Khi mức độ tổn thương lộ tuyến chiếm 2/3 diện tích cổ tử cung thì được xếp vào viêm lộ tuyến độ 2. Mức độ này được xếp vào mức độ trung bình, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hằng ngày và đời sống vợ chồng nếu không được chữa trị đúng cách. Tìm hiểu về bệnh, người ta đặt ra 1 số câu hỏi: triệu chứng, nguyên nhân gây viêm lộ tuyến độ 2 là gì? Viêm lộ tuyến mức độ 2 đặt thuốc có khỏi không? Câu trả lời sẽ được các chuyên gia giải đáp qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Viêm lộ tuyến là gì?
50 – 60% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ mắc viêm lộ tuyến. Các tế bào tuyến phát triển nhanh, nhiều hơn mức bình thường khiến nó bò ra phía bên ngoài của tử cung, chiếm một phần diện tích của cổ tử cung. Tại vị trí mà tế bào tuyến bò ra đó là điều kiện hết sức thuận lợi cho vi khuẩn, virus hay các tác nhân gây bệnh khác tấn công. Điều này đã làm cho cổ tử cung bị viêm nhiễm gọi là lộ tuyến tử cung. Đây được xem là những tổn thương lành tính nhưng nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ sau này.
2. Tìm hiểu về viêm lộ tuyến độ 2
Thế nào được coi là viêm lộ tuyến độ 2?
Tùy theo mức độ tổn thương và tình trạng bệnh mà người ta chia viêm lộ tuyến thành 3 mức độ
- Viêm lộ tuyến độ 1: Giai đoạn khởi đầu của bệnh, các tổn thương chỉ chiếm 1/3 diện tích của cổ tử cung. Mức độ nhẹ, khởi phát nên các triệu chứng ở giai đoạn này chưa thực sự rõ ràng: ra nhiều khí hư bất thường, có mùi hôi, ngứa ngáy,…Những triệu chứng này nếu bệnh nhân không chú ý sẽ rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của các bệnh phụ khoa khác.
- Viêm lộ tuyến độ 2: mức độ trung bình, nhẹ hơn mức độ 3 nhưng lại nặng hơn mức độ 1. Tổn thương đã chiếm 2/ 3 diện tích cổ tử cung. Các triệu chứng lúc này đã rõ ràng hơn: âm đạo đau rát, chảy máu nhiều khi quan hệ, ngứa ngáy vùng kín,…
- Viêm lộ tuyến độ 3: giai đoạn nặng nhất của bệnh. Tổn thương đã chiếm tới 2/3 hay toàn bộ cổ tử cung, gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống của bệnh nhân.
Như vậy, viêm lộ tuyến cổ tử cung mức độ 2 là tình trạng không quá trầm trọng, mức độ bệnh được đánh giá là trung bình nhưng người bệnh không nên chủ quan. Những biến chứng mà mức độ này gây ra khá nhiều, không thể bỏ qua hay xem thường.
Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến mức độ 2
Có thể kể đến những nguyên nhân gây bệnh sau đây
- Vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ, dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.
- Sử dụng những dung dịch vệ sinh không phù hợp, có tính tẩy mạnh, điều đó vô tình đã tiêu diệt các vi khuẩn có lợi mà lại là cơ hội tốt để mầm bệnh phát triển.
- Quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn, không có các biện pháp phòng tránh khi quan hệ, mắc các bệnh xã hội như sùi mào gà, lậu, giang mai,…
- Phụ nữ đã trải qua nhiều lần sinh nở, cổ tử cung bị giãn rộng, dễ gây tổn thương hay viêm nhiễm.
- Có tiền sử nạo phá thai hay sinh non. Đặc biệt sau đó không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách hay thực hiện ở những cơ sở không đảm bảo uy tín, thao tác không vô trùng thì nguy cơ mắc viêm lộ tuyến độ 2 là rất cao.
- Phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa trước đó mà không được điều trị dứt điểm khiến cổ tử cung chưa hồi phục hẳn, bệnh có nguy cơ tái phát.
- Rối loạn nội tiết tố: hormone estrogen tăng nhiều trong lứa tuổi sinh sản.
Triệu chứng của viêm lộ tuyến mức độ 2
- Dịch âm đạo ra nhiều bất thường, màu có thể chuyển sang vàng, nâu, vón cục,…có mùi hôi.
- Ngứa rát âm đạo, chảy máu khi quan hệ thậm chỉ có những dấu hiệu của tiểu buốt tiểu rắt hay đau vùng bụng dưới
- Rối loạn nội tiết tố
- Ngứa ngáy vùng kín, gây mất tự tin khi giao tiếp.
- Các xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy: vùng lộ tuyến có màu đỏ rực, sần sùi, tổn thương đã chiếm tới 2/3 diện tích cổ tử cung.
Những biến chứng có thể gặp phải
Khi bệnh đã ở giai đoạn 2 thì rất có thể tiến triển nhanh chóng lên giai đoạn nặng hơn – giai đoạn 3. Khi bệnh ở giai đoạn 3, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn, bệnh nhân có thể sẽ gặp phải những biến chứng sau đây
- Gây tổn thương sang các tế bào khác: đây là biến chứng rất hay gặp. Các tế bào tại lớp nội mạc tử cung, vùng chậu có khả năng viêm nhiễm cao nhất nếu bệnh nhân mắc viêm lộ tuyến độ 2. Bên cạnh đó, nếu không vệ sinh đúng cách, có thể gây viêm nhiễm đường âm đạo, ảnh hưởng đến nhu cầu vệ sinh hằng ngày.
- Đối mặt với nguy cơ vô sinh: Dịch trong âm đạo tiết ra càng nhiều nếu tình trạng viêm lộ tuyến càng nặng. Môi trường của âm đạo lúc này là điều kiện vô cùng lý tưởng cho các vi khuẩn, virus, nấm sinh sôi và phát triển, gây ra các chứng viêm cổ tử cung. Ngoài ra, pH của âm đạo thay đổi cũng gây khó khăn cho tinh trùng gặp trứng, một số trường hợp khi đến âm đạo tinh trùng đã bị tiêu diệt ngay.
- Có khả năng sẽ dẫn đến ung thư cổ tử cung. Theo một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị viêm lộ tuyến mức độ 2 có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao gấp 10 lần với những người không mắc bệnh. Nguyên nhân do sự nhân lên của tế bào tuyến, chúng rất có khả năng trở thành các tế bào ác tính dưới sự tác động của sự tăng hormone nội tiết.
- Lây nhiễm sang bạn tình: Khi người phụ nữ mắc bệnh, nếu quan hệ tình dục không an toàn thì nguy cơ lây nhiễm sang bạn tình là rất cao. Khuyến cáo không nên quan hệ trong suốt quá trình điều trị bệnh.
3. Viêm lộ tuyến độ 2 đặt thuốc có khỏi không?
Khi đến các cơ sở uy tín, bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn. Đặt thuốc là phương pháp hầu hết được chỉ định, có những ưu điểm như đơn giản, thuận tiện, bệnh nhân có thể tự chữa trị được mà không cần nằm viện. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân, mức độ đáp ứng với thuốc của họ. Ngoài ra, có thể dựa vào mức độ hồi phục sau đặt thuốc mà bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ tế bào tuyến bò ra ngoài bằng phương pháp đốt hay áp lạnh.
Thông thường khi mắc viêm lộ tuyến độ 2, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc bôi, thuốc đặt, hay thuốc kháng sinh.
Thuốc đặt được chỉ định thông thường là sự kết hợp của 3 thành phần: kháng sinh, kháng nấm, chống viêm. Đa số đều có tác dụng giảm viêm, chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh.
Chlorquinaldol và Promestriene là 2 thành phần chính hay được sử dụng trong thuốc kháng sinh cũng như thuốc đặt âm đạo tại chỗ, có mặt trong phác đồ điều trị chung đối với nhiều bệnh phụ khoa khác.
Để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, khi có chỉ định đặt thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ đúng.
Số ngày điều trị: 10 ngày / đợt × 3 đợt. Khoảng cách giữa 2 đợt liên tiếp là 3 ngày.
Thời gian đặt thuốc: tốt nhất là vào buổi tối, trước khi đi ngủ và đặt đến sáng hôm sau.
Cách tiến hành:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước muối sinh lý hay dung dịch vệ sinh phù hợp với bạn, tránh những loại dung dịch có khả năng tẩy rửa mạnh.
- Bóc thuốc ra khỏi vỉ, đặt thuốc vào nước nóng để làm mềm thuốc.
- Lựa chọn tư thế đặt thuốc phù hợp khiến bạn thoải mái (thông thường là ngồi xổm), ngón tay cầm thuốc từ từ nhẹ nhàng đẩy sâu vào âm đạo nhất có thể. Thuốc càng đặt sâu vào âm đạo thì hiệu quả điều trị càng cao.
- Trong trường hợp khó đặt thuốc, bệnh nhân có thể sử dụng bao cao su hoặc gel bôi trơn để đưa thuốc vào âm đạo dễ dàng hơn.
- Nên nằm nghỉ ngơi và đi ngủ ngay sau đó.
Chú ý: trong thời kỳ chu kỳ kinh nguyệt, bạn vẫn có thể sử dụng thuốc.
Điều trị viêm lộ tuyến độ 2 bằng phương pháp đặt thuốc giúp hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc tại cổ tử cung, hạn chế được những triệu chứng phiền toái, khó chịu mà bệnh gây ra. Tuy nhiên, đặt thuốc lại không loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh từ sâu bên trong cơ thể bệnh nhân.
Đọc thêm:
- Điều trị viêm lộ tuyến bằng sóng cao tần có hiệu quả không?
- Điều trị viêm lộ tuyến bằng áp lạnh có khỏi không?
4. Khi mắc viêm lộ tuyến độ 2, bạn cần có những lưu ý gì?
Ngoài việc dùng thuốc đặt điều trị, khi mắc bệnh, bạn cũng nên có một số lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày như:
- Nếu có bất kỳ một dấu hiệu nào kể trên, việc đầu tiên cần làm là đến gặp bác sĩ để họ tìm ra hướng điều trị tốt nhất cho bạn. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị, điều đó có thể khiến bệnh nặng thêm và có thể gây kháng thuốc.
- Ngay khi có chỉ định đặt thuốc của bác sĩ, tuân thủ phác đồ điều trị, không bỏ thuốc giữa chừng hoặc thay thế thuốc mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Phải đảm bảo vùng kín luôn được vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng đặc biệt là trong những ngày nguyệt san.
- Tuyệt đối không ngâm vùng kín quá lâu hay thụt rửa sâu vào trong âm đạo, lựa chọn dung dịch vệ sinh an toàn, phù hợp với pH âm đạo để tránh làm thay đổi pH âm đạo (nguyên nhân gây viêm lộ tuyến).
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp bảo vệ để tránh lây nhiễm sang bạn tình.
- Thực hiện đúng thời gian tái khám theo định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi diễn biến của bệnh và khả năng phục hồi, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra với bệnh nhân.
- Trong quá trình bị bệnh, nên tránh quan hệ tình dục, điều đó có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Tránh những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như: đồ ăn nhanh, cay, nóng hay đồ uống có chứa chất kích thích, đồ uống có cồn,..
Trên đây là những thông tin cơ bản mà chúng tôi tổng hợp về bệnh viêm lộ tuyến độ 2 và trả lời cho câu hỏi ở phía trên: viêm lộ tuyến độ 2 đặt thuốc có khỏi không? Chúc bạn luôn khỏe!