Viêm phần phụ là vấn đề thầm kín, khó nói đối với nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, ở góc độ y học, đây là bệnh lý viêm nhiễm nghiêm trọng, nếu không có sự can thiệp điều trị, bệnh sẽ diễn biến sang giai đoạn mãn tính khiến điều trị phức tạp và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết này tìm hiểu chuyên sâu về viêm phần phụ mãn tính.
Mục lục
- Viêm phần phụ mãn tính là gì?
- Triệu chứng điển hình của viêm phần phụ mãn tính
- Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phần phụ mãn tính
- Chẩn đoán viêm phần phụ mãn tính
- Viêm phần phụ mãn tính có thể gây ra hậu quả gì
- Viêm phần phụ mãn tính có chữa khỏi được không?
- Làm thế nào ngăn ngừa tình trạng viêm phần phụ mãn tính?
Viêm phần phụ mãn tính là gì?
Viêm phần phụ mãn tính được hiểu là quá trình viêm nhiễm kéo dài xảy ra tại phần phụ gồm: vòi trứng, ống dẫn trứng. Bệnh xảy ra phổ biến ở phụ nữ độ tuổi 20-40 tuổi có kinh nguyệt hoặc phụ nữ mới sinh, bị sảy thai hoặc mới thực hiện các phẫu thuật phụ khoa.
Triệu chứng điển hình của viêm phần phụ mãn tính
- Rối loạn kinh nguyệt
- Đối với phụ nữ bị viêm phần phụ, kinh nguyệt không được đều đặn, chu kỳ rút ngắn hoặc kéo dài quá lâu.
- Kinh nguyệt có màu sẫm, dính và kèm theo mùi hôi.
- Cơ thể có thể bị sốt hoặc không, thông thường ở thể viêm mãn tính, người bệnh không sốt quá cao, chỉ dưới 38,5 độ C
- Tăng dịch tiết âm đạo, dịch có chứa nhầy, máu hoặc đôi khi có mủ.
- Đau bụng dưới, đau và ngứa vùng kín. Đau bụng kinh trước kỳ kinh nguyệt đến 1 tuần do viêm gây xung huyết và ứ đọng trong vùng chậu.
- Các triệu chứng đi tiểu thường xuyên, đi đại tiện mót rặn…xảy ra khi viêm phần phụ gây kết dính, kích thích đến bàng quang và các cơ quan khác như dạ dày, ruột..
Các triệu chứng trên nếu xuất hiện riêng lẻ cũng có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác, cách tốt nhất để khẳng định mình có mắc viêm phần phụ hay không là đi thăm khám phụ khoa tại các cơ sở uy tín.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phần phụ mãn tính
- Bệnh viêm phần phụ mãn tính có thể bị gây ra bởi nhiều lý do sau:
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục: như bệnh lậu, sau khi lây nhiễm, vi khuẩn lậu có thể lan ngược lên trên theo niêm mạc, gây viêm nhiễm vòi trứng và buồng trứng.
- Sau khi sinh con hoặc sẩy thai , do sức đề kháng của người bệnh suy giảm, mầm bệnh sẽ đi từ các vết tổn thương bị nhiễm trùng, hoặc sót nhau lan đến ống dẫn trứng và buồng trứng, sau đó lan ra toàn bộ khoang chậu gây viêm nhiễm.
- Các phẫu thuật trong khoang tử cung không được khử trùng nghiêm ngặt như nạo hút thai, cắt tử cung, xử lý cổ tử cung, nhiễm trùng trong phẫu thuật sản khoa do kỹ thuật và dụng cụ thực hiện không đảm bảo vô khuẩn.
- Không chú ý đến vệ sinh kinh nguyệt, khi hành kinh hoặc giao hợp không sạch sẽ, v.v.
- Viêm khoang chậu hoặc các cơ quan lân cận của vòi trứng: chẳng hạn như viêm ruột thừa , nó có thể gây ra viêm vòi trứng , viêm vòi trứng , viêm vùng chậu và viêm phúc mạc do lây lan trực tiếp . Viêm nhiễm thường xảy ra ở vòi trứng và buồng trứng liền kề.
- Khi bị viêm nhiễm ở các bộ phận khác trên cơ thể mà không được điều trị kịp thời, vi khuẩn gây bệnh có thể lây lan qua đường máu và gây viêm ống dẫn trứng, viêm tắc vòi trứng, thường gặp ở bệnh lao.
Tất cả các lý do trên dẫn đến mắc viêm phần phụ lần đầu, hay còn gọi là thể cấp tính. Qua một thời gian viêm nhiễm này không được chữa trị, hoặc đã chữa trị nhưng lại tái phát. Lúc này, bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây khó khăn nhiều hơn trong điều trị và mức độ nguy hiểm của bệnh cũng tăng lên.
Chẩn đoán viêm phần phụ mãn tính
Các kiểm tra sau là khả thi để xác nhận chẩn đoán:
- Hỏi người bệnh có các biểu hiện lâm sàng như bụng dưới sưng, đau, tức vùng bụng, lúc nhẹ lúc nặng kèm theo rong huyết tăng, đau lưng, rối loạn kinh nguyệt, khi hành kinh đau như thế nào, có thấy mệt mỏi kéo dài không.
- Khi khám lâm sàng, sờ bằng tay thấy phần phụ hai bên hoặc một bên mềm và dày lên, hoặc xuất hiện các khối mềm, và xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng hoặc bình thường.
- Siêu âm phần phụ phát hiện các thay đổi về hình thái, kích thước của các cơ quan phần phụ, có thể nhìn thấy các khối bất thường, nang, hoặc ứ đọng chất lỏng, dịch. Xem chi tiết: Các hình thức siêu âm chẩn đoán viêm phần phụ
- Xét nghiệm dịch âm đạo hoặc chọc dò lấy mẫu dịch từ các vị trí viêm để nuôi cấy, phân tích tác nhân gây viêm, đồng thời lên kế hoạch chữa trị.
Viêm phần phụ mãn tính có thể gây ra hậu quả gì
Các biến chứng có thể kể đến khi mắc bệnh viêm phần phụ mãn tính là
Vô sinh, thai ngoài tử cung
Viêm buồng trứng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất trứng, chất lượng của trứng do thay đổi, rối loan tiết hormone tại buồng trứng.
Viêm ống dẫn trứng và vòi trứng có thể gây ách tắc con đường di chuyển của trứng và tinh trùng, ảnh hưởng đến việc thụ tinh.
Kết hợp các nguy cơ trên dễ dẫn đến vô sinh hoặc chửa ngoài tử cung đối với trường hợp phụ nữ mắc bệnh.
Đau bụng kinh, mệt mỏi kéo dài
Viêm phần phụ mãn tính tạo ra các mô sẹo và tổn thương trong khoang ống dẫn trứng và thành tử cung, mỗi khi đến kỳ hành kinh, sự co bóp qua các vết sẹo và tổn thương này khiến tình trạng đau bụng kinh trở nên tồi tệ hơn.
Lây lan viêm nhiễm
Viêm phần phụ mãn tính có khả năng lây lan sang các bộ phận khác như màng phúc mạc, gây viêm phúc mạc cục bộ hoặc viêm phúc mạc lan tỏa. Tình trạng nhiễm trùng lan rộng này rất khó điều trị, có thể bị nhiễm trùng máu dẫn đến sốc nhiễm trùng và tử vong.
Nguy cơ gây ung thư phụ khoa
Viêm phần phụ mãn tính cũng dẫn đến nguy cơ ung thư phụ khoa như u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, u nang buồng trứng. Các tổn thương tế bào kéo dài khiến chúng không thể tự sửa chữa, cùng với sự rối loạn hormone, các tế bào sẽ phân chia không theo quy luật thông thường, dẫn đến các căn bệnh ung thư phụ khoa quái ác.
Bệnh viêm phần phụ mãn tính đưa đến những di chứng nghiêm trọng như vậy, cần điều trị và xử lý dứt điểm, không để bệnh tái đi tái lại. Các phương thức điều trị sẽ được nêu trong mục dưới đây.
Viêm phần phụ mãn tính có chữa khỏi được không?
Bệnh viêm phần phụ mãn tính có thể chữa khỏi hoàn toàn bởi các phương pháp điều trị hiệu quả như sau:
Dùng thuốc kháng sinh
Do bệnh viêm vùng chậu mãn tính là bệnh xảy ra trong thời gian dài, các viêm nhiễm có thể biến đổi qua nhiều hình thức, các vi khuẩn gây viêm cũng phức tạp hơn. Để sử dụng thuốc kháng sinh đúng và hiệu quả, bác sĩ cần làm test kháng sinh đồ, sau đó sẽ kê toa thuốc phù hợp với từng bệnh nhân. Các nhóm thuốc kháng sinh phổ rộng thường dùng là Metronidazole , Dimexide, Azithromycin …dùng tiêm bắp hoặc uống theo chỉ định của bác sĩ.
Xem chi tiết: Các loại thuốc điều trị viêm phần phụ
Điều trị ngoại khoa
Thực hiện các thủ thuật chọc dò, hút dịch hay mổ nội soi với các trường hợp viêm nhiễm quá nặng.
Chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn phần căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, cùng với khảo sát về lứa tuổi cũng như nhu cầu sinh sản của người bệnh.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu có thể thúc đẩy tuần hoàn máu cục bộ, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của các mô người và tăng khả năng trao đổi chất của cơ thể, do đó tạo điều kiện hấp thụ và phân giải viêm.
Các kỹ thuật vật lý trị liệu thường áp dụng với viêm nhiễm phần phụ gồm: sóng ngắn, sóng cực ngắn, bức xạ hồng ngoại, điện di kháng sinh, paraffin…
Như vậy, bệnh viêm phần phụ mãn tính hoàn toàn có thể chữa được. Tuy nhiên, người bị bệnh cần kiên trì, tốn nhiều thời gian, công sức cũng như tiền của để điều trị. Cách tốt nhất để không mắc phải viêm phần phụ mãn tính là chủ động phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.
Làm thế nào ngăn ngừa tình trạng viêm phần phụ mãn tính?
1. Loại bỏ viêm phần phụ cấp tính. Viêm phần phụ mãn tính là giai đoạn sau của viêm phần phụ cấp tính. Nếu viêm phần phụ cấp tính khống được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm sẽ gây ra viêm mãn tính. Để làm được như vậy, trong quá trình điều trị viêm phần phụ cấp tính, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ như dùng thuốc đúng liều lượng, đúng liệu trình. Thực hiện đúng các hướng dẫn về chế độ sinh hoạt, những thứ cần kiêng khem…
2. Quan hệ tình dục an toàn, người bạn tình của phụ nữ cần đảm bảo về mặt sức khỏe tình dục, không mắc các bệnh nhiễm khuẩn có thể lây qua đường tình dục như lậu, chlamydia… Không quan hệ trong kỳ kinh nguyệt, mới sinh hoặc làm phẫu thuật phụ khoa hoặc trong đang trong quá trình điều trị viêm phần phụ
3. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ là cách phòng tránh viêm phần phụ nói riêng và viêm nhiễm phụ khoa nói chung.
Cần vệ sinh 2 lần/ngày, sử dụng dung dịch vệ sinh không kích ứng, duy trì nồng độ PH âm đạo.
4. Khi sinh nở, hoặc làm các thủ thuật, phẫu thuật phụ khoa nên tìm các cơ sở uy tín, được đánh giá cao để thực hiện.
5. Chế độ ăn uống khoa học, điều độ, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý giúp bạn có thể trạng tốt để phòng tránh bệnh tật. Đọc thêm: Khi bị viêm phần phụ nên ăn gì – kiêng gì?
Bài viết trên đây giúp chị em hiểu thêm về bệnh viêm phần phụ ở thể mãn tính. Hiểu được những nguy hiểm có thể gặp phải nếu mắc bệnh giúp chị em có ý thức chủ động hơn trong việc phòng tránh, ngăn ngừa mắc bệnh. Bảo vệ sức khỏe phần phụ chính là tiền đề để chị em phụ nữ thực hiện tốt vai trò làm mẹ của mình. Chúc chị em nhiều sức khỏe