Vùng kín có mùi hôi là hiện tượng bình thường mà nhiều chị em gặp phải. Tuy nhiên, nếu có mùi hôi nồng nặc, khó chịu và kèm theo tiết dịch bất thường là dấu hiệu bệnh lý. Vậy có mùi hôi ở vùng kín là bệnh gì và cách điều trị như thế nào hiệu quả?
Mục lục
Nguyên nhân gây vùng kín có mùi hôi
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, hiện tượng có mùi hôi ở vùng kín do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là 6 nguyên nhân khiến vùng kín bốc mùi thường gặp nhất.
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, đúng cách
Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến bị mùi ở vùng kín. Việc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ và đúng cách sẽ khiến vi khuẩn có điều kiện phát triển. Thông thường, sau khi đi vệ sinh nước tiểu thường đọng lại ở đáy quần lót. Từ đó, khiến lớp lông vùng kín bị ẩm ướt và vi khuẩn dễ dàng phát triển.
Hơn thế, việc thụt rửa âm đạo quá sâu hoặc dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh sẽ gây mất cân bằng môi trường âm đạo Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh. Do đó, cần vệ sinh đúng cách hàng ngày để tránh vùng kín có mùi hôi.
Phụ nữ đang thời kỳ hành kinh hoặc sau sinh
Máu kinh là hỗn hợp của máu và lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc. Do đó, trong những ngày hành kinh thì vùng kín phụ nữ có mùi hôi hơn bình thường. Bên cạnh đó, khi tử cung và các mô âm đạo giãn rộng sau sinh sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn. Thông thường, phụ nữ sinh thường sẽ tiết ra nhiều dịch bất thường sau sinh nên khá hôi.
Xem thêm: Mùi hôi vùng kín ngày “đèn đỏ” | Mùi hôi vùng kín sau sinh
Mặc đồ lót quá chật
Vùng kín bị hôi còn do mặc quần lót quá chật khiến nó luôn ẩm ướt và bí bách. Hơn thế, vào những ngày nắng nóng mồ hôi tiết ra nhiều sẽ càng khiến có mùi hôi khó chịu. Thậm chí, nếu kéo dài có thể gây ra tình trạng vùng kín có mùi hôi khắm và mắc bệnh phụ khoa.
Thói quen ăn uống
Chế độ ăn uống cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng có mùi ở vùng kín. Một số thực phẩm thường gây ra mùi hăng nồng như: Hành, tỏi, măng tây… Do đó, nếu thấy vùng kín phụ nữ có mùi khắm mà không ngứa thì cần xem chế độ ăn uống của mình.
Nguyên nhân khác
Vùng kín có mùi hôi bất thường còn do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, dị ứng bao cao su, thuốc tránh thai… Đặc điểm chung của những nguyên nhân này là vùng kín không ngứa.
Tuy nhiên, bị mùi hôi ở vùng kín dù là nguyên nhân gì thì chị em cũng không nên chủ quan. Tốt nhất thăm khám tại các địa chỉ chuyên khoa uy tín càng sớm càng tốt.
Vùng kín có mùi hôi là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Vùng kín xuất hiện mùi hôi nhưng không ngứa theo các chuyên gia là hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng nếu kèm theo các biểu hiện như tiểu buốt, tiểu rắt, rối loạn kinh nguyệt, khí hư ra bất thường… thì có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa như:
Viêm âm đạo
Đây là bệnh phụ khoa có tỷ lệ phụ nữ mắc cao nhất hiện nay. Một thống kê cho thấy, cứ 10 phụ nữ thì có 9 người có các dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo. Bệnh do vi khuẩn gây nên và thường xảy ra ở phụ nữ đang mang thai hoặc tiền mãn kinh.
Khi bị viêm âm đạo, thông thường chị em sẽ gặp những dấu hiệu dưới đây:
- Vùng kín có mùi hôi khó chịu
- Đau rát khi quan hệ tình dục
- Chảy máu âm đạo bất thường, nhất là sau khi quan hệ
- Xuất hiện khí hư màu trắng, xám, xanh và đặc như sữa chua
- Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nóng rát
Viêm âm đạo nếu phát hiện và chữa trị sớm sẽ rất nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn nặng sẽ biến chứng gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. Trong đó, có thể kể đến như: Viêm lộ tuyến, viêm đường tiết niệu, viêm vòi trứng… Thậm chí, nếu phụ nữ đang mang thai còn có thể bị sảy thai, sinh non…
Viêm cổ tử cung
Vùng kín có mùi hôi khó chịu, khắm có thể là dấu hiệu của bệnh viêm cổ tử cung. Đây là một trong những căn bệnh phụ khoa nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào ống cổ tử cung và gây lở loét, sưng tấy và thậm chí mưng mủ. Viêm cổ tử cung phổ biến nhất ở phụ nữ từ 25 – 30 tuổi. Khi mắc bệnh sẽ gặp một số dấu hiệu phổ biến dưới đây:
- Vùng kín không ngứa nhưng có mùi khắm
- Ra nhiều khí hư có màu trắng đục, vàng nhạt, có lẫn máu và đặc như mủ
- Sau khi quan hệ thường đau vùng kín dữ dội
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
- Đau rát khi đi tiểu tiện, đau vùng xương chậu
Viêm cổ tử cung nếu không chữa trị sớm sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm trầm trọng. Hơn thế còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về đường tình dục. Bên cạnh đó, bệnh khiến đời sống tình dục bị ảnh hưởng và đe dọa tới hạnh phúc gia đình.
Bệnh ung thư cổ tử cung
Khi mắc bệnh này phụ nữ thường gặp tình trạng vùng kín có mùi hôi chua nhưng không ngứa. Hiện nay, đây đang là căn bệnh phụ khoa gây tử vong hàng đầu ở nước ta. Bệnh do vi rút HPV gây nên và thường gặp ở phụ nữ từng quan hệ tình dục.
Ung thư tử cung hình thành do sự tăng sinh quá mức kiểm soát của các tế bào ở cổ tử cung, từ đó gây ra các khối u. Bệnh khi mới xuất hiện thường không có triệu chứng rõ ràng nên khó phát hiện. Chỉ khi bệnh có các triệu chứng bất thường thì để chuyển sang giai đoạn nặng.
Tuy nhiên, khi bị ung thư cổ tử cung sẽ xuất hiện một số triệu chứng dưới đây:
- Chảy máu âm đạo bất thường
- Đau xương chậu, đau bụng dưới và đau khi quan hệ tình dục
- Vùng kín không ngứa nhưng có mùi hôi
- Ra khí hư màu vàng, xanh như mủ hoặc có lẫn máu
Bệnh viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu là tình trạng các cơ quan như cổ tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng bị nhiễm trùng. Tác nhân chính là vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Khi mắc bệnh thường kèm theo một số triệu chứng như:
- Khí hư ra nhiều có màu trắng đục, vàng, xám hoặc xanh
- Vùng kín có mùi hôi khắm
- Đau xương chậu, đau bụng dưới
- Đau khi quan hệ tình dục hoặc chảy máu
- Xuất hiện tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu khó
- Thậm chí một số trường hợp còn có hiện tượng ớn lạnh, sốt
Viêm vùng chậu nếu không được điều trị sớm sẽ khiến ống dẫn trứng xuất hiện các mô sẹo. Từ đó gây ra tình trạng tắc vòi trứng, tăng nguy cơ vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung.
Bệnh xã hội
Thông thường, khi mắc bệnh về đường tình dục như lậu hoặc Chlamydia sẽ khiến vùng kín có mùi hôi.
- Bệnh lậu: Mắc bệnh này chị em sẽ thấy vùng kín đau buốt, nhất là khi đi vệ sinh hoặc quan hệ tình dục. Không những thế còn có triệu chứng chảy mủ âm đạo và kèm theo mùi hôi tanh, sưng tấy âm đạo…
- Bệnh Chlamydia: Bệnh không có triệu chứng điển hình và thường khám phụ khoa mới phát hiện ra. Nhưng bạn cũng có thể nhận biết qua một số triệu chứng như: Khí hư bất thường, chảy máu âm đạo, đau bụng…
Cách điều trị bị mùi hôi ở vùng kín hiệu quả nhất
Thực tế, vùng kín có mùi khó chịu có thể là dấu hiệu của sinh lý hoặc bệnh lý. Tuy nhiên, dù là vì nguyên nhân gì thì cũng nên khám và điều trị sớm để tránh gây biến chứng về sau:
Điều trị nội khoa
Đây là phương pháp áp dụng với những trường hợp bệnh phụ khoa nhẹ. Lúc này, sau khi thăm khám thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho người bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể và bệnh lý mà sẽ sử dụng loại thuốc phù hợp. Một số thuốc được dùng thường là kháng sinh, thuốc đặt âm đạo…
Đọc chi tiết: Các loại thuốc trị mùi hôi vùng kín
Điều trị ngoại khoa
Với những trường hợp bệnh phụ khoa nặng cần áp dụng điều trị ngoại khoa. Các phương pháp thường được sử dụng là: Đốt điện, đốt Laser, áp Nitơ lạnh.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Bên cạnh áp dụng phương pháp nội hoặc ngoại khoa thì bạn cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học. Theo đó, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng cải thiện mùi hôi ở vùng kín như trái cây, rau xanh, củ quả, sữa chua…
- Hạn chế các loại gia vị có mùi hôi như măng tây, tỏi, hành…
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
- Chế độ sinh hoạt lành mạnh
- Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức đề kháng, từ đó ngăn sự tấn công của vi khuẩn. Ngoài ra, khi vùng kín có mùi mà không có tình trạng ngứa thì hạn chế ngâm mình trong bồn tắm hoặc bơi. Bởi như thế sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Ngoài ra, nên tránh quan hệ tình dục trong thời gian này để vùng kín để đảm bảo vấn đề vùng kín. Đồng thời, giúp hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào bên trong cơ thể.
Vệ sinh sạch sẽ vùng kín
Việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ là vô cùng quan trọng, nhất là trong thời kỳ đang gặp vấn đề. Cụ thể:
- Cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ 2 lần/ngày.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên 4 tiếng/lần khi hành kinh.
- Không thụt rửa âm đạo quá sâu
- Không sử dụng dung dịch vệ sinh có tính tẩy mạnh.
Hi vọng với những thông tin được cung cấp trên đây, các bạn đã biết vùng kín có mùi hôi là bệnh gì. Đồng thời, cần đi khám và điều trị sớm để tránh những tác hại nguy hiểm của bệnh về sau.