Vùng kín có mùi hôi khi mang thai là một bệnh rất hay gặp của đa phần các phụ nữ trong những tháng mang bầu. Vậy tại sao vùng kín lại xuất hiện mùi hôi, cũng như cách phòng ngừa vùng kín có mùi khi mang thai như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết của Chuyengiaphukhoa nhé!
1. Vùng kín có mùi hôi khi mang thai, đây là điều bình thường hay bất thường
Theo thống kê thì cứ 10 bà bầu lại có 6 người bị hiện tượng vùng kín có mùi hôi trong lúc mang thai. Thông thường, nó còn đi kèm với hiện tượng khí hư hoặc huyết trắng. Vì vậy, đây là một hiện tượng khá phổ biến và thường xuất hiện trong 6 tháng đầu của chu kỳ thai sản. Do đó, nếu bạn đang mang thai mà xuất hiện các hiện tường như trên thì các mẹ không cần phải lo lắng nhé vì nó sẽ tự hết trong một vài ngày tới.
Trừ một số trường hợp, vùng kín có mùi hôi kéo dài mà kèm theo một số hiện tượng sau thì bạn có thể đi khám các bác sĩ phụ khoa để có biện pháp điều trị cho phù hợp tránh ảnh hưởng đến thai nhi:
- Khí hư ra nhiều và có mùi dai dẳng: Khi bạn ra một lượng khí hư nhiều, kèm theo mùi hôi khó chịu kéo dài khoảng 30 ngày mà chưa thấy hết, thì rất có thể bạn đã bị viêm âm đạo do nhiễm khuẩn hoặc bị nhiễm trùng.
- Ra lượng khí hư nhiều có màu vàng, màu xanh và xuất hiện mùi hôi: Đây có thể là hiện tượng cảnh báo có thể mẹ đã bị viêm âm đạo nặng do bị nấm hoặc bị viêm lộ tuyến cổ tử cung.
- Ra nhiều khí hư có màu nâu nhạt hoặc khí hư lẫn máu và có mùi hôi: Trong trường hợp này bạn cần phải chú ý theo dõi, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.
2. Nguyên nhân dẫn đến vùng kín có mùi hôi khi mang thai
Trong thời gian mang thai, nội tiết tố của bạn sẽ bị thay đổi nhiều dẫn đến vùng kín thường có mùi hôi khó chịu. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến vấn đề trên:
Do thay đổi nội tiết tố
Trong thời gian mang bầu, nội tiết tố của bạn sẽ thay đổi nhiều. Khi đó, Progesterone và estrogen là 2 hormone sẽ tăng rất nhanh để hình thành nhau thai giúp thai nhi được phát triển.Đây có thể là nguyên nhân khiến cho âm đạo của bạn tiết ra nhiều dịch và có mùi hôi khó chịu. Nếu như trong trường hợp bạn bị ra nhiều khí hư nhưng kèm theo hiện tượng ngứa hoặc đau bụng thì bạn không cần phải lo lắng. Khi đó, bạn chỉ cần chịu khó vệ sinh vùng kín khô thoáng là được.
Bị nhiễm trùng âm đạo
Đây là bệnh phụ khoa mà gần như bạn nào cũng bị mà nguyên nhân gây ra bệnh này là do các vi khuẩn hoặc nấm phát triển nhiều trong âm đạo. Khi bị bạn sẽ cảm thấy vùng kín có mùi hôi khó chịu và kèm theo đau rát, ngứa ngáy.
Do mất cân bằng độ PH
Một âm đạo khỏe mạnh sẽ có độ PH trung bình từ 3.8 đến 4.5. Độ PH này sẽ được cân bằng bởi các sinh vật có lợi trú trong âm đạo. Có thể, do trong quá trình mang thai lượng máu qua vùng âm đạo nhiều nên khiến cho độ PH của âm đạo bị mất cân bằng. Đây là một điều kiện thuận lợi để cho các vi khuẩn có hại xâm nhập vào và gây ra viêm nhiễm và làm cho dịch âm đạo có mùi hôi.
Thay đổi chế độ ăn uống
Trong quá trình mang thai, chế độ ăn uống bạn thay đổi nhiều hoặc chưa được hợp lý nên dẫn đến âm đạo có mùi hôi. Ví dụ như bạn ăn các thực phẩm cay, nóng, hành, tỏi… đây là những nguyên liệu dẫn đến vùng kín bạn có mùi khó chịu.
Do vệ sinh vùng kín không đúng cách
Trong thời gian mang thai, vùng kín của bạn sẽ thay đổi rất là nhiều. Các nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến cho âm đạo của bạn tiết ra một lượng khí hư nhiều hơn mức bình thường. Khi đó, nếu vùng kín của bạn không được vệ sinh thường xuyên, môi trường ẩm ướt trong âm đạo sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm hoặc các ký sinh trùng phát triển mạnh. Đây chính là nguyên nhân dẫn vùng kín của bạn có mùi hôi.
Do bị viêm lộ tuyến cổ tử cung
Khi vùng kín của bạn có mùi hôi khó chịu, kèm theo hiện tượng ra nhiều khí hư có màu xanh hoặc màu vàng, đi tiểu nhiều hoặc tiểu buốt… thì có thể bạn đã bị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Trong trường hợp này, bạn nên đi thăm khám sớm để được điều trị bệnh kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì bệnh này có thể dẫn đến bạn bị sảy thai hoặc sinh non.
Xem thêm: Cách chữa viêm lộ tuyến hiệu quả.
3. Cách phòng ngừa âm đạo có mùi hôi khó chịu trong quá trình mang thai
Trong giai đoạn thai sản, vùng kín có mùi hôi khó chịu, bạn có thể phòng ngừa bằng một số biện pháp sau:
3.1. Thay đổi chế độ ăn uống
Trong thời gian mang thai việc đảo lộn chế độ ăn uống là một việc không thể tránh được. Tuy nhiên, có một điều đáng chú ý ở đây, chính là chế độ ăn uống của bạn lại ảnh hưởng đến sức khỏe của âm đạo. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bạn và con yêu được khỏe mạnh, bạn nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây, các thực phẩm giàu cácbonhydrat. Tránh ăn các thực phẩm cay, nóng và thực phẩm có mùi như hành tỏi để ngăn ngừa dẫn đến tình trạng bị viêm âm đạo. Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước ép hoa quả giàu vitamin và nước lọc nhiều để tránh trường hợp bạn bị bí tiểu, có tác dụng trong việc giải phóng các vi khuẩn có hại ra khỏi âm đạo.
3.2. Giữ cho vùng kín luôn được khô thoáng và sạch sẽ
Khi mang bầu, cơ thể người phụ nữ sẽ có sự thay đổi rõ rệt về mặt sinh lý. Khi đó, các nội tố thay đổi dẫn đến âm đạo của bạn tiết ra dịch nhầy nhiều hơn. Môi trường ẩm ướt chính là môi trường thuận lợi để cho các vi khuẩn và nấm phát triển gây ra các bệnh phụ khoa. Vì vậy, trong thời gian bạn phải luôn giữ âm đạo mình sạch sẽ và khô thoáng bằng cách bạn nên vệ sinh âm đạo hàng ngày với nước ấm. Bạn không nên tự ý dùng các sản phẩm vệ sinh của phụ nữ khi chưa được sự đồng ý của các bác sĩ vì các dung dịch đó có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong âm đạo, làm mất cân bằng độ PH.
Sau mỗi lần bạn đi tiểu, bạn cần làm khô vùng kín bằng cách dùng giấy vệ sinh hoặc khăn chuyên dụng. Nếu bạn dùng khăn thì khăn phải đảm bảo sạch sẽ và được thay giặt hàng ngày.
Trong trường hợp, bạn thấy âm đạo mình có hiện tượng viêm nhiễm, ngứa, đau rát thì bạn nên đi khám phụ khoa để có biện pháp chữa trị kịp thời
3.3. Mặc đồ lót thoải mái, chất liệu thấm hút tốt
Thông thường, trong mấy tháng đầu của thai kỳ, lượng khí hư sẽ tiết ra nhiều nên các mẹ bầu nên chọn những đồ lót rộng thoải mái, có khả năng thấm hút và kháng khuẩn tốt nhé. Khi bạn thấy vùng kín của bạn ra nhiều khí hư, bạn có thể thay quần lót hoặc dùng băng vệ sinh hàng ngày, để cho vùng kín lúc nào cũng được sạch sẽ, ngăn sự hình thành và phát triển của các loại vi khuẩn.
3.4. Khám phụ khoa thường xuyên
Trong mỗi lần khám thai định kỳ, bạn có thể kết hợp thêm khám phụ khoa để có thể theo dõi sát sao tình trạng phụ khoa để phát hiện sớm hoặc điều trị viêm nhiễm nếu có để giảm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con yêu. Đây là một việc rất cần thiết cho mỗi bà bầu vì nó đảm bảo sức khỏe âm đạo của bạn trong suốt quá trình mang bầu.
3.4. Vệ sinh sạch sẽ sau khi giao hợp
Trong thời gian bầu bì không có nghĩa là hai vợ chồng phải kiêng tuyệt đối quan hệ. Nhưng trong những tháng đầu hoặc cuối của chu kỳ thai sản, bạn nên tránh giao hợp. Vì nó có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Nếu có quan hệ thì cả hai vợ chồng cần phải vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục, trước và sau khi quan hệ. Để đảm bảo sức khỏe cho vợ và con, tốt nhất người chồng nên dùng bao cao su trong thời gian này và không nên xuất tinh vào trong âm đạo của vợ.
Xem thêm: Cách quan hệ tình dục an toàn sau khi sinh.
3.5. Không nên sử dụng các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh
Trong thời gian mang bầu, bạn nên tránh các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh như nước hoa vùng kín, xà phòng… vì trong các sản phẩm này có chứa các thành phần kích ứng da. Có thể ảnh hưởng đến các môi trường bên trong âm đạo của bạn.
3.6. Không thụt rửa âm đạo
Có nhiều mẹ bầu nghĩ rằng thụt rửa âm đạo có thể làm cho hết mùi hôi. Nhưng trên thực tế, cho thấy rằng các dung dịch này vào chỉ làm lấn át mùi hôi, chứ không hề loại bỏ được. Việc thụt rửa, có thể ảnh hưởng đến các mô âm đạo khiến cho các vi khuẩn có thể xâm nhập được vào sâu bên trong như đường tiết niệu.
Hi vọng, qua bài viết của Chuyengiaphukhoa đã cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về vấn đề vùng kín có mùi hôi khi mang thai để mẹ bầu có biện pháp điều trị sao cho phù hợp nhất. Trong trường hợp, mùi hôi kéo dài và ngày càng nhiều thì bạn nên đi khám các bác sĩ phụ khoa để được tư vấn và có biện pháp điều trị cho phù hợp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh!