Viêm phần phụ ở phụ nữ mang thai là bệnh lý khá phổ biến gây ra không ít khó chịu cho mẹ bầu. Thậm chí, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời còn gây ra nhiều tác hại xấu cho cả mẹ bầu cũng như thai nhi. Vậy viêm phần phụ khi mang thai là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.
Mục lục
- Viêm phần phụ ở phụ nữ mang thai là gì?
- Nguyên nhân phụ nữ mang thai bị viêm phần phụ
- Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phần phụ ở phụ nữ mang thai
- Bệnh viêm phần phụ khi mang thai gây ra tác hại gì?
- Chẩn đoán bệnh viêm phần phụ ở nữ giới khi mang thai
- Cách điều trị bệnh viêm phần phụ ở phụ nữ mang thai
- Cách phòng tránh bệnh viêm phần phụ khi mang thai
Viêm phần phụ ở phụ nữ mang thai là gì?
Viêm phần phụ ở phụ là tình trạng các bộ phận của phần phụ như: Vòi trứng, buồng trứng và hệ thống dây chằng rộng bị viêm nhiễm. Bệnh được chia thành 2 dạng là cấp tính và mãn tính với nhiều biểu hiện khác nhau. Viêm phần phụ nói chung và ở phụ nữ mang thai nói riêng sẽ gây nguy hiểm nếu chuyển sang giai đoạn nặng.
Chính vì vậy, việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa bệnh phát triển nặng. Đồng thời, quá trình điều trị cũng sẽ dễ dàng, hiệu quả và nhanh hơn.
Đọc thêm: Viêm phần phụ bên trái là gì, có nguy hiểm không?
Nguyên nhân phụ nữ mang thai bị viêm phần phụ
Viêm phần phụ là bệnh phát triển từ dưới lên trên và đầu tiên từ âm đạo. Sau đó, bệnh tiến triển lên cổ tử cung, tử cung rồi tới các cơ quan cao hơn. Trong đó, những chị em đang bị viêm nhiễm cơ quan bên dưới sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lan lên phần phụ phía trên. Thậm chí, một số trường hợp còn gây ra áp xe phần phụ.
Sau đây là những nguyên nhân chính gây ra viêm phần phụ khi mang thai:
Nồng độ nội tiết tố tăng cao
Phụ nữ mang thai thường có nồng độ nội tiết tố cao hơn bình thường. Đồng thời, nồng độ PH ở vùng kín thay đổi tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và nấm ký sinh… phát triển. Từ đó, gây ra các bệnh lý phụ khoa và viêm phần phụ là điển hình.
Do viêm nhiễm ngược dòng
Nếu bà bầu vốn có tình trạng viêm nhiễm âm đạo từ trước, mầm bệnh có thể phát triển ngược dòng gây ra các bệnh phụ khoa với các cơ quan sinh sản phía trên.
Sức đề kháng kém
Sức đề kháng của nữ giới khi mang thai thường yếu hơn bình thường. Từ đó, tạo điều kiện cho các tác nhân gây viêm phần phụ xâm nhập và gây bệnh.
Vệ sinh vùng kín không đúng cách
Trong quá trình mang thai, dịch âm đạo ở vùng kín khá nhiều. Lúc này, nếu chị em không vệ sinh sạch sẽ và đúng cách, mặc đồ lót quá chật… sẽ gây viêm phần phụ.
Quan hệ tình dục không an toàn, tiền sử nạo hút thai
Đây đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phần phụ trong quá trình mang thai.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phần phụ ở phụ nữ mang thai
Khi mắc bệnh viêm phần phụ, không ít mẹ bầu nhầm lẫn triệu chứng bệnh với dấu hiệu của thai kỳ. Phổ biến là tình trạng đau bụng và nhất là khi di chuyển. Tuy nhiên, kèm theo đau bụng là tình trạng đau lưng. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai khi bị viêm phần phụ còn có một số biểu hiện điển hình như:
- Sốt cao
- Tiểu buốt, tiểu rắt
- Rối loạn tiêu hóa, nôn ói, tiêu chảy
- Sút cân trong quá trình mang bầu
- Ra nhiều khí hư, có màu xanh hoặc màu vàng, mùi hôi khó chịu
Bệnh thường chia làm 2 dạng là viêm phần phụ cấp tính và mãn tính. Thông thường, biểu hiện của cấp tính là sốt cao, đau bụng, tiêu chảy, nôn ói liên tục. Viêm phần phụ nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tinh. Lúc này, bệnh tái đi tái lại và gây ra nhiều tác hại nguy hiểm.
Bệnh viêm phần phụ khi mang thai gây ra tác hại gì?
Viêm phần phụ ở phụ nữ mang thai không chỉ ảnh hưởng tới mẹ mà thậm chí là thai nhi. Trong đó, bệnh gây ra những tác hại xấu cho cả mẹ và bé như sau:
Ảnh hưởng tới thai phụ
Khi bị viêm phần phụ, mẹ bầu thường phải chịu những cảm giác khó chịu. Do đó, tâm lý luôn căng thẳng, không thoải mái, tự ti, lo lắng… Hơn thế, sinh hoạt hàng ngày cũng vì thế bị ảnh hưởng theo.
Bên cạnh đó, sức đề kháng của thai phụ cũng suy giảm khi mắc bệnh. Vì vậy, dễ mắc các bệnh cảm cúm, sốt virus… Cùng với đó là thai kỳ mệt mỏi với các cơn ốm nghén… Ngoài ra, viêm phần phụ còn khiến khả năng mang thai của nữ giới ở lần tiếp theo bị ảnh hưởng.
Ảnh hưởng tới thai nhi
Bên cạnh những ảnh hưởng xấu cho mẹ bầu, bệnh viêm phần phụ còn làm ảnh hưởng tới thai nhi nếu không được điều trị kịp thời. Cụ thể:
+ Nguy cơ thai ngoài tử cung tăng cao: Viêm phần phụ kéo dài khiến ống dẫn trứng bị chít hẹp, cứng và dễ bị gấp khúc. Từ đó, nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn do noãn thụ tinh không vào được buồng trứng. Vì vậy, lúc này sẽ làm tổ ngay vị trí chít hẹp.
+ Nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu: Buồng trứng, vòi trứng, dây chằng rộng ở viêm phần phụ bị viêm nhiễm nếu không chữa trị sớm sẽ gây viêm màng ối. Hậu quả của việc này là tăng nguy cơ sảy thai, chết lưu và sinh non.
+ Thai nhi chậm phát triển: Ảnh hưởng của viêm phần phụ tới thai nhi là khiến trẻ nhẹ cân, còi xương, suy dinh dưỡng…
+ Lây lan mầm bệnh sang con: Viêm phần phụ ở phụ nữ mang thai nếu sinh thường có thể khiến con bị nhiễm mầm bệnh. Bởi khi đi qua âm đạo dễ tiếp xúc với dịch âm đạo. Lúc này, mầm bệnh ở đây sẽ lây lan và gây ra các bệnh da liễu, bệnh về mắt, đường hô hấp.
Đọc thêm: Bị viêm phần phụ có quan hệ vợ chồng được không?
Chẩn đoán bệnh viêm phần phụ ở nữ giới khi mang thai
Nữ giới trong quá trình mang thai nếu nghi ngờ mình bị viêm phần phụ thì cần tới ngay địa chỉ y tế chuyên khoa để thăm khám. Lúc này, bác sĩ sẽ nắn hạ vi để kiểm tra phản ứng đau của thai phụ. Sau đó, kiểm tra cơ quan sinh dục bên trong bằng mỏ vịt.
Nếu thai phụ bị viêm phần phụ thì âm đạo và cổ tử cung sẽ bị sưng đỏ, các cơ quan phần phụ phù nề, có dịch chảy từ bên trong buồng trứng… Đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm tử cung phần phụ nhằm xác định tình trạng bệnh. Thông qua đó, đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất. Ngoài ra, bệnh nhân còn được chỉ định xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, dịch âm đạo để tìm ra nguyên nhân.
Cách điều trị bệnh viêm phần phụ ở phụ nữ mang thai
Khác với điều trị viêm phần phụ thông thường, đối với phụ nữ mang thai quá trình này khó khăn hơn. Bởi bên cạnh loại bỏ viêm cho người mẹ thì cần đảm bảo an toàn cho thai thi. Các bác sĩ phụ khoa thường chỉ định cho thai phụ sử dụng các loại thuốc kháng khuẩn.
Tuy nhiên, 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm đối với thai nhi. Do đó, nếu không thực sự cần thiết hoặc bệnh chưa quá nghiêm trọng thì người bệnh sẽ được xem xét phương pháp khác. Hoặc đợi tới khi sinh con xong mới tiến hành điều trị. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo:
Sử dụng viên đặt âm đạo
Đây là cách điều trị được nghiên cứu đảm bảo an toàn đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng nên sử dụng bởi một số khi đặt thuốc trong âm đạo khi có bầu gây xuất huyết. Nguyên nhân là do chạm vào các mạch máu nhỏ nhạy cảm trong âm đạo. Vì vậy, chỉ nên áp dụng khi thực sự cần thiết.
Chữa viêm phần phụ bằng các mẹo dân gian
Không ít trường hợp chị em vì lo lắng can thiệp bằng thuốc kháng sinh, thuốc đặt âm đạo nên tham khảo cách điều trị bằng mẹo dân gian. Cách này được thực hiện đơn giản, tiết kiệm chi phí và thường được cho là an toàn. Cụ thể:
+ Dùng tỏi: Người bệnh sử dụng 3 – 4 tép tỏi và nhai mỗi ngày hoặc cho tỏi vào các món ăn hàng ngày. Tỏi có khả năng chữa viêm nhiễm hiệu quả nên sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh.
+ Dùng ngải cứu: Dùng ngải cứu xông hơi sẽ giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bạn có thể thực hiện bằng cách dùng ngải cứu khô và nấu tới khi sôi. Sau đó, dùng nước này để xông vùng kín.
+ Dùng lá húng quế: Bạn dùng lá húng quế khô và đun cùng với nước tới khi sôi. Tiếp đó, dùng nước ngày xông và rửa vùng kín. Thực hiện liên tục 5 ngày, 2 – 3 lần/ngày sẽ thấy giảm khó chịu rõ rệt.
Điều trị ngoại khoa
Điều trị viêm phần phụ ngoại khoa thường được chỉ định can thiệp khi bệnh ở giai đoạn nặng. Tuy nhiên, nếu đang mang thai thì đây không phải là phương pháp tốt nhất. Do đó, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi thì nên thăm khám để được bác sĩ tư vấn. Phương pháp chỉ nên áp dụng khi người bệnh đã sinh em bé.
Thay vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác an toàn và phù hợp hơn. Qua đó, giúp giảm triệu chứng bệnh hiệu quả và giảm cảm giác khó chịu trong suốt thai kỳ.
Chăm sóc và vệ sinh vùng kín đúng cách
Việc vệ sinh vùng kín ở mẹ bầu sạch sẽ và đúng cách mỗi ngày sẽ ngăn ngừa bệnh phát triển nặng. Theo đó, nên vệ sinh vùng kín 1 – 2 lần/ngày bằng sản phẩm vệ sinh phù hợp. Đồng thời, không thụt rửa sâu vào vùng kín, chỉ nên vệ sinh bên ngoài.
Cách phòng tránh bệnh viêm phần phụ khi mang thai
Trong quá trình mang thai, để phòng tránh mắc bệnh viêm phần phụ thì chị em cần lưu ý những điều dưới đây:
1/ Hàng ngày, vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách, luôn giữ cho vùng kín khô thoáng.
2/ Nên sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín chuyên dụng thiên nhiên hoặc nước ấm để vệ sinh vùng kín. Tránh dùng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh có tính sát khuẩn cao. Bởi hóa chất sẽ khiến các lợi khuẩn bị tiêu diệt và mất độ PH tự nhiên trong môi trường âm đạo. Từ đó, tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh phát triển.
3/ Khi vệ sinh vùng kín, mẹ bầu nên thực hiện thao tác từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn lây lan.
4/ Không thụt rửa vùng kín quá sâu gây tổn thương cho các cơ quan bên trong và gây xuất huyết.
5/ Cần làm sạch vùng kín bằng khăn khô hoặc giấy vệ sinh sau mỗi lần đi tiểu hoặc đi vệ sinh.
6/ Trong những tuần đầu và tháng cuối mang thai, mẹ bầu cần tránh quan hệ bởi có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Trước và sau khi quan hệ vợ chồng nên vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục. Tốt nhất, nên dùng bao cao su hoặc xuất tinh ngoài âm đạo.
7/ Trước khi có kế hoạch mang thai, tốt nhất chị em nên chủ động tới địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín thăm khám tổng quát. Nếu có bệnh lý phụ khoa, viêm phần phụ hoặc bệnh liên quan cần điều trị trước.
8/ Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt.
9/ Nên sử dụng đồ lót thấm hút mồ hôi, chất liệu thoáng mát để giúp vùng kín thông thoáng giảm nguy cơ mắc bệnh.
10/ Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi điều độ để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phần phụ.
Trên đây là thông tin tổng quát về bệnh viêm phần phụ ở phụ nữ mang thai mà các bạn có thể tham khảo. Qua đó, giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này và có cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả.