Viêm phần phụ là bệnh nhiễm trùng xảy ra ở ống dẫn trứng, vòi trứng, buồng trứng và hệ dây chằng bao quanh. Khi các bộ phận này bị viêm nhiễm, toàn bộ hệ thống sinh sản cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, viêm phần phụ là một bệnh lý không thể coi thường. Bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của viêm phần phụ với sức khỏe người phụ nữ.
Mục lục
Bệnh viêm phần phụ xảy ra như thế nào?
Các tác nhân gây nên viêm phần phụ có thể kể đến gồm: vi khuẩn, nấm, khuẩn lậu cầu, liên cầu, E-coli…Trong điều kiện bình thường, khoang ống dẫn trứng là môi trường vô trùng. Tuy nhiên vi khuẩn có thể đi theo các con đường âm đạo, đường huyết đi đến các vị trí phần phụ. Tại đây, vi khuẩn sinh sôi, phát triển quá mức gây phá hủy tế bào, người ta gọi là phản ứng viêm
Viêm phần phụ thường dẫn đến viêm nhiễm thứ cấp, lan dần đến bộ phận khác nếu không ngăn chặn kịp thời. Ít có người nào bị viêm ống dẫn trứng mà không viêm vòi trứng hoặc viêm 1 phần tử cung, do khoang ống dẫn trứng thông suốt các bộ phận này với nhau.
Ở cơ thể khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể có khả năng chống lại một số tấn công của vi khuẩn, không gây ra tình trạng viêm nhiễm khi vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, khi sức đề kháng của cơ thể yếu đi, các vi khuẩn này tận dụng cơ hội để bùng phát, gây tổn thương các cơ quan của hệ thống sinh sản. Vì vậy, các đối tượng dễ mắc bệnh viêm phần phụ nhất thường là phụ nữ sau sinh, sau sảy thai, mới nạo, hút, phá thai…Chị em cần hết sức đề phòng.
Viêm phần phụ có nguy hiểm không?
Vùng chậu của phụ nữ nói chung và phần phụ nói riêng nằm ở vị trí đặc biệt của cơ thể, có đường âm đạo thông ra ngoài. Vậy nên, nhiễm khuẩn phụ khoa là bệnh lý được xếp lên hàng đầu về độ phổ biến đối với nữ giới. Chính vì bệnh rất dễ gặp phải nên nhiều chị em chưa ý thức được mức độ biến chứng nguy hiểm mà nó có thể gây ra. Dưới đây là phân tích về hậu quả đối với sức khỏe nếu mắc bệnh viêm phần phụ.
1. Những cơn đau và ảnh hưởng tâm lý.
Viêm phần phụ cấp tính là tình trạng viêm nhiễm phần phụ lần đầu, bùng phát cao trào tại một số thời điểm. Các phản ứng viêm cấp tính thường là xung huyết, áp xe ống dẫn trứng, phù nề buồng trứng hoặc xung huyết niêm mạc tử cung. Các cơn đau gây ra do viêm phần phụ cấp tính thường là cơn đau dữ dội, liên tục. Đau bụng dưới lan dần sang hông và thắt lưng sau, hoặc có thể lan lên mạn sườn.
Sở dĩ xuất hiện các cơn đau như vậy là vì tình trạng viêm, áp xe khiến toàn bộ cơ quan vùng chậu và hệ thống dây thần kinh bị chèn ép. Đặc biệt chị em sẽ thấy đau rát nhiều hơn khi giao hợp, dẫn đến tâm lý e ngại, lo sợ khi quan hệ tình dục.
Đối với tình trạng viêm phần phụ mãn tính, sau khi bị viêm phần phụ , khoang chậu thường sinh ra xung huyết dẫn đến đau bụng kinh do huyết ứ, người bệnh sẽ có triệu chứng đau bụng mờ nhạt trước kỳ kinh một tuần, càng gần đến kỳ kinh thì đau bụng dưới. Tình trạng này càng nghiêm trọng hơn, có khi kéo dài đến ngày hành kinh
Việc thường xuyên bị các cơn đau hành hạ khiến cho tâm lý chị em bị tác động, luôn mệt mỏi và lo lắng, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt.
2. Biến chứng vô sinh, thai ngoài tử cung
Vô sinh, hiếm muộn do viêm phần phụ.
Cơ quan sinh dục nữ gồm buồng trứng trái và buồng trứng phải đối xứng nhau qua tử cung, kết nối với tử cung thông qua ống dẫn trứng và vòi trứng. Đây gọi là cơ quan sinh dục trên. Phần còn lại gồm cổ tử cung và âm đạo gọi là cơ quan sinh dục dưới.
Buồng trứng có chức năng sản sinh trứng và nhờ hormone nội tiết điều khiển việc rụng trứng đúng chu kỳ. Thông thường các tế bào trứng trưởng thành sẽ rụng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt và được vòi trứng đón lấy đẩy về ống dẫn trứng để thụ tinh với tinh trùng. Nếu thuận lợi thì tế bào trứng đã thụ tinh này sẽ di chuyển về làm tổ ở thành tử cung và lớn dần thành bào thai.
Tuy nhiên nếu bị bệnh viêm phần phụ việc thụ tinh này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Sở dĩ bởi buồng trứng bị viêm nhiễm đã làm suy yếu chức năng sản xuất trứng, đồng thời viêm vòi trứng và ống dẫn trứng có thể gây tắc nghẽn, kết dính hoặc ứ đọng dịch. Điều này vô hình chung đã ngăn chặn sự kết hợp của trứng và tinh trùng, không có sự thụ tinh xảy ra dẫn đến vô sinh.
Mang thai ngoài tử cung do viêm phần phụ.
Một số trường hợp viêm ống dẫn trứng khiến con đường đưa hợp tử trứng đã thụ tinh về tử cung bị chặn lại. Tuy nhiên, hợp tử này không tự tiêu biến, mà phát triển thành bào thai ngay tại ống dẫn trứng. Biến chứng này rất nguy hiểm bởi nó có thể gây ra tình trạng vỡ ống dẫn trứng nếu không phát hiện sớm. Khi biến chứng xảy ra cần được cấp cứu ngay và có khả năng phải cắt bỏ một số bộ phận, không thể bảo toàn cơ quan sinh sản.
3. Các áp xe phần phụ
Áp xe phần phụ chiếm phần lớn là khối viêm nhiễm tại ống dẫn trứng, buồng trứng, một số trường hợp có cả cơ quan lân cận trong vùng chậu như ruột và bàng quang. Khối áp xe thường chứa dịch mủ gồm huyết tương, tế bào hoại tử, vi khuẩn gây áp xe…
Triệu chứng bị áp xe phần phụ: Cơ thể có thể bị sốt hoặc không, đau vùng chậu, thay đổi thói quen đại tiện. Các khối áp xe khi vỡ gây đau bụng cấp, triệu chứng sốc nhiễm trùng máu như sốt cao, tim đập nhanh, chóng mặt, tím tái…, một số trường hợp vỡ áp xe rò rỉ chậm có thể bị bỏ sót. Áp xe bị vỡ có thể nguy kịch gây tử vong, vì vậy cần đưa người bệnh đi cấp cứu khẩn cấp.
4. Tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung
Các bệnh viêm nhiễm phần phụ kéo dài lâu ngày sẽ chuyển sang tình trạng mãn tính. Hầu hết các ca ung thư buồng trứng hoặc ung thư cổ tử cung loại trừ trường hợp tiền sử di truyền thì đều mắc các bệnh lý phần phụ trước đó. Các tổn thương tế bào liên tục tăng cao và kéo dài khiến tế bào không thể tự sửa chữa dẫn tới ung thư.
Viêm phần phụ cũng gây rối loạn hormone, có thể tăng tiết estrogen – nội tiết tố nữ làm cho các tế bào niêm mạc tử cung phân chia. Do đó, sự dư thừa nó làm tăng nguy cơ ung thư tử cung vì nó khuyến khích những thay đổi tế bào không mong muốn.
5. Viêm phúc mạc vùng chậu
Viêm phúc mạc vùng chậu là tình trạng viêm lớp phúc mạc bao quanh các bộ phận của vùng chậu và toàn bộ vùng chậu. Hầu hết là viêm phúc mạc thứ phát, nhiễm trùng các cơ quan trong ổ bụng , hoại tử và thủng, chấn thương, v.v. Nhiễm trùng phần phụ cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm phúc mạc.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau bụng, căng tức bụng, căng cơ bụng, buồn nôn, nôn, sốt, bạch cầu tăng cao, trường hợp nặng có thể gây tụt huyết áp và phản ứng nhiễm độc toàn thân, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong do sốc nhiễm độc.
Có 2 dạng viêm phúc mạc vùng chậu
Phòng tránh viêm phần phụ
1. Chú ý vệ sinh cá nhân
Để đạt được hiệu quả ngăn ngừa bệnh viêm phần phụ, phụ nữ nên chú ý vệ sinh cá nhân trong cuộc sống. Nên thay quần lót thường xuyên trong sinh hoạt, đồng thời vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh thường xuyên thụt rửa âm đạo để rửa bộ phận này, ngoài ra cần tránh quan hệ tình dục không an toàn để tránh viêm nhiễm phần phụ.
2. Chú ý tập thể dục
Chị em nên chú ý tăng cường các bài tập thể dục khi phòng tránh bệnh viêm phần phụ, không chỉ có tác dụng nâng cao thể lực của cá nhân mà còn có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch, kháng bệnh của cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phần phụ.
3. Chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh
Tất cả chị em phụ nữ nên chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh, đây là biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh viêm phần phụ. Các bạn nữ nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và các nguyên tố vi lượng trong bữa ăn hàng ngày để nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phần phụ một cách hiệu quả.
4. Chú ý kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi
Bạn nữ cần lưu ý kết hợp làm việc và nghỉ ngơi để phòng tránh bệnh viêm phần phụ. Không để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi quá mức trong thời gian dài dễ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phần phụ. Vì vậy, mong rằng các chị em cần lưu ý kết hợp giữa công việc và nghỉ ngơi trong cuộc sống để tránh tình trạng mệt mỏi quá độ, có như vậy mới đạt được hiệu quả phòng tránh bệnh viêm phần phụ.
Trên đây, chúng tôi đã trình bày các nguy hiểm có thể gặp phải khi bị viêm phần phụ, hi vọng những thông tin này hữu ích cho chị em phụ nữ. Chúc chị em sức khỏe!