị em có cách nhìn đúng đắn hơn về bệnh polyp cổ tử cung.