Viêm phần phụ là một bệnh phụ khoa khá phổ biến xảy ra ở chị em phụ nữ. Bệnh gây ra nhiều nguy hại tới sức khỏe sinh sản, cơ thể của chị em. Vậy viêm phần phụ là gì? Viêm phần phụ có bị đau bụng không? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để chị em có thêm kiến thức về bệnh viêm phần phụ này nhé!
Mục lục
Viêm phần phụ là gì, nguyên nhân gây bệnh?
Thế nào là bệnh viêm phần phụ?
Đối với chị em phụ nữ, phần phụ là cơ quan gồm buồng trứng, hệ thống dây chằng rộng và vòi trứng. Viêm phần phụ là tình trạng các bộ phận phần phụ bị viêm nhiễm, bắt đầu từ viêm nhiễm ống dẫn trứng, sau đó lan rộng đến những cơ quan, bộ phận xung quanh. Phần phụ bị viêm nhiễm do các loại virus, nấm, ký sinh trùng, xâm nhập vào trong cơ thể và phát triển.
Viêm phần phụ thường được chia thành những loại như sau:
- Viêm phần phụ cấp tính: là giai đoạn đầu của bệnh, với các biểu hiện như sốt cao, đau bụng, thân nhiệt tăng. Nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu trên, chị em hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ kiểm tra ngay từ giai đoạn này.
- Viêm phần phụ mãn tính: là giai đoạn nặng được chuyển tiếp từ dạng cấp tính lên. Khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn này, bệnh có thể gây ra các loại biến chứng khôn lường.
- Viêm phần phụ bán cấp: Đây là hình thái chiếm khoảng 30% các trường hợp chị em mắc bệnh. Lúc này, chị em thường đi kèm với các triệu chứng như: đau bụng âm ỉ, rong kinh, khí hư không rõ ràng, sốt,…
Nguyên nhân gây bệnh viêm phần phụ
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm phần phụ, trong đó, phổ biến nhất bao gồm:
- Viêm nhiễm ngược dòng từ các bộ phận khác: Khi chị em bị viêm lộ tuyến cổ cung, viêm âm đạo… các vi khuẩn, nấm gây bệnh có thể đi ngược dòng lây lan sang các vùng lân cận của buồng trứng, ống dẫn trứng… dẫn tới viêm phần phụ.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Theo như các nghiên cứu, hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm phần phụ đều xuất phát từ các bệnh lây truyền qua con đường tình dục, phổ biến nhất là bệnh lậu, lên tới 40%.
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Việc vệ sinh cô bé không sạch sẽ, quá lạm dụng dung dịch vệ sinh hoặc thường xuyên thụt rửa âm đạo, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm,… xâm nhập, tấn công phần phụ và gây bệnh.
- Mặc đồ quá bó: Việc mặc những bộ đồ quá chật, bó sát cũng có khả năng khiến cho âm đạo khó chịu, dễ tổn thương và tạo điều kiện để cho vi khuẩn tấn công.
- Do sinh nở nhiều lần hoặc phá thai: Việc sinh đẻ nhiều lần hoặc đi nạo phá thai không an toàn cũng khiến vùng âm đạo, phần phụ bị tổn thương, gây ra tình trạng viêm nhiễm.
- Ngồi lâu, ít vận động: Khi chị em ít vận động, hay ngồi lâu cũng có thể khiến phần dưới bị tê, máu lưu thông khó, chức năng thải độc của âm đạo bị hạn chế, từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tóm lại, đa phần các nguyên nhân gây bệnh viêm phần phụ đều bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt không đúng cách của chị em. Hiểu rõ về các nguyên nhân này sẽ giúp các chị em phòng tránh, hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh.
Có thể bạn quan tâm: Những điều chị em cần biết về viêm phần phụ 2 bên.
Viêm phần phụ có bị đau bụng không?
Câu trả lời là có, đau bụng là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm phần phụ. Bệnh này tạo ra các cơn đau âm ỉ ở phần bụng dưới và vẫn nằm trong khả năng có thể chịu đựng được nên thường xuyên bị chị em bỏ qua. Cơn đau chỉ rõ rệt hơn khi chị em vận động mạnh. Các cơn đau ở phần bụng dưới sẽ tăng mức độ lên khi bệnh nặng, khi nhấn vào phần bụng dưới, khi đang đại tiện và khi làm “chuyện ấy”. Ngoài ra, chị em cũng thường xuyên bị đau mỏi hông ngay cả khi chưa đến kỳ kinh.
Ngoài dấu hiệu đau bụng, chị em bị viêm phần phụ còn có một số triệu chứng khác như sau:
- Sốt: Viêm nhiễm phần phụ ở mức độ nặng cũng sẽ khiến cơ thể chị em bị mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm, từ đó, khiến chị em bị ốm và sốt cao, có thể lên đến 40 độ C. Khi bị sốt, chị em có thể cảm thấy rùng mình, thường có cảm giác ớn lạnh, nhiệt độ tăng giảm bất thường. Bên cạnh đó, chị em còn có thể bị chóng mặt và buồn nôn.
- Dịch âm đạo tiết bất thường: Viêm phần phụ cũng khiến khí hư khi tiết ra có mùi tanh khó chịu, màu sắc khác thường (có thể vàng hoặc xanh), dạng đặc hoặc lỏng, có thể có cả mủ kèm theo.
- Tiểu rắt hoặc tiểu buốt: Viêm nhiễm phần phụ kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến những cơ quan, bộ phận lân cận, trong đó có bàng quang và niệu quản. Hai bộ phận này khi bị chèn ép dẫn đến chị em bị các hiện tượng đái dắt, tiểu buốt và ứ nước ở thận.
- Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt ra nhiều trong thời kỳ “đèn đỏ”, xuất huyết bất thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường, đau bụng kinh dữ dội, máu kinh có màu đen, vón cục, có thể ra máu giữa chu kỳ kinh.
Bên cạnh đó, một số trường hợp chị em phụ nữ còn gặp các hiện tượng đau rát “cô bé”, đau khi giao hợp, đau ngang thắt lưng, rối loạn chức năng tiêu hóa. Nếu chị em để lâu bệnh viêm phần phụ có thể dẫn đến viêm phúc mạc tiểu khung, viêm phúc mạc toàn thể, hay bị nhiễm trùng máu. Nhìn chung, những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phần phụ khá tương tự so với các bệnh phụ khoa khác. Do đó, nếu chị em gặp phải các hiện tượng này, chị em cần đi thăm khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Có thể bạn quan tâm: Viêm phần phụ có gây đau lưng không?
Viêm phần phụ có gây nguy hiểm không?
Bệnh viêm phần phụ nếu không được điều trị kịp thời, chị em có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng sau đây:
Bị vô sinh hiếm muộn
Bệnh viêm phần phụ là tình trạng viêm nhiễm tại buồn trứng, vòi trứng, hệ thống dây chằng xung quanh tử cung và vòi trứng. Đây đều là những cơ quan có vai trò quan trọng và cần thiết trong quá trình sinh sản của phụ nữ.
Nếu 1 trong những bộ phận này xảy ra tình trạng viêm nhiễm, chức năng và hoạt động của cơ quan này sẽ không còn hiệu quả nữa. Từ đó, sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai của chị em. Thậm chí, nếu chị em do lơ là trong quá trình điều trị, chị em sẽ phải đối mặt với nguy cơ vô sinh hiếm muộn.
Bị viêm phúc mạc đáy chậu
Viêm nhiễm phần phụ kéo dài có thể lan rộng ra và gây nên tình trạng viêm phúc mạc đáy chậu. Khi đó, chị em sẽ có biểu hiện như: cơ cứng tại thành bụng dưới rốn, hạ vị có khối dính, ranh giới giữa tử cung và các khối viêm dính không xác định được.
Mang thai ngoài tử cung
Khi bị viêm nhiễm, phần vòi trứng sẽ bị hẹp đi, hoặc bị bịt kín gây ra tắc nghẽn. Do đó, trứng sẽ không thể đi sâu vào bên trong tử cung để làm tổ trong đó. Nó chỉ có thể làm tổ ở bên ngoài tử cung, từ đó gây ra tình trạng mang thai ngoài tử cung. Tình trạng này rất nguy hiểm cho chị em, chị em cần đặc biệt lưu ý.
Gây apxe buồng trứng
Khi có dấu hiệu viêm phần phụ, nếu chị em không chủ động điều trị hoặc chần chừ để lâu, để viêm nhiễm kéo dài có thể dẫn tới tình trạng tích tụ dịch mủ, gây tình trạng viêm nhiễm tại buồng trứng. Khi đó, chị em phải đối mặt với nguy cơ hình thành các ổ apxe tại buồng trứng, đặc biệt rất nguy hiểm.
Ngoài các biến chứng trên của bệnh viêm phần phụ gây ra, chị em còn bị suy giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày, do những triệu chứng đau rát, tiểu tiện bất thường,… gây ra.
Tóm lại, khi gặp phải những dấu hiệu bất thường của bệnh viêm phần phụ, chị em phụ nữ cần tiến hành thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Việc tìm hiểu bệnh và điều trị kịp thời là việc làm cần thiết để giúp chị em bảo vệ sức khỏe cũng như thiên chức làm mẹ của mình.
Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu và cách chữa trị viêm phần phụ mãn tính.
Cách điều trị bệnh viêm phần phụ
Viêm phần phụ gây ra những tác hại không hề nhỏ đối với những người bị bệnh. Thông thường, để điều trị viêm phần phụ thường có 2 phương pháp được áp dụng là phương pháp nội khoa và phương pháp ngoại khoa.
Phương pháp nội khoa
Đối với những trường hợp chị em bị viêm phần phụ cấp tính, chị em sẽ được chỉ định dùng thuốc để điều trị. Bác sĩ sẽ dựa vào tình hình bệnh, thể trạng của chị em mà kê đơn thuốc sao cho phù hợp. Chị em lưu ý, cần phải tuân thủ tuyệt đối các chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách sử dụng thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất.
Phương pháp ngoại khoa
Vớ những chị em bị viêm phần phụ mãn tính, phương pháp ngoại khoa là biện pháp tốt nhất. Phương pháp này sẽ sử dụng các loại máy móc, thiết bị y tế hiện đại để can thiệp loại bỏ mầm bệnh.
Viêm phần phụ là căn bệnh phụ khoa nguy hiểm, các chị em cần đặc biệt cẩn trọng lưu ý, luôn luôn theo dõi tình trạng sức khỏe định kì, thường xuyên khám phụ khoa. Chị em không nên lơ là mà để bệnh chuyển biến nặng, về sau sẽ rất khó chữa trị và có thể gây nên nhiều hậu quả không tốt cho sức khỏe sinh sản của bản thân mình.