Tình trạng viêm nhiễm phần phụ ở chị em phụ nữ xảy ra rất phổ biến. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt. Vậy viêm phần phụ phải làm sao? Điều trị thế nào để cải thiện tình trạng bệnh? Để có lời giải đáp chi tiết, mời bạn xem thêm bài viết dưới đây.
Mục lục
Hiểu rõ về viêm phần phụ
Để tìm ra phương pháp điều trị viêm phần phụ hiệu quả thì trước tiên bạn cần hiểu rõ về bệnh lý này. Thực chất viêm phần phụ là gì? Nguyên nhân và triệu chứng như thế nào,…. Tất cả những điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình phát hiện cũng như điều trị bệnh.
Viêm phần phụ là gì?
Phần phụ bao gồm các bộ phận như vòi tử cung, dây chằng rộng và buồng trứng. Tình trạng viêm bắt đầu xuất hiện từ khu vực ống dẫn trứng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ lan ra xung quanh. Phần phụ bị viêm nhiễm cho các loại virus, nấm tấn công. Căn bệnh phụ khoa này thường gặp ở những chị em trong độ tuổi sinh sản và có khả năng khiến người mắc bị vô sinh, hiếm muộn.
Tìm hiểu thêm: Viêm phần phụ có mủ là gì?
Nguyên nhân gây ra viêm phần phụ
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm nhiễm phần phụ ở chị em. Với mỗi nguyên nhân sẽ có cách điều trị khác nhau. Vì vậy, chị em cần tìm hiểu kỹ để có cách xử lý phù hợp.
Viêm phần phụ do biến chứng từ nhiều bệnh lý
Một số bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung,…. Nếu không phát hiện, điều trị kịp thời thì khả năng cao sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm cho phần phụ. Nếu thấy các dấu hiệu phần phụ bị viêm ở giai đoạn cấp tính thì chị em cần đi khám. Điều trị sớm sẽ giúp ngăn bệnh lây lan, chữa khỏi hoàn toàn. Tránh tình trạng để lâu, điều trị sai cách khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng. Khi đã thành mãn tính thì việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Không chỉ vậy, nó còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Sinh đẻ, nạo phá thai nhiều lần
Việc sinh đẻ nhiều lần cũng như nạo phá không đảm bảo vệ sinh, an toàn sẽ khiến cơ quan sinh dục bị tổn thương. Thêm vào đó, sau sinh cũng như nạo hút thai, sức khoẻ của chị em giảm xuống rõ rệt, sức đề kháng yếu. Những yếu tố này đã tạo điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn, nấm tấn công vùng kín, gây ra các bệnh phụ khoa, viêm phần phụ.
Thực hiện thủ thuật y tế không an toàn
Những thủ thuật không đúng quy trình, thực hiện không đảm bảo vệ sinh có thể khiến vùng kín chịu ảnh hưởng. Đặc biệt là các thủ thuật can thiệp như đặt dụng cụ vào tử cung. Điều này thường xảy ra ở những cơ sở y tế không đạt chuẩn, trình độ bác sĩ kém, trang thiết bị không được vô trùng,…
Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp an toàn cũng là nguyên nhân gây ra viêm phần phụ. Mầm bệnh rất dễ lây từ người này sang người khác, nếu quan hệ không an toàn, sử dụng các dụng cụ tình dục sai cách sẽ khiến âm đạo bị tổn thương. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm tử cung sau đó dần lan ra khu vực xung quanh.
Đọc thêm: Quan hệ tình dục khi bị viêm phần phụ có sao không?
Triệu chứng khi bị viêm phần phụ là gì?
Triệu chứng của bệnh lý này thường không thể hiện rõ ràng. Chính vì vậy, rất nhiều chị em không phát hiện ra, đến khi xuất hiện tình trạng viêm nặng mới đi khám. Đây là lý do chị em cần đi khám phụ khoa định kỳ, có như vậy mới phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số triệu chứng chị em cần đặc biệt lưu ý:
– Đau bụng dưới: Đây là triệu chứng phổ biến khi bị viêm phần phụ. Những cơn đau âm ỉ trở nên rõ ràng khi chị em vận động mạnh cũng như khi bệnh đã trở nên nặng hơn.
– Cơ thể mệt mỏi, sốt: Khi tình trạng bệnh nặng, chị em sẽ thấy cơ thể uể oải, mệt mỏi. Với những người sức khoẻ kém có thể bị ốm, sốt cao, ớn lạnh toàn thân.
– Tiểu khó, tiểu buốt: Viêm nhiễm nặng sẽ chèn ép bàng quang, niệu quản làm cho chị em thường xuyên buồn đi tiểu, tiểu rát, buốt.
– Xuất huyết tử cung: Chị em sẽ bị ra lượng máu kinh nguyệt nhiều hơn bình thường. Chu kỳ kéo dài, máu vón cục, đau bụng dữ dội khi tới tháng. Có thể chảy máu vào giữa chu kỳ đèn đỏ.
– Rối loạn tiêu hoá: Bên cạnh triệu chứng đau âm ỉ bụng dưới, chị em có thể gặp tình trạng táo bón hoặc đi ngoài kéo dài.
– Rong kinh: Thời gian hành kinh kéo dài hơn bình thường, hơn 2 tuần mới chấm dứt kỳ đèn đỏ. Lượng máu có thể nhiều bất thường, vón cục.
Đọc thêm: Bị viêm phần phụ có đau lưng không?
Viêm phần phụ có nguy hiểm không?
Bên cạnh câu hỏi viêm phần phụ phải làm sao thì nhiều chị em còn lo lắng về độ nguy hiểm của căn bệnh này. Nếu ở mức độ nhẹ, phát hiện sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn mà không gặp biến chứng nào. Tuy nhiên, nếu để tình trạng bệnh nặng sẽ gặp phải một số biến chứng như ứ mủ, áp xe buồng trứng. Ở giai đoạn mãn tính, chị em chỉ cảm thấy đau bụng nhẹ. Tới khi bệnh trở nặng sẽ khiến vùng chậu chảy máu, các liên kết bị xơ hoá.
Đặc biệt, khi ống dẫn trứng bị viêm sẽ làm khu vực này bị xơ hoá, tăng độ dày. Những đầu ống dẫn trứng có khả năng lớn xuất hiện hydrosalpinx, ngăn nước vào buồng trứng. Điều này khiến cho vòi trứng bị ứ nước – một trong những nguyên nhân khiến chị em bị vô sinh. Nếu để phần phụ bị viêm nhiễm kéo dài có thể làm ống dẫn trứng bị sưng, tắc. Từ đó khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn.
Bị viêm phần phụ phải làm sao?
Nhiều chị em hoang mang không biết bị viêm phần phụ phải làm sao, điều trị bằng phương pháp nào. Như đã chia sẻ, khi nhận ra các dấu hiệu của bệnh chị em cần tới bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám. Chỉ khi xác định được rõ tình trạng cũng như nguyên nhân gây bệnh mới có thể đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Khi bị viêm phần phụ, chị em có thể lựa chọn điều trị bằng Đông hoặc Tây Y. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng. Quan trọng nhất là sự an toàn, phù hợp và hiệu quả. Sau khi thăm khám, tuỳ thuộc vào mức độ bệnh, chị em sẽ được các bác sĩ tư vấn cụ thể. Dưới đây là 2 phương pháp điều trị theo Đông và Tây y chị em có thể tham khảo:
Chữa viêm phần phụ bằng Tây y
Khi điều trị bằng Tây y, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp bằng phương pháp nội hoặc ngoại khoa tuỳ mức độ, tình trạng của người bệnh.
– Điều trị nội khoa: Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm,… Mục đích chính là cân bằng hoạt động của các cơ quan, loại bỏ các triệu chứng bệnh và hỗ trợ làm lành tổn thương. Khi điều trị nội khoa, người bệnh không được tự ý dùng thuốc mà phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.
– Điều trị ngoại khoa: Trải qua các thủ thuật để can thiệp vào khu vực bị viêm nhiễm. Đa phần các phương pháp điều trị ngoại khoa hiện nay đều rất an toàn, không gây đau đớn. Mặc dù vậy, chị em nên tìm hiểu rõ và tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ để yên tâm thực hiện.
Chữa viêm phần phụ bằng mẹo dân gian
Đối với phương pháp điều trị bằng Đông y, chị em có thể dùng các mẹo để giảm viêm nhiễm. Các mẹo này đều dùng dược liệu thiên nhiên nên rất lành tính, tiết kiệm chi phí chữa trị.
– Dùng ngải cứu: Dùng dược liệu này phơi khô, cho vào nồi, thêm nước, đun tới khi sôi. Dùng nước này xông hơi vùng kín để ngăn sự lây lan, phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
– Dùng lá húng quế: Húng quế phơi khô, cho vào nồi, thêm nước đun sôi. Dùng nước này xông hơi vùng kín trong 15 phút rồi rửa vùng kín. Mỗi ngày nên xông 2 lần, kiên trì trong 5 ngày để có hiệu quả tốt nhất.
– Dùng lá chè xanh: Đun lấy nước chè xanh để xông hơi hoặc dùng nước này để vệ sinh vùng kín hàng ngày.
Với mẹo dân gian, trước khi thực hiện chị em cần lưu ý rằng, phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Thêm vào đó, phải kiên trì thực hiện một thời gian dài mới thấy được hiệu quả. Trường hợp bệnh nặng mà chỉ áp dụng mẹo trên chỉ khiến tình trạng thêm trầm trọng. Do đó, chị em nên cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng.
Biện pháp phòng ngừa viêm phần phụ
Có câu “phòng còn hơn chống”, chị em nên phòng ngừa để tránh gặp phải các căn bệnh phụ khoa cũng như những biến chứng nguy hiểm. Phần lớn nguyên nhân gây ra tình trạng viêm phần phụ là do thói quen sinh hoạt. Chính vì vậy, chị em có thể phòng tránh bằng các biện pháp sau:
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách, lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp, tránh loại tính tẩy rửa cao.
- Vệ sinh thật cẩn thận trong thời gian “đèn đỏ”, sau khi thực hiện các thủ thuật nạo hút thai.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn.
- Điều trị dứt điểm các bệnh phụ khoa để tránh bị nhiễm khuẩn ngược.
- Nên khám phụ khoa định kỳ, quan tâm tới cơ thể hơn để kịp thời phát hiện những điều bất thường.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi viêm phần phụ phải làm sao cũng như một số biện pháp phòng tránh tình trạng này. Bệnh phụ khoa rất phổ biến, tuy nhiên nếu sinh hoạt, chăm sóc đúng cách chị em sẽ giảm thiểu tối đa được căn bệnh này. Chúc chị em luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc.