Gần đây, rất nhiều chị em phụ nữ truyền tại nhau về việc bổ sung collagen để làm đẹp da, ngăn ngừa tình trạng lão hóa. Tuy nhiên, uống collagen có gây rối loạn kinh nguyệt không là điều không ít người băn khoăn. Vậy để giải đáp các thắc mắc trên, mời các bạn theo dõi bài viết sau của Chuyengiaphukhoa.
Mục lục
- 1. Collagen là gì?
- 2. Tác dụng của collagen đối với phụ nữ
- 2.1. Cải thiện sức khỏe của da, chống lão hóa
- 2.2. Giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh và các bệnh hay gặp ở chị em phụ nữ
- 2.3. Tăng cường khối lượng cơ bắp, giảm mỡ thừa
- 2.4. Cải thiện sức khỏe tim mạch
- 2.5. Giúp móng và tóc chắc khỏe hơn
- 2.6. Giúp giảm đau do viêm khớp
- 2.7. Ngăn ngừa xương yếu, dễ gãy
- 2.8. Cải thiện thị lực của mắt
- 3. Uống collagen có gây rối loạn kinh nguyệt không?
- 4. Rối loạn kinh nguyệt thường do nguyên nhân nào?
- 5. Khi bị kinh nguyệt có nên uống collagen không?
1. Collagen là gì?
2. Tác dụng của collagen đối với phụ nữ
2.1. Cải thiện sức khỏe của da, chống lão hóa
Collagen chiếm đến 70% cấu trúc của da, góp phần quan trọng trong việc hình thành làn da của bạn. Vì vậy, việc bổ sung collagen hợp lý sẽ ngăn ngừa được quá trình lão hóa của da, giảm vết nhăn, tăng cường độ đàn hồi cho da. Các chị em sẽ trở lên cuốn hút và trẻ trung hơn với làn da mịn màng và tươi sáng.
2.2. Giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh và các bệnh hay gặp ở chị em phụ nữ
Khi bước vào giai đoạn mãn kinh, nội tiết tố suy giảm kéo theo collagen trong cơ thể cũng bị giảm theo. Do đó, để cải thiện được các triệu chứng do quá trình mãn kinh gây ra và phòng ngừa các bệnh hay gặp có thể xảy ra ở phụ nữ thì trong giai đoạn này các chị em nên bổ sung collagen.
2.3. Tăng cường khối lượng cơ bắp, giảm mỡ thừa
Collagen chiếm từ 1 – 2% mô cơ, 5 – 6 % trong cơ bắp, gân, cốt. Vì vậy, khi lượng collagen dồi dào sẽ góp phần duy trì khối lượng cơ bắp mà bạn có, ngăn ngừa được tình trạng cơ bắp bị teo lại hoặc thiếu hụt khi về già. Ngoài ra, việc bổ sung collagen còn có công dụng loại bỏ được lượng mỡ thừa, giúp cơ thể của chị em săn chắc và gọn hơn.
2.4. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Khi bạn bị các bệnh về tim mạch, các mạch máu sẽ trở lên yếu và dễ bị tổn thương. Collagen sẽ giúp phục hồi lại các mạch máu này, ngăn chặn được tình trạng xơ vữa động mạch do bị tích tụ các cholesterol xấu gây ra. Từ đó, cải thiện được sức khỏe của tim mạch.
2.5. Giúp móng và tóc chắc khỏe hơn
Việc bổ sung collagen thường xuyên giúp cho móng tay, móng chân không bị giòn và dễ gãy nữa. Ngoài ra. collagen giúp cho mái tóc của các chị em trở lên suôn mượt, không bị gãy rụng.
2.6. Giúp giảm đau do viêm khớp
Khi càng nhiều tuổi, tình trạng thoái hóa khớp và các mô sụn khiến cho các chị em có cảm giác đau khi bị viêm khớp, viêm đầu gối. Collagen bổ sung vào cơ thể sẽ có tác dụng như một tấm chắn, bảo vệ mô sụn không bị bào mòn theo thời gian. Từ đó, tình trạng đau do viêm khớp sẽ được thuyên giảm và không còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
2.7. Ngăn ngừa xương yếu, dễ gãy
Phụ nữ khi bước vào tuổi 35 sẽ bước vào một giai đoạn sức khỏe mới. Khi đó, nội tiết tố cũng giảm dần kéo theo hàng loạt sức khỏe như xương yếu, dễ gãy…. collagen lúc này sẽ có tác dụng ức chế sự phá hủy của xương khớp theo thời gian, giúp xương được chắc khỏe. Vì vậy, các chị em nên bổ sung collagen kèm theo canxi để cải thiện hệ xương khớp được tốt nhất.
2.8. Cải thiện thị lực của mắt
Collagen có nhiều trong giác mạc và thủy tinh thể của mắt. Vì vậy, khi thiếu hụt collagen thì thị lực sẽ bị ảnh hưởng một cách đáng kể. Việc bổ sung collagen cùng với các loại vitamin khi kết hợp với nhau có thể tăng cường thị lực cho mắt, giúp mắt thêm sáng khỏe hơn. Đồng thời, ngăn ngừa được tình trạng đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng khi bước vào giai đoạn mãn kinh.
Đọc trước: 8 biểu hiện chứng tỏ bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt
3. Uống collagen có gây rối loạn kinh nguyệt không?
Sau khi uống collagen lần đầu, một số chị em sẽ bị chậm kinh hoặc có kinh sớm và lượng kinh nguyệt giảm, tuy nhiên tình trạng này thường chỉ gặp khi uống collagen lần đầu. Collagen là trung gian chuyển hóa của cơ thể và tăng cường sửa chữa các cơ quan và mô. Đây không phải là một tác dụng phụ sau khi uống collagen.
Vì vậy, chị em đừng lo lắng, chu kỳ kinh nguyệt chỉ tạm thời dao động, không phải ai cũng gặp vấn đề này, mọi chuyện sẽ bình thường sau đó. Hơn nữa, bổ sung Collagen, đặc biệt trong thời gian kinh nguyệt rất tốt cho phụ nữ. Collagen bảo vệ buồng trứng, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và điều chỉnh nội tiết
Người trưởng thành uống Collagen đều rất an toàn. Các tác dụng phụ rất ít gặp và không nghiêm trọng.
Tác dụng phụ khi uống Collagen:
- Tiêu chảy
- Đầy bụng
- Nổi ban da
Tuy nhiên, trước khi bạn sử dụng loại collagen nào thì bạn nên tìm hiểu kỹ về sản phẩm đó để tránh mua phải những sản phẩm kém chất lượng, không được đăng ký, không có nguồn gốc rõ ràng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
4. Rối loạn kinh nguyệt thường do nguyên nhân nào?
Việc rối loạn kinh nguyệt trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng của các hormone trong cơ thể. Kéo theo, chức năng sinh sản như quá trình rụng trứng hay thụ tinh cũng bị ảnh hưởng, thậm chí một số trường hợp nặng còn gây vô sinh. Khi bạn uống collagen mà thấy có hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, điều đó có thể do các nguyên nhân sau đây chứ không phải do tác dụng của collagen:
- Ảnh hưởng của nội tiết tố: mỗi một giai đoạn của người phụ nữ đều ảnh hưởng đến sự cân bằng của nội tiết tố như: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai, sinh con, cho con bú, giai đoạn mãn kinh đều ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
- Căng thẳng, stress quá mức: kinh nguyệt được coi là thước đo của trạng thái tinh thần. Khi bạn bị căng thẳng, stress kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết của các hormone, gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy, bạn nên giảm thiểu căng thẳng để điều chỉnh được chu kỳ kinh nguyệt của mình. Xem thêm: Stress ảnh hưởng tới kinh nguyệt như thế nào?
- Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng: Việc ăn uống không đầy đủ sẽ dẫn đến sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: đạm, canxi, sắt, vitamin A, C, E… dẫn đến giảm sự bài tiết hormone estrogen gây nên hiện tượng kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, việc ăn nhiều những thực phẩm có hàm lượng chất béo và độ đường cao, đồ cay nóng cũng có thể dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị đảo lộn.
- Thường xuyên sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các sản phẩm có chứa thành phần caffeine: việc sử dụng những sản phẩm trên là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hormone nội tiết tố nữ gây nên hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
- Vận động quá nhiều: việc vận động và tập thể thao quá sức gây tiêu hao năng lượng và sút cân nhanh sẽ gây rối loạn kinh nguyệt.
- Tác dụng phụ của một số thuốc khi điều trị bệnh: việc sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, thuốc tránh thai hoặc một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây nên tác dụng phụ gây rối loạn kinh nguyệt như: chậm kinh, kinh nguyệt không đều, mất kinh,…
- Do thời kỳ tiền mãn kinh: phụ nữ ở độ tuổi trung bình từ 40 – 50 tuổi sẽ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Khi đó, nội tiết tố sinh dục nữ estrogen sẽ giảm đáng kể gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
- Do các bệnh về tuyến giáp: tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ nên quá trình tiết hormone tuyến giáp sẽ dẫn đến sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt của bạn và gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
5. Khi bị kinh nguyệt có nên uống collagen không?
Trong thời kỳ kinh nguyệt, bạn có thể bổ sung collagen để giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể bạn diễn ra một cách khỏe mạnh hơn. Khi đến chu kỳ, cơ thể của bạn sẽ mất đi một lượng nước và một lượng máu nên rất dễ làm cho da của bạn trong thời điểm này thường xấu hơn, có một số biểu hiện như: da sạm hơn, khô, nổi nhiều mụn trứng cá… do đó, việc uống collagen có thể cải thiện được tình trạng trên của da và giúp cho da bạn sáng, mịn hơn. Hơn nữa, Collagen là thành phần quan trọng để củng cố lớp nội mạc tử cung bị mất đi trong những ngày “đèn đỏ”. Do đó, việc bổ sung là cần thiết.
Hi vọng, qua bài viết trên của Chuyengiaphukhoa có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích và các chị em có thể yên tâm uống collagen mà không cần lo lắng có gây rối loạn kinh nguyệt hay không. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: Các địa chỉ khám rối loạn kinh nguyệt uy tín ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.