Viêm phần phụ là một dạng bệnh lý phụ khoa phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu hết về nó. Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp thêm các thông tin chi tiết về viêm phần phụ, triệu chứng, biến chứng của bệnh. Các bạn hãy cùng đón đọc nhé.
Mục lục
Viêm phần phụ xảy ra ở vị trí nào?
Viêm phần phụ là một thuật ngữ chỉ chung cho tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở vòi trứng, ống dẫn trứng và hệ thống dây chằng bao quanh. Viêm một bên hoặc hai bên buồng trứng và ống dẫn trứng tạo nên phần phụ của tử cung.
Nếu chỉ căn cứ trên các triệu chứng lâm sàng, rất khó để xác định được vị trí viêm nhiễm nhưng đa số các ca viêm phần phụ thì viêm vòi trứng chiếm đa số. Viêm nhiễm phần phụ xảy ra thứ phát sau các nhiễm trùng khác ở âm đạo, cổ tử cung hay niêm mạc tử cung.
Đây là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ độ tuổi 20 đến 30. Trong tất cả các bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh sản nữ thì viêm phần phụ luôn chiếm vị trí đầu tiên về số người bị bệnh, lý giải cho vấn đề này, chúng ta cùng đi tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.
Viêm phần phụ gây ra do đâu?
Bệnh viêm phần phụ có 2 hình thái biểu hiện: cấp tính và mãn tinh
Nguyên nhân gây viêm phần phụ cấp tính
Theo tiêu chuẩn, khoang tử cung và ống dẫn trứng là môi trường không chứa bất kỳ vi sinh vật hoặc vi khuẩn nào. Tuy nhiên, tử cung nằm ở vị trí đặc biệt, khi một tác nhân vi khuẩn nào xâm nhập vào tử cung đều có khả năng phát triển, làm suy yếu hệ thống miễn dịch và gây phản ứng viêm tại các mô tế bào.
Viêm phần phụ cấp tính thường bắt đầu từ ống dẫn trứng, vi khuẩn xâm nhập vào buồng trứng. Dịch tiết do viêm tràn vào lòng ống dẫn trứng và buồng trứng có thể gây ra tình trạng kết dính. Vi khuẩn hoạt động gây viêm cấp tính phần phụ thường là các dạng trùng liên cầu, lậu cầu, khuẩn lao, tụ cầu , E-coli xâm nhập vào tử cung qua đường âm đạo hoặc đường máu.
Trực khuẩn lao và lậu cầu xuất hiện tại ống dẫn trứng nhờ vào đường huyết tương, bạch huyết hoặc do đi từ phúc mạc sigma, manh tràng. Các loại khuẩn này thường gây viêm phần phụ cả 2 bên ống dẫn trứng và buồng trứng.
Liên cầu, tụ cầu, Ecoli thường di chuyển hướng từ âm đạo lên qua tử cung lên ống dẫn trứng và gây viêm phần phụ một bên.
Các nguyên nhân chủ quan khác của bệnh viêm phần phụ là cơ thể nhiễm lạnh, hệ miễn dịch kém, tâm lý căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
Viêm nhiễm có thể lây sang cơ thể khi quan hệ tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt, phá thai hoặc các thủ thuật với tử cung khác.
Nguyên nhân gây viêm phần phụ mãn tính
Các nguyên nhân gây ra viêm phần phụ mãn tính cũng tương tự như thể cấp tính. Tuy nhiên quá trình viêm ở thể mãn tính ít biểu hiện ra ngoài, do đó rất khó để nhận biết.
Các tác nhân xâm nhập vào ống dẫn trứng theo nhiều cách khác nhau. Nhiễm khuẩn qua đường tình dục là nguyên nhân phổ biến nhất, các loại vi khuẩn lây qua đường tình dục như chlamydia, gonococci, virus, vi khuẩn mycoplasma.
Các trường hợp bị nhiễm khuẩn sau khi thực hiện các thủ thuật y tế vi phạm quy tắc vô trùng, sát trùng.
Nhiễm trùng có thể truyền sang bộ phận sinh dục theo đường máu và bạch huyết với một số bệnh lý do virus (cúm, rubella, quai bị), cũng như với bệnh lao.
Triệu chứng của bệnh viêm phần phụ
Các triệu chứng của viêm phần phụ cấp tính
Các dấu hiệu biểu hiện của bệnh viêm vùng chậu thể cấp tính gồm
- Đau bụng dưới, quanh vùng xương chậu.
- Sốt cao trên 38 độ C.
- Cơ thể suy nhược, tăng tiết mồ hôi, ớn lạnh.
- Chóng mặt, tim đập nhanh.
- Đau cơ, đau lưng hoặc đau đầu.
- Dịch âm đạo có nhầy hoặc mủ.
- Chảy máu âm đạo mà không trong kỳ kinh nguyệt.
- Rối loạn đi tiểu, tiểu nhiều lần hoặc tiểu buốt, rắt.
- Lượng bạch cầu trong máu gia tăng cùng chỉ số ESR.
- Khi xuất hiện các cơn đau liên tục, có thể cảm nhận sự khuếch đại của nó khi sờ nắn bằng tay thấy bụng căng cứng, giống với cơn đau ruột thừa cấp tính hoặc đau quặn ruột.
Các triệu chứng của viêm phần phụ mãn tính
Các bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục bên trong thường có dạng mãn tính, viêm phần phụ tử cung cũng không ngoại lệ.
Viêm phần phụ mãn tính thường xảy ra do việc điều trị bệnh ở giai đoạn cấp tính không hiệu quả dẫn đến bệnh tái phát nhiều lần.
Các triệu chứng chính của viêm phần phụ mãn tính:
- Không có biểu hiện sốt.
- Các cơn đau cục bộ vùng bụng dưới, vùng thắt lưng hoặc bẹn, đau nhiều khi quan hệ tình dục.
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
- DỊch âm đạo và khí hư nhiều.
- Viêm nhiễm mãn tính là quá trình xảy ra chậm, không gây sốt như dạng cấp tính.
Những cơn đau không phải do viêm nhiễm buồng trứng và ống dẫn trứng mà là do quá trình hình thành các chất kết dính giống như những sợi xơ dày đặc kết nối các mô khỏe mạnh lại với nhau, dẫn đến tắc ống dẫn trứng.
Đau khi quan hệ tình dục cũng là kết quả của sự kết dính làm rối loạn khả năng vận động sinh lý của các cơ quan lân cận.
Viêm buồng trứng đã khiến các giai đoạn sinh lý của nang trứng, rụng trứng và lutein bị xáo trộn, khiến chu kỳ kinh nguyệt thay đổi theo. Đồng thời xuất hiện những bất thường về lượng kinh nguyệt cũng như thời gian kỳ kinh nguyệt.
Với cấu trúc của phần phụ gồm 2 buồng trứng và ống dẫn trứng nằm hai bên đối xứng nhau qua trục tử cung dẫn đến tình trạng viêm nhiễm có thể khác nhau. Vì thế viêm phần phụ bên trái hoặc viêm phần phụ bên phải có cơ chế gây viêm giống như nhau.. Thực tế lâm sàng chỉ dựa trên cảm giác đau mạnh hơn ở phía nào của phần phụ.
Các dấu hiệu của bệnh cũng rất dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh phụ khoa khác. Vì vậy, bạn đọc nếu có bất kỳ bất thường nào trong số biểu hiện trên cần phải đi khám bác sĩ ngay. Từ đó mới xác định chính xác được tình trạng bệnh.
Quá trình viêm nhiễm này hoàn toàn có thể xảy ra theo một ”kịch bản”, các ổ viêm tích tụ mủ có thể vỡ ra, gây tràn dịch vào màng chậu gây viêm phúc mạc, gây hậu quả rất nặng nề, người bệnh có thể bị nguy hiểm đến tính mạng
Những nguy hiểm có thể gặp phải khi bị viêm phần phụ
Phần phụ gồm ống dẫn trứng và buồng trứng, là các cơ quan tham gia trực tiếp vào quá trình sinh sản. Các viêm nhiễm tại phần phụ không chỉ gây đau đớn, ảnh hưởng đến tâm lý mà còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.
Quá trình viêm gây kết dính ống dẫn trứng và buồng trứng gây tắc nghẽn, cản trở việc di chuyển về tử cung của phôi thai hoặc ngăn cản sự thụ tinh của trứng và tinh trùng. Hậu quả tất yếu sẽ dẫn đến các bệnh lý thai nghén như chửa ngoài tử cung, sẩy thai tự nhiên, vô sinh thứ phát.
Vô sinh trong viêm phần phụ không chỉ gây ra bởi ảnh hưởng về mặt giải phẫu và chức năng của ống dẫn trứng mà nó còn gây ra bởi sự rối loạn chức năng của buồng trứng (rối loạn kinh nguyệt, kỳ rụng trứng…). Việc điều trị các chứng vô sinh này vô cùng khó khăn,
Viêm phần phụ kéo dài không điều trị có thể biến chứng lây lan sang các khu vực khác gây ra các bệnh như viêm đại tràng mãn tính, viêm túi mật, viêm bể thận. Nguy hiểm hơn là biến chứng viêm phúc mạc toàn phần, nhiễm trùng máu.
Cách điều trị bệnh viêm phần phụ
Viêm phần phụ là một bệnh nhiễm trùng, vì vậy phương pháp điều trị phổ biến vẫn là dùng liệu pháp kháng sinh. Theo quy định, các loại kháng sinh được sử dụng có phổ rộng trung bình, nhưng liều dùng không phải là tối đa. liệu trình kéo dài ít nhất 1-2 tuần. Các loại vi khuẩn gây viêm phần phụ được cho là có khả năng chống lại sinh cao, vì vậy, để bệnh không tái diễn, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối liều lượng và liệu trình.
Các trường hợp nghiêm trọng, ngoài liệu pháp kháng sinh, các globulin miễn dịch có thể được kê. Globilin chứa các kháng thể có thể chống lại nhiều loại vi khuẩn.
Việc điều trị viêm phần phụ bằng thuốc kháng sinh có thể kết hợp thuốc giảm đau, kháng viêm trong trường hợp đau nhiều do viêm cấp tính. Các thuốc chống viêm không steroid được ưu tiên có chứa ibuprofen, diclofenac, meloxicam.
Một số biện pháp điều trị bổ trợ bằng vật lý trị liệu cho các trường hợp viêm mãn tính gồm: liệu pháp tia cực tím, liệu pháp từ trường, dòng điện diadynamic. Các biện pháp này thường được áp dụng theo lộ trình 10-20 ngày.
Điều trị tại chỗ được thực hiện bằng cách vệ sinh âm đạo với các dung dịch sát khuẩn có nồng độ PH phù hợp. Rửa hoặc xông hơi với các loại dược liệu như lá trầu không, cây hoàng liên, lá trà…
Ngoài các liệu pháp bảo tồn để điều trị viêm phần phụ, các kỹ thuật ngoại khoa cũng được áp dụng. Các trường hợp sau sẽ yêu cầu bắt buộc can thiệp của phẫu thuật
- Nhiễm trùng nặng gây viêm phúc mạc lan tỏa hay viêm thành trong của ổ bụng.
- Vỡ ống dẫn trứng gây tràn dịch mủ.
- Khi việc điều trị bằng dẫn lưu sau phương pháp nội soi ổ bụng không thành công
Việc chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần phụ được thực hiện khi tình trạng viêm mủ, các khối viêm, u dạng túi. Căn cứ trên độ tuổi của bệnh nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thông thường những bệnh nhân trẻ tuổi sẽ được chỉ định cắt bỏ một phần cơ quan ảnh hưởng. Ở những bệnh nhân lớn tuổi, phẫu thuật có thể cắt bỏ toàn bộ tử cung và phần phụ để loại bỏ dứt điểm viêm nhiễm.
Để giữ gìn và bảo vệ tốt hệ thống sinh sản, chị em phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ thường xuyên để được tư vấn, chăm sóc tốt hơn. Chúc chị em sức khỏe!