Ngoài ung thư buồng trứng và ung thư vú, ung thư cổ tử cung là căn bệnh gây ra tử vong nhiều nhất cho phái nữ. Tất cả những chị em phụ nữ đã quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc phải ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung phát triển theo 4 giai đoạn, trong đó, giai đoạn đầu là giai đoạn sớm nhất và có tỉ lệ chị em chữa khỏi bệnh cao nhất. Cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu về ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu nhé!
Mục lục
Tìm hiểu về ung thư cổ tử cung?
Bệnh ung thư cổ tử cung là gì?
Bệnh ung thư cổ tử cung hình thành ở bộ phận sinh dục của người phái nữ. Chúng được tạo thành từ hàng triệu các tế bào nhỏ, những tế bào ung thư mới đầu hình thành ở biểu mô cổ tử cung. Sau đó, phát triển dần ở niêm mạc cổ tử cung, rồi hình thành nên một khối u lớn ở trong tử cung.
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung phổ biến nhất là nhiễm trùng cổ tử cung với vi-rút u nhú ở người (HPV). Nếu chúng không được điều trị, dần dần có thể trở thành ung thư.
Bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm như nào?
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, ung thư cổ tử cung gây nên nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Những khối u có khả năng xâm lấn những cơ quan, bộ phận lân cận gây tình trạng: suy thận, thiếu máu, phù chân… hoặc những tế bào ung thư có thể di căn đến phổi, gan, xương… khiến việc chị em điều trị trở nên phức tạp hơn, làm giảm khả năng chữa khỏi bệnh ở chị em.
Ở giai đoạn mà những tế bào ung thư đã phát triển mạnh, lan rộng, chị em phải xạ trị hoặc buộc phải cắt bỏ tử cung, buồng trứng. Điều đó làm mất đi khả năng sinh sản của chị em.
Tuy nhiên, bệnh ung thư cổ tử cung không xảy ra 1 cách đột ngột mà nó thường diễn biến âm thầm khoảng 10 – 15 năm. Chị em hoàn toàn có thể phát hiện ra bệnh sớm nếu thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư phụ khoa. Bệnh được phát hiện càng sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh (người bệnh sống khỏe mạnh trên 5 năm) càng cao.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu là gì?
Ung thư cổ tử cung diễn biến gồm 4 giai đoạn chính và ung thư giai đoạn đầu được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Trong giai đoạn này, những tế bào ung thư chỉ chưa phát triển vào sâu trong các mô, mới hình thành ở lớp bề mặt, những dấu hiệu nhận biết chưa rõ ràng và hay bị bỏ sót. Do đó, hầu như chị em không thể nhận biết mình đã mắc bệnh nếu như không đi khám phụ khoa.
Có thể bạn quan tâm: Ung thư cổ tử cung có sinh con được không?
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
Bệnh ung thư cổ tử cung là bệnh do những tế bào ở cổ tử cung phát triển bất thường, mất kiểm soát. Chúng âm thầm phát triển và tạo ra những khối u ác tính. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến ung thư cổ tử cung, một số đối tượng sau có nguy cơ cao mắc bệnh như:
- Chị em bị nhiễm virus HPV (Human Papillomavirus) 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 68, 82. Trong đó, 2/3 số ca mắc ung thư cổ tử cung là do HPV 16, 18 gây nên.
- Những chị em hay hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, bởi trong thuốc lá có chứa hơn 7000 chất độc hại, trong đó có rất nhiều chất gây ung thư.
- Những người bị suy giảm miễn dịch do thuốc hay mắc những bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như: HIV, AIDS…
- Chị em nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục như: HIV, herpes sinh dục, chlamydia…
- Những chị em quá lạm dụng thuốc tránh thai thời gian dài, điều này làm tăng khả năng viêm niêm mạc màng trong tử cung và khiến cho việc thụ thai khó khăn hơn.
- Những chị em bị thừa cân, béo phì khiến hàm lượng hormone Estrogen dư thừa, dẫn đến khả năng cao bị ung thư tuyến.
- Sinh đẻ nhiều lần – sinh con sớm: Chị em sinh từ 3 con trở lên hoặc khi chị em sinh con trước 17 tuổi đều có khả năng bị ung thư cổ tử cung cao gấp đôi người bình thường.
- Tiền sử trong gia đình có người bị ung thư cổ tử cung: Nếu trong gia đình chị em có người mắc các bệnh nguy hiểm như bố, mẹ, bà ngoại… thì chị em cũng sẽ có tỉ lệ mắc bệnh khá cao.
- Những chị em có hoàn cảnh sống khó khăn, không thể tiếp cận đầy đủ được với dịch vụ chăm sóc y tế.
- Chị em ăn ít trái cây, rau củ quả có khả năng bị mắc bệnh cao hơn.
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu chị em cần lưu ý
Ở giai đoạn đầu, những tế bào ung thư đã phát triển từ bề mặt cổ tử cung, rồi chúng lan dần xuống các mô sâu hơn của cổ tử cung. Tuy nhiên, chúng chưa lan sang các hạch bạch huyết lân cận, cũng chưa xâm lấn vào các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, đây là giai đoạn điều trị bệnh hiệu quả nhất, người bệnh có nhiều cơ hội chữa khỏi bệnh và bảo toàn khả năng sinh sản.
Ngoài ra, điều này cũng đồng nghĩa với việc các triệu chứng bệnh giai đoạn này vẫn chưa thực sự rõ ràng và dễ bị bỏ sót. Dưới đây có thể là một số biểu hiện mà người bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu mắc phải như:
- Xuất huyết âm đạo bất thường: Chị em trong độ tuổi sinh sản bỗng nhiên bị tình trạng xuất huyết giữa chu kỳ hoặc những chị em phụ nữ đã mãn kinh đột nhiên thấy xuất huyết âm đạo mà không rõ nguyên nhân gây nên. Lượng máu có thể ít và không có biểu hiện bất thường kèm theo.
- Dịch âm đạo nhiều hơn và có thay đổi bất thường: Những chị em mắc ung thư cổ tử cung có thể thấy lượng dịch âm đạo nhiều hơn, màu sắc bất thường, kèm theo mùi hôi, tanh khó chịu.
- Đau vùng chậu và lưng: Hiện tượng này thường gặp khi bệnh ung thư đã ở mức độ nghiêm trọng hơn. Những cơn đau vùng lưng, vùng chậu xuất hiện, có thể lan xuống chân, gây tình trạng sưng phù chân.
- Chuột rút: Tình trạng chuột rút có thể là do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng chị em cũng nên thận trọng vì rất có thể đây là biểu hiện của tình trạng ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu.
- Tiểu tiện bất thường: Khi chị em hắt hơi hoặc vận động mạnh cũng khiến cho nước tiểu rò rỉ, nước tiểu bị đau buốt, có lẫn máu khi tiểu tiện,…
- Rối loạn kinh nguyệt: Một số biểu hiện như chậm kinh, kinh có màu bất thường, kinh nguyệt kéo dài,…
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần lưu ý về rối loạn kinh tuổi 40.
Phương pháp phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
Nếu như những chị em nào đã quan hệ tình dục hoặc tiền sử viêm nhiễm phụ khoa mà thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong các triệu chứng trên, chị em nên đi đến các cơ sở y tế chuyên khoa để phát hiện, sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung.
Các chuyên gia khuyến cáo, chị em nên bắt đầu sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap ở tuổi 21. Xét nghiệm được tiến hành cho đến khi bạn 30 tuổi, ít nhất 3 năm 1 lần.
Ngoài ra, chị em nên xét nghiệm HPV 3 năm sau lần giao hợp đầu tiên. Nếu kết quả âm tính, chị em vẫn nên đi xét nghiệm HPV 5 năm một lần, ngay cả khi chị em đã có vắc-xin để bảo vệ chống lại vi-rút HPV. Bởi HPV có đến 99% bệnh nên bệnh ung thư cổ tử cung mà 2 loại nguy cơ cao nhất là type 16, 18.
Ngoài ra, chị em cũng có thể tiến hành soi cổ tử cung để phát hiện những tổn thương tại cổ tử cung. Nếu thấy có điều bất thường, các bác sĩ chuyên khoa sẽ làm sinh thiết để chẩn đoán bệnh.
Việc chị em làm xét nghiệm định kỳ sẽ giúp phát hiện, xử lý sớm những điều bất thường trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi được phát hiện ở giai đoạn sớm nhất, có thể coi ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư dễ điều trị nhất. Theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung nếu phát hiện sớm đã giảm 50% trong 30 năm qua.
Các cách chữa ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
Với những chị em phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu, phương pháp điều trị đạt hiệu quả cao nhất và biến nhất là phẫu thuật loại bỏ khối u. Tùy vào mong muốn sinh con của chị em, cũng như mức độ phát triển của các khối u mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp phẫu thuật như: Phẫu thuật khoét chóp, phẫu thuật loại bỏ khối u hoặc Laser hoặc phẫu thuật lạnh, phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ cổ tử cung hoặc tử cung, phẫu thuật nạo vét hạch…
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính bệnh ung thư cổ tử cung nhưng trong một vài trường hợp, khi chưa thể loại bỏ hết các tế bào ung thư, chị em có thể cần phải thực hiện thêm các phương pháp khác kết thêm như hóa trị, xạ trị. Hai phương pháp này chỉ là kết hợp thêm, không phải là phương pháp điều trị chính nên cũng không gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe chị em.
Ngoài ra, còn một số phương pháp điều trị ung thư mới ở hiện nay như: liệu pháp trúng đích, liệu pháp miễn dịch,… gây tác dụng phụ ít hơn, hiệu quả cao hơn song chi phí cũng lớn hơn nhiều. Khi chị em bị ung thư cổ tử cung phát hiện sớm nếu đủ điều kiện lâm sàng, hoàn toàn có thể tìm đến những bệnh viện lớn, uy tín trong việc điều trị ung thư để thực hiện.
Làm sao để phòng bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu?
Để phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung, chị em cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tiêm ngừa vaccin HPV: Theo Bộ Y tế Việt Nam, phụ nữ trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi nên thực hiện tiêm ngừa vaccin HPV. Những chị em trên 26 tuổi, tiêm ngừa vaccin HPV không còn hiệu quả nữa.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách: Đây là một trong những biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung khá đơn giản nhưng rất cần thiết. Chị em nên sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ có nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng rõ ràng.
- Tránh tiếp xúc với HPV hoặc các virus lây qua đường tình dục khác (HSV, HIV…): Khi quan hệ nên áp dụng các biện pháp an toàn như: sử dụng bao cao su, tuân thủ chế độ 1 vợ 1 chồng. Điều này để hạn chế tối đa sự tiếp xúc với những virus lây qua con đường tình dục.
- Có lối sống khoa học, lành mạnh: Tăng cường sức đề kháng, bỏ thuốc lá, rượu bia và xây dựng chế độ ăn uống khoa học là cách hữu hiệu để phòng ngừa ung thư cổ tử cung và các bệnh nguy hiểm khác. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, ít bị bệnh tật.
Tìm hiểu thêm: Ung thư giai đoạn cuối chữa trị thế nào?
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, tiến triển âm thầm. Nhất là trong giai đọa đầu chưa có dấu hiệu nhận biết rõ ràng nên rất ít chị em có thể nhận ra và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, chị em cần phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về bệnh, đồng thời, chị em cũng nên tiêm phòng đầy đủ vắc xin ngừa virus HPV.