Viêm cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới với tỉ lệ mắc bệnh là 50% ở phụ nữ trong độ tuổi từ 20-50. Với phụ nữ đã có con, tỉ lệ này thậm chí tăng lên đến 90-95%. Với khả năng ai cũng có thể mắc phải, vậy làm thế nào để nhận biết viêm cổ tử cung nhẹ từ sớm và tìm ra giải pháp điều trị triệt để nhất? Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau.
Mục lục
Dấu hiệu nhận biết viêm cổ tử cung nhẹ
Viêm cổ tử cung nhẹ thường không biểu hiện ra bên ngoài bằng những dấu hiệu rõ rệt. Tuy nhiên nếu chị em phụ nữ để ý và thường xuyên theo dõi tình trạng sức khoẻ phụ khoa của mình thì vẫn có thể nhận biết được.
Dấu hiệu đầu tiên bạn có thể nhìn thấy chính là tăng tiết khí hư (dịch âm đạo) nhiều hơn mức bình thường. Về thực chất, cổ tử cung có chức năng chính là tiết dịch nhầy. Dịch này chứa các lợi khuẩn với tác dụng ngăn chặn vi khuẩn ngoại lai xâm nhập. Khi tử cung bị viêm nhiễm, cơ thể bật chế độ tự bảo vệ sẽ tiết ra nhiều dịch hơn để chặn vi khuẩn. Lúc đó khí hư có màu vàng hoặc xanh, mùi hôi khó chịu, gây ngứa âm hộ.
Khi quan hệ tình dục, bạn có thể cảm thấy đau tại âm đạo và bụng dưới. Nếu nhiễm vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae, các tuyến tiền đình và niêm mạc sẽ xung huyết, phù nề khiến âm đạo tiết ra nhiều mủ. Nếu nhiễm trùng do tụ cầu, liên cầu và những vi khuẩn sinh mủ khác, mô liên kết vùng chậu có thể bị viêm theo.
Trường hợp viêm cổ tử cung do nhiễm Chlamydia Trachomatis, bạn có thể thấy tăng tiết khí hư, ra máu lấm tấm hoặc kích ứng đường tiết niệu. Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác mà chị em có thể gặp phải như: Rối loạn kinh nguyệt, lượng máu kinh tăng lên, đau vùng thắt lưng, khó đi tiểu.
Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung nhẹ
Quan hệ tình dục không an toàn
Việc thường xuyên quan hệ tình dục, giao hợp thô bạo và bừa bãi, đã từng nạo phá thai rất dễ có tổn thương ở vùng tử cung. Những thương tổn này chính là môi trường hấp dẫn nhất để vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây viêm cổ tử cung. Trong đó có thể kể đến vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae và Chlamydia Trachomatis.
Ngoài ra, một số mầm bệnh nội sinh khác như Trichomonas, Candida, Amip, Staphylococcus, Streptococcus, Escherichia coli,… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm cổ tử cung mà bạn nên đề phòng.
Vệ sinh vùng kín sai cách
Việc vệ sinh vùng kín là điều nên thự hiện, thế nhưng nếu thực hiện sai cách, bạn sẽ vô tình rước bệnh vào người. Trên thực tế, một số chị em hay thụt rửa âm đạo để làm sạch âm hộ. Cách làm này vô tình phá huỷ độ pH được cân bằng trong âm đạo và tạo điều kiện để vi khuẩn có hại xâm nhập.
Vào thời gian hành kinh, khu vực vùng kín càng là nơi dễ bị viêm nhiễm nhất. Do đó nếu lười thay băng vệ sinh, đồng thời không làm sạch “cô bé” mỗi ngày thì tình trạng viêm chắc chắn sẽ xảy ra. Cổ tử cung đang ở trạng thái mở sẽ là nơi lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi và gây ra nhiều bệnh phụ khoa.
Viêm âm đạo
Viêm âm đạo nếu không được điều trị kịp thời có thể tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng tấn công lên cổ tử cung và gây viêm nhiễm. Nguy hiểm nhất chính là tiến triển thành ung thư cổ tử cung đe doạ đến sức khoẻ, tính mạng.
Dị ứng
Một trong các nguyên nhân chị em thường ít lưu tâm đến chính là những vật thể tiếp xúc trực tiếp cùng vùng kín của mình một ngày nào đó có thể trở thành nguyên nhân gây viêm cổ tử cung. Do đó, việc sử dụng dung dịch vệ sinh, chất bôi trơn, bao cao su,… cần được chọn lọc kỹ càng về mặt chất lượng và độ tương thích trước khi sử dụng. Vì biết đâu những dị ứng nhỏ có khả năng gây ra viêm cổ tử cung nghiêm trọng sau này.
Chẩn đoán viêm cổ tử cung nhẹ như thế nào?
Để chẩn đoán bệnh viêm cổ tử cung, ngoài việc lắng nghe chia sẻ của người bệnh về triệu chứng hiện tại, yếu tố nguy cơ và tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành một số kiểm tra để có kết quả chính xác.
- Khám vùng chậu: Dùng mỏ vịt đặt trong âm đạo để kiểm tra khu vực âm đạo và cổ tử cung có đang bị sưng đau, vết đỏ, vết loét hoặc chảy dịch bất thường hay không.
- Lấy mẫu dịch âm đạo: Bác sĩ dùng tăm bông nhỏ hoặc bàn chải phết nhẹ vào âm đạo để lấy mẫu. Sau đó mẫu được gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra xem có nhiễm trùng hay không, và nếu có thì xác định nhiễm trùng thuộc loại nào.
- Ngoài ra, phương pháp Pap Smear cũng là một xét nghiệm thường được sử dụng để loại trừ khả năng tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung.
Các phương pháp điều trị viêm cổ tử cung nhẹ
Vì viêm cổ tử cung ở mức độ nhẹ nên người bệnh thường được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh với mục tiêu loại bỏ mầm bệnh, ngăn chặn nguy cơ tái phát về sau.
Điều trị bằng thuốc
Liệu pháp kháng sinh thường được sử dụng cho những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như dưới 25 tuổi, quan hệ tình dục không có phương pháp bảo vệ, có nhiều bạn tình,… Trước khi có kết quả xét nghiệm, họ thường uống thuốc kháng sinh điều trị Chlamydia.
Trong trường hợp đã mắc phải mầm bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống lại mầm bệnh cho bạn sử dụng. Đa phần tình trạng nhiễm Neisseria Gonorrhoeae thường sẽ kèm theo nhiễm Chlamydia. Vì vậy bạn thường phải uống thuốc chống cả 2 mầm bệnh trên cùng lúc.
Nếu viêm cổ tử cung do mụn rộp sinh dục, bạn sẽ cần uống Acyclovir (Zovirax), Valacyclovir (Valtrex) hoặc Famciclovir (Famvir) trong vòng 10 ngày kể từ ngày đầu tiên bị mụn rộp. Đối với Herpes tái phát, bạn cần uống thuốc từ 3-5 ngày để tiêu diệt hoàn toàn virus.
Điều trị bằng máy móc
Trường hợp người bị viêm cổ tử cung có triệu chứng tái phát, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp như đốt điện, bắn tia hồng ngoại vi sóng, laser carbon dioxide hoặc đông lạnh nitơ lỏng để loại bỏ hiệu quả tổn thương tử cung hiện có.
- Đốt điện: Bác sĩ đưa thiết bị có dòng điện chuyên dụng tiếp cận cổ tử cung thông qua âm đạo. Khi đó phần tổn thương, viêm nhiễm sẽ bị đốt cháy. Niêm mạc cổ tử cung sau đó cũng dần tái tạo trở lại trạng thái ban đầu.
- Áp lạnh: Phương pháp sử dụng khí nitơ lỏng để “đóng băng” tế bào viêm nhiễm trú ngụ tại vị trí cổ tử cung. Phần tế bào này sau đó sẽ cứng lại, bóc tách dần ra khỏi cổ tử cung.
- Đốt laser: Bác sĩ dùng tia laser bước sóng dài 10.600nm để đốt cháy phần niêm mạc bị viêm nhiễm. Khi đó các tế bào tổn thương sẽ bong ra và thay thế bằng lớp tế bào mới.
Điều trị bằng Đông y
Các thảo dược có thành phần kháng khuẩn, chống viêm là “ứng cử viên” sáng giá để chị em áp dụng chữa viêm cổ tử cung nhẹ tại nhà mà không phải lo lắng về vấn đề đau đớn hay gặp tác dụng phụ. Một số loại dược liệu có khả năng này bao gồm:
- Ngải cứu, Ích mẫu: Giúp đào thải chất cặn bã, dịch viêm ra khỏi cổ tử cung, góp phần làm cổ tử cung được thông thoáng hơn.
- Xạ đen: Mang lại tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hỗ trợ đẩy lùi viêm nhiễm. Khi xạ đen kết hợp cùng trinh nữ hoàng cung sẽ tăng khả năng kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa viêm nhiễm phát triển thành ung thư cổ tử cung.
- Củ mài: Giúp lưu thông khí huyết, điều hoà nội tiết, ngăn ngừa độc tố tích tụ gây viêm loét cổ tử cung.
- Nghệ: Giảm viêm, tái tạo niêm mạc tử cung phục hồi khoẻ mạnh khỏi viêm nhiễm.
Tuy nhiên việc điều trị bằng Đông y cũng còn tồn tại nhiều nhược điểm như thời gian điều trị lâu, thực hiện không đúng cách có thể gây hại cổ tử cung và không thể trị dứt điểm khi bệnh đã ở giai đoạn mãn tính.
Ngăn ngừa viêm cổ tử cung thế nào cho hiệu quả?
Sau khi điều trị thành công, điều chị em cần quan tâm chính là có phương pháp ngăn ngừa hiệu quả để bệnh không tái phát trong tương lai. Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện để chủ động “đón đầu” bệnh tật.
- Chú ý vệ sinh cá nhân: Tắm rửa sạch sẽ, thay quần lót thường xuyên, chọn đồ lót có chất liệu cotton thoáng khí,…
- Tập thể dục thường xuyên: Để tăng tốc độ lưu thông tuần hoàn máu, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, tăng cường khả năng miễn dịch chống lại virus, vi khuẩn gây viêm.
- Duy trì đời sống tình dục lành mạnh: Không nên quan hệ sớm hoặc quan hệ thô bạo nhiều lần. Trước và sau khi quan hệ đều nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
- Khám sức khoẻ định kỳ: Để có thể phát hiện sớm mầm mống bệnh tật ngay chỉ khi mới ở giai đoạn đầu. Việc điều trị từ sớm luôn được đánh giá cao về tỉ lệ thành công hơn khi bắt đầu ở giai đoạn muộn.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp: Dung dịch vệ sinh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chị em phòng ngừa viêm nhiễm, đặc biệt vào những ngày hành kinh, trước – sau quan hệ, sau thai sản.
Suốt gần 20 năm có mặt trên thị trường, Dạ Hương đã trở thành sản phẩm được nhiều thế hệ Việt tin dùng trong chăm sóc sức khỏe “cô bé”. Tiếp nối thành công của các sản phẩm truyền thống với dạng gel trong suốt chứa thành phần tự nhiên như axit lactic, muối, nha đam, dâu tằm,… có tác dụng rửa sạch nhẹ nhàng và cân bằng pH âm đạo, Dạ Hương Pharma ra đời được ví như dòng sản phẩm nâng cấp hơn với công dụng chuyên biệt, đáp ứng từng nhu cầu khác nhau của vùng nhạy cảm.
Dòng Dạ Hương Pharma gồm Dạ Hương Pharma Total Care và Dạ Hương Pharma Moisturizing với bảng thành phần chiết xuất từ thiên nhiên gồm lá trầu không, nha đam, dâu tằm, cúc la mã,… sử dụng được cho cả mẹ bầu, phụ nữ sau sinh và những bạn gái mới lớn có vùng da nhạy cảm. Ngoài ra còn có các thành phần nhập khẩu từ Châu Âu như tinh chất Hoa hồng (nhập khẩu Bulgaria), Bisabolol (nhập khẩu Đức), Bioecolia (nhập khẩu Pháp).
- Bioecolia giúp duy trì sự cân bằng hệ vi sinh, giữ cho độ pH vùng kín luôn ở mức ổn định, đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn và nấm ngoại lai.
- Bisabolol giúp hỗ trợ kháng viêm, khử mùi hiệu quả, giảm ngứa, giảm kích ứng.
- Tinh chất hoa hồng Bulgaria giúp tăng cường hiệu quả dưỡng ẩm tự nhiên cho vùng da “cô bé” luôn mềm mại.
Sản phẩm được nhiều bác sĩ tư vấn sử dụng phối hợp trong các phác đồ kiểm soát viêm nhiễm, bảo vệ vùng kín trước sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Do đó, chị em có thể chọn Dạ Hương làm bạn đồng hành mỗi ngày để chăm sóc “cô bé” sạch khỏe, tránh viêm cổ tử cung nhẹ.