Buồng trứng là cơ quan quan trọng trong việc thực hiện chức năng sinh sản ở nữ giới. Các bệnh lý liên quan đến buồng trứng đều rất nghiêm trọng, có thể trực tiếp gây vô sinh và nhiều biến chứng nguy hiểm. Một trong những bệnh lý buồng trứng phổ biến là viêm buồng trứng. Do buồng trứng thông với ống dẫn trứng tạo nên phần phụ của tử cung nên bệnh viêm buồng trứng có tên gọi khác là viêm phần phụ xảy ra ở buồng trứng.
Viêm phần phụ xảy ra ở buồng trứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thế nào, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Viêm phần phụ ở buồng trứng là gì?
Viêm phần phụ tại buồng trứng là tình trạng nhiễm trùng buồng trứng gây ra do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng xâm nhập thông qua đường tình dục, đường máu hoặc đường âm đạo. Các loại khuẩn phổ biến gồm vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, E. coli, Mycoplasma, chlamydia, xoắn khuẩn, virus…Viêm buồng trứng thường xảy ra dưới dạng viêm nhiễm thứ cấp của tình trạng viêm ống dẫn trứng và vòi trứng. Đồng thời, viêm buồng trứng cũng có thể lây lan ra các bộ phận khác nằm trong vùng chậu gồm tử cung, phúc mạc, bàng quang…
Nguyên nhân gây viêm phần phụ ở buồng trứng
Như đã trình bày ở trên, tác nhân gây các phản ứng viêm tại buồng trứng là sự hoạt động mạnh mẽ của vi khuẩn, phá hủy các tế bào tại buồng trứng, hình thành các ổ viêm nhiễm với dịch nhầy, sưng tấy, tạo nên các khối áp xe chứa mủ.
Vì vậy có thể nói đi tìm nguyên nhân gây viêm buồng trứng chính là đi tìm con đường vi khuẩn xâm nhập được vào buồng trứng gây viêm.
Các nguyên nhân phổ biến gây viêm phần phụ ở buồng trứng
1. Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm buồng trứng là do các bệnh lây qua đường tình dục. Đối tượng bạn tình có thể lây nhiễm nữ giới các bệnh tình dục phổ biến như bệnh lậu, Chlamydia, vi khuẩn Trichomonas gây viêm âm đạo. Các vi khuẩn di chuyển từ âm đạo đi lên buồng trứng sẽ gây viêm nhiễm.
2. Môi trường âm đạo thay đổi do nhiều nguyên nhân như vệ sinh âm đạo sai cách, nồng độ PH thay đổi, nội tiết tố thay đổi trong thai kỳ… khiến vi khuẩn khu trú trong âm đạo bùng phát gây bệnh.
3. Phụ nữ mới sinh, hay mới sảy thai, nạo phá thai có sức đề kháng suy giảm, khả năng chống lại vi khuẩn virus kém. Một số trường hợp bị nhiễm khuẩn khi thực hiện các biện pháp phẫu thuật phụ khoa vi phạm điều kiện vô trùng trong y tế. Một số trường hợp khác bị sót nhau thai không phát hiện, lâu ngày sẽ chuyển biến thành viêm phần phụ.
4. Các viêm nhiễm khác trong ổ bụng như viêm ruột thừa cấp, viêm túi thừa đại tràng nếu không được loại bỏ sẽ nhiễm trùng vào máy và đi đến các cơ quan khác như buồng trứng gây viêm cấp tính.
5. Khi tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các cơ quan lân cận của khoang chậu hoặc ống dẫn trứng, viêm tắc vòi trứng cấp tính do lây nhiễm trực tiếp. Viêm thường xảy ra ở ống dẫn trứng và buồng trứng liền kề.
Triệu chứng bệnh viêm phần phụ ở buồng trứng
Triệu chứng của viêm phần phụ ở buồng trứng có thể biểu hiện ở 2 cấp độ: cấp tính và mãn tính
Viêm phần phụ ở buồng trứng cấp tính
- Đau bụng dưới, người bệnh cảm thấy các cơn đau lan rộng vùng bụng dưới, đau nhiều ở phía 2 bên của khung chậu, theo hướng 2 bên hông.
- Sốt nhẹ, các cơn sốt nhẹ xuất hiện bất kỳ, cơ thể ớn lạnh
- Rối loạn kinh nguyệt, chức năng của buồng trứng bị rối loạn do thay đổi hormone.
- Đau vùng kín, có cảm giác nóng, sưng, đau và ẩm ướt ở hậu môn.
Viêm phần phụ ở buồng trứng mãn tính
Đau bụng dưới, cảm giác căng trướng, cảm giác thành bụng ở phần phụ dày lên, thậm chí sờ thấy khối. Đau tăng khi quan hệ tình dục.
Cơ thể mệt mỏi kéo dài, chán ăn, sút cân
Rối loạn kinh nguyệt, rong kinh.
Vô sinh vừa được coi là biến chứng cũng như một triệu chứng của bệnh viêm buồng trứng mãn tính. Xảy ra do phản ứng viêm gây tăng tiết dịch, tràn vào thành ống dẫn trứng gây ứ đọng, tắc nghẽn ống dẫn trứng khiến tinh trùng không thể thụ tinh cùng trứng.Viêm buồng trứng làm suy giảm hoặc rối loạn chu kỳ rụng trứng do thay đổi hormone.
Rất nhiều trường hơp hiếm muộn đến khám tại cơ sở y tế và được bác sĩ kết luận viêm phần phụ gây vô sinh.
Nguy hiểm gây ra do viêm phần phụ ở buồng trứng
Buồng trứng là một phần quan trọng của hệ thống sinh sản ở nữ giới. Buồng trứng có chức năng sản sinh ra tế bào trứng và có nhiệm vụ tổng hợp hormone quy định giới tính nữ, estrogen và progesterone.
Buồng trứng trái và buồng trứng phải đối xứng nhau qua tử cung, kết nối với tử cung thông qua ống dẫn trứng và vòi trứng. Thông thường các tế bào trứng trưởng thành sẽ rụng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt và được vòi trứng đón lấy đẩy về ống dẫn trứng để thụ tinh với tinh trùng. Nếu thuận lợi thì tế bào trứng đã thụ tinh này sẽ di chuyển về làm tổ ở thành tử cung và lớn dần thành bào thai.
Tuy nhiên nếu bị bệnh viêm phần phụ ở buồng trứng, việc thụ tinh này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Sở dĩ bởi buồng trứng bị viêm nhiễm đã làm suy yếu chức năng sản xuất trứng đồng thời có thể làm tắc nghẽn ống dẫn trứng do kết dính hoặc ứ đọng dịch. Điều này vô hình chung đã ngăn chặn sự kết hợp của trứng và tình trùng, không có sự thụ tinh xảy ra dẫn đến vô sinh.
Ngòa ra các biến chứng viêm gây kết dính các bộ phận và lan truyền vi khuẩn tới các cơ quan khác cũng gây hậu quả rất nghiêm trọng như bệnh viêm phúc mạc toàn phần vùng chậu, viêm tử cung, viêm bàng quang và thậm chí là nhiễm trùng máu…
Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm buồng trứng
Viêm phần phụ có thể xảy ra cục bộ ở buồng trứng hoặc đồng thời ở các bộ phận khác như ống dẫn trứng, vòi trứng…Các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm phần phụ gần như giống nhau ở các vị trí. Vì thế, với kỹ thuật siêu âm, bác sĩ có thể ban đầu xác định được bệnh nhân có mắc viêm phần phụ tại buồng trứng không, mức độ viêm nhiễm như thế nào?
Tiếp đến các xét nghiệm dịch âm đạo, chọc dò buồng trứng lấy dịch để nuôi cấy, phát hiện liên cầu, tụ cầu và các mầm bệnh khác. Từ đó mới có cơ sở lên phác đồ điều trị phù hợp.
Các biện pháp điều trị bệnh viêm buồng trứng
Viêm phần phụ tại buồng trứng hoàn toàn có thể chữa trị được nếu phát hiện kịp thời. Vì thế nếu có bất kỳ triệu chứng nào bên trên, chị em cần đến ngay các cơ sở ý tế chuyên khoa uy tín để khám và điều trị.
Các biện pháp điều trị viêm phần phụ tại buồng trứng phổ biến hiện nay
Điều trị bằng thuốc kháng sinh: Để loại bỏ tác nhân gây viêm, bệnh nhân thường được chỉ định kháng sinh. Kháng sinh giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm các triệu chứng bên ngoài, kìm hãm sự lây lan sang các cơ quan khác.
Điều trị bằng ngoại khoa: Các trường hợp viêm gây tràn dịch ống dẫn trứng hoặc áp xe túi mủ có thể sử dụng phương pháp chọc hút và dẫn lưu kết hợp tiêm, truyền kháng sinh.
Nếu xảy ra tình trạng kết dính tại buồng trứng hoặc ống dẫn trứng có thể áp dụng biện pháp phẫu thuật nội soi để tách chúng khỏi kết dính.
Với các đối tượng nhiễm trùng nặng, một số can thiệp cắt bỏ bộ phận của phần phụ có thể được tiến hành. Tuy nhiên việc điều trị để bảo tồn cơ quan sinh sản vẫn cần được ưu tiên hơn hết.
Điều trị đồng thời cho đối tượng quan hệ tình dục của bệnh nhân nữ, nếu nguyên nhân dẫn đến viêm buồng trứng xuất phát từ bệnh đường tình dục.
Viêm buồng trứng là một bệnh lý phụ khoa ít gặp. Viêm buồng trứng là một bệnh lý phụ khoa nặng. Bệnh gây ảnh hưởng trầm trọng lên sức khỏe sinh sản phụ nữ như vô sinh và thậm chí có thể ảnh hưởng tới tính mạng nếu như nhiễm trùng lan rộng trong khoang bụng mà không được kiểm soát tích cực bằng kháng sinh. Đôi khi, với những nhiễm trùng nghiêm trọng, bác sĩ buộc phải làm phẫu thuật cắt buồng trứng, tử cung để loại bỏ ổ lây nhiễm.
Các lưu ý trong quá trình điều trị viêm phần phụ buồng trứng
- Bệnh nhân bị viêm phần phụ tại buồng trứng dạng cấp tính, có các biểu hiện nặng, nên nhập viện để theo dõi và điều trị.
- Nên nằm nghỉ ngơi, ít đi lại, vận động hoặc làm việc quá sức. Mặc quần áo thoải mái, đặc biệt là đồ lót nên sử dụng chất liệu mềm, không mặc quá chật và giặt giũ sạch sẽ.
- Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nên uống nhiều nước nếu trường hợp sốt cơ thể bị mất nước. Chế độ ăn uống đủ chất, nhiều vitamin C, bổ sung hoa quả.
- Không ăn đồ ăn cay nóng, dầu mỡ nhiều hoặc đồ sống.
- Quá trình điều trị ngoại trú, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ đơn thuốc và tái khám đúng thời gian quy định.