Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một bệnh phụ khoa khá phổ biến, có 50 – 60% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ mắc bệnh này. Bệnh đã trở thành nỗi lo của đa số chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Viêm lộ tuyến liệu có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi hay không? Biểu hiện của viêm lộ tuyến trong giai đoạn này là như thế nào? Phương pháp điều trị nào là hợp lý? Dùng thuốc đặt liệu bệnh có hoàn toàn khỏi? Hàng loạt những câu hỏi trên sẽ được chúng tôi giải đáp ở bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Viêm lộ tuyến khi mang thai là gì?
Viêm lộ tuyến là tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, khi các tế bào tuyến tăng sinh quá mức và lan ra ngoài phía ngoài cổ tử cung, che phủ một phần cổ tử cung. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do bẩm sinh hay sự tấn công của vi khuẩn, virus, nấm cũng như các tác nhân gây bệnh khác, làm tổn thương cổ tử cung.
Viêm lộ tuyến có thể gặp ở bất cứ phụ nữ nào nhưng phổ biến nhất là chị em trong độ tuổi sinh sản, trong đó có phụ nữ mang thai. Ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, nếu không lưu ý đến những vấn đề về phụ khoa thì thai phụ rất dễ có khả năng mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung. Nếu phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường của vùng kín, báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để có hướng điều trị kịp thời.
Đọc thêm:
2. Tại sao phụ nữ mang thai lại là đối tượng dễ mắc viêm lộ tuyến nhất?
Phụ nữ khi mang thai nếu mắc viêm lộ tuyến thì rất nguy hiểm, nếu bệnh không điều trị dứt điểm thì bệnh không những ảnh hưởng đến thai phụ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi khiến cho thai nhi phát triển không bình thường hay thậm chí có thể gây nhiễm khuẩn thai kỳ.
Nguyên nhân khiến cho phụ nữ mang thai dễ mắc viêm lộ tuyến bao gồm
- Trước khi chuẩn bị mang thai hay trong quá trình mang thai, phụ nữ đã quan hệ tình dục không an toàn. Quan hệ một cách thô bạo làm tổn thương âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm ngứa tấn công.
- Khi mang thai, hormon trong cơ thể người mẹ thay đổi rất nhiều. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm lộ tuyến.
- Vùng kín không đảm bảo vệ sinh.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp, làm thay đổi pH của âm đạo là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Tuy nhiên, nếu thay đổi được yếu tố này thì lộ tuyến cũng dần phải mất đi.
- Bệnh nhân có tiền sử phá thai, sảy thai hay sinh non. Ở những đối tượng này, nguy cơ viêm nhiễm cao hơn hẳn so với các đối tượng bình thường khác.
- Có tiền sử mắc các bệnh phụ khoa trước đó nhưng chưa được điều trị khỏi hoàn toàn.
- Mặc quần áo không phù hợp, bó sát vào cơ thể, bộ đồ quá cũ khiến nhiều vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
- Bệnh nhân có một số vấn đề về cổ tử cung do sinh nở nhiều lần.
3. Những ảnh hưởng của viêm lộ tuyến đến phụ nữ mang thai?
Do trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, người mẹ có khả năng mắc viêm lộ tuyến cao nhất nên cần đặc biệt thận trọng trong giai đoạn này. Viêm lộ tuyến không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người mẹ nhưng có thể gây nên một số vấn đề ở thai nhi.
- Trẻ có thể phát triển không đầy đủ về thể chất, gây dị tật bẩm sinh hay suy dinh dưỡng.
- Nguy cơ sảy thai hay sinh non cao.
- Ở những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi ngày một phát triển, ép dần lên cổ tử cung mà khi đó cổ tử cung đang bị tổn thương, có những vết loét, rất dễ gây ra tình trạng chảy máu. Tình trạng không những nguy hiểm cho thai nhi mà còn ảnh hưởng nhiều đến thai phụ.
4. Khi mang thai, nếu mắc viêm lộ tuyến nên đặt thuốc gì?
Nếu đang mang thai, thai phụ phát hiện mình bị viêm lộ tuyến cổ tử cung thì lúc này, bạn không cần quá lo lắng. Cách giải quyết tốt nhất lúc này là đến ngay cơ sở y tế để nhận được lời tư vấn từ bác sĩ. Họ sẽ thăm khám, từ đó đưa ra các lời khuyên và phương pháp điều trị cụ thể tốt nhất cho bạn, cân nhắc được các phương pháp hạn chế ảnh hưởng nhất đến thai nhi.
Sau khi khám và điều trị, bạn phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ của bác sĩ và thực hiện đúng lịch tái khám. Như vậy sẽ kiểm soát được những vấn đề có thể xảy đến với thai nhi.
Sử dụng kháng sinh trong điều trị sẽ không đạt hiệu quả điều trị mà còn ảnh hưởng tới thai nhi. Lúc này việc sử dụng thuốc đặt âm đạo hết sức cần thiết với bệnh nhân bởi sẽ làm kiểm soát mức độ phát triển của vi khuẩn, giúp cân bằng lại độ pH âm đạo.
Một số thuốc đặt hay được sử dụng
Thuốc đặt Metromicon
Thành phần
- Metronidazole 100mg: kháng sinh thuộc họ nitroimidazole, có tác dụng tốt trên vi khuẩn kỵ khí.
- Miconazole 100mg : có khả năng kháng nấm tương đối lớn, đặc biệt với các loại vi nấm men, vi nấm,..
Liều dùng: 1 viên / lần / ngày đặt âm đạo vào buổi tối trước khi đi ngủ. Thời gian điều trị thông thường là 10 ngày, tuy nhiên còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng của bệnh nhân.
Thuốc đặt Polygynax
Là sự kết hợp của 3 loại kháng sinh
- Neomycine sulfate 35.000UI.
- Polymyxine sulfate 35.000UI.
- Nystatine 100.000UI.
Liều dùng : đặt âm đạo 1 viên / lần / ngày vào buổi tối trong vòng 12 ngày.
Đây được xem như là một loại thuốc đặt khá phổ biến được sử dụng cho phụ nữ mang thai mắc viêm lộ tuyến, nhưng nếu sử dụng trong một thời gian dài thì dễ gây ra tác dụng không mong muốn là nhiễm độc toàn thân, viêm da hay dị ứng.
Thuốc đặt Megyna
Thành phần
- Metronidazol 0,5mg: có tác dụng tốt đối với vi khuẩn Gram âm, vi khuẩn gây ra bệnh.
- Nystatin 100000 IU: là khả năng chống nấm và tác dụng tốt trong điều trị nấm âm đạo.
- Dexamethasone 0,5mg: là một glucocorticoid có tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch.
- Chloramphenicol 0.08mg: là kháng sinh có phổ tác dụng rộng, tác dụng trên cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm.
Liều dùng: mỗi ngày chỉ sử dụng viên đặt Megyna 1 viên / lần. Sử dụng thuốc đều đặn và liên tục trong 10 – 15 ngày để đảm bảo hiệu quả điều trị là cao nhất.
Thuốc đặt Sadetabs
Sadetabs được biết đến như một loại thuốc đặt để điều trị viêm nhiễm phụ khoa trong đó có viêm lộ tuyến.Sự kết hợp của 3 thành phần đã giúp cho Sadetabs có tác dụng như 1 thuốc kháng sinh, kháng nấm đồng thời điều trị được nguyên nhân gây ra viêm nhiễm đường sinh dục.
Thành phần của thuốc bao gồm:
- Neomycin sulfate 83mg
- Clotrimazole 100mg
- Metronidazole 500mg
Liều dùng, cách dùng: tương tự như các thuốc đặt âm đạo khác, thuốc được đặt vào buổi tối, trước khi đi ngủ, mỗi lần 1 viên / ngày. Thời gian điều trị trung bình khoảng 6 ngày. Sau 6 ngày này, nếu bệnh chưa khỏi dứt điểm, có thể chuyển sang liệu trình điều trị kéo dài 12 ngày.
Thuốc đặt Colposeptine
Thành phần của thuốc
- Chlorquinaldol có hàm lượng 200mg: khả năng kháng khuẩn tốt
- Promestriene có hàm lượng 10mg: cân bằng pH âm đạo, tránh nguy cơ tái nhiễm khuẩn.
Liều dùng, cách dùng: mỗi ngày đặt âm đạo 1 viên / ngày. Điều trị liên tục trong vòng 18 ngày.
Trên đây là một số thuốc đặt âm đạo được khuyến cáo là an toàn đối với phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, trước khi sử dụng thuốc đặt, sản phụ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Vệ sinh âm đạo thật sạch sẽ, phải luôn đảm bảo tay đặt thuốc thật sạch để không tạo cơ hội cho vi khuẩn có khả năng tấn công âm đạo khi đặt thuốc.
- Khi gỡ viên thuốc khỏi vỉ thì phải nhúng vào nước ấm để cho thuốc mềm ra thuận tiện cho việc đặt sau đó.
- Đặt thuốc ở tư thế ngồi xổm, thuốc vào âm đạo càng sâu càng tốt khi đó hiệu quả điều trị sẽ được đảm bảo.
Có thể bạn muốn biết: Chữa viêm lộ tuyến xong vẫn ra nhiều khí hư có sao không?
5. Bị viêm lộ tuyến trong lúc mang thai, bạn cần lưu ý gì?
Trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ nếu phát hiện bị viêm lộ tuyến, thai phụ cần có những lưu ý sau đây:
Khi phát hiện bản thân mang thai khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, chị em nên đặc biệt chú ý ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ.
- Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc để điều trị nếu chưa thăm khám hay có chỉ định của các bác sĩ. Việc này vô tình sẽ khiến cho tình trạng viêm lộ tuyến nặng hơn, khả năng ảnh hưởng đến thai nhi sẽ lớn hơn.
- Khi người phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, nhất là mắc viêm lộ tuyến, điều đó lại càng quan trọng. Tránh căng thẳng, stress, mệt mỏi, chán nản,… gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.
- Quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ thô bạo, ảnh hưởng đến âm đạo và thai nhi. Tốt nhất bạn nên kiêng quan hệ trong khoảng thời gian này
Viêm lộ tuyến khi mang thai là một bệnh lành tính, không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người mẹ, nhưng nếu bệnh không được điều trị triệt để, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt chú ý thời gian 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.
Khi thai phụ mắc viêm lộ tuyến, cần đến ngay cơ sở y tế để có những biện pháp điều trị phù hợp. Trong đó, đặt thuốc âm đạo được xem là phương pháp tối ưu nhất, đơn giản, dễ thực hiện và khắc phục được những nhược điểm mà phương pháp đốt hay áp lạnh lộ tuyến mang lại.
Tìm hiểu: Phương pháp điều trị viêm lộ tuyến bằng sóng cao tần