Ung thư cổ tử cung là căn bệnh phổ biến, xuất hiện ở nữ giới. Bệnh gây nên những biến chứng nguy hại đến sức khỏe, khiến cơ thể yếu ớt, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay y học vẫn chưa thể tìm gia phương pháp trị dứt điểm căn bệnh này. Vậy ung thư cổ tử cung có lây không? Bệnh có triệu chứng như thế nào? Tất cả sẽ được lý giải chi tiết qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Ung thư cổ tử cung có lây không?
Ung thư được xem như nỗi khiếp sợ của con người. Một trong những căn bệnh ung thư thường gặp nhiều nhất ở nữ giới đó chính là ung thư cổ tử cung. Vậy căn bệnh này có lây lan hay không?
Ung thư cổ tử cung là gì?
Đây là căn bệnh ác tính hình thành ở các tế bào gai, biểu mô cổ tử cung. Lúc này, các tế bào ở cổ tử cung phát triển bất thường, hình thành các khối u. Khối u lớn dần, xâm lấn các bộ phận khác xung quanh tử cung. Bệnh tiến triển nặng, di căn đến các tế bào khác trong cơ thể.
Ung thư cổ tử cung ảnh hưởng lớn đến đời sống tình dục của nữ giới. Độ tuổi dễ mắc bệnh nhất là từ 30 đến 45 tuổi. Bệnh do virus HPV, loại virus lây lan qua đường tình dục gây nên. Theo các chuyên gia y tế, hầu hết cơ thể của phụ nữ đều có thể chống lại virus HPV nhưng không phải là tuyệt đối. Chúng vẫn có thể phát triển và dẫn đến ung thư khi bạn có nhiều con, hút thuốc lá, nhiễm HIV hay sử dụng thuốc tránh thai…
Lý giải: Ung thư cổ tử cung có lây không?
Nhiều phụ nữ không biết rằng ung thư cổ tử cung có lây không? Thực tế, đây không phải là căn bệnh truyền nhiễm nên bạn hoàn toàn không cần phải lo lắng về vấn đề lây lan. Song, virus HPV lại mang tính truyền nhiễm. Bệnh ung thư cổ tử cung không thể lây không có nghĩa là virus HPV ko lây lan. Nó có thể lây qua đường tình dục ở cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên, ở nữ giới, nguy cơ mắc bệnh sẽ nhiều hơn.
Ngoài con đường tình dục, Virus HPV có thể truyền từ mẹ sang con khi phụ nữ mang thai. Một vài trường hợp khác đó là khi bạn sử dụng đồ lót không đúng cách, tiếp xúc trực tiếp qua da… Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bà mẹ bị ung thư cổ tử cung, con cái của họ cũng có khả năng cao mắc bệnh này.
Xem thêm: Polyp cổ tử cung khi mang thai – điều mẹ bầu nên biết
Các triệu chứng điển hình của bệnh
Sau một quá trình dài nhiễm bệnh ung thư cổ tử cung, cơ thể bạn sẽ xuất hiện một vài triệu chứng bất thường. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển biến nặng hơn. Cụ thể:
- Sau khi quan hệ tinh dục, cảm giác đau đơn vùng xương chậu. Cơn đau không xuất hiện thường xuyên mà âm ỉ, có thể đến bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
- Âm đạo chảy máu bất thường nhất là sau khi quan hệ tình dục. Một số trường hợp chảy máu ở giữa kỳ kinh nguyệt nhưng rất khó phát hiện.
- Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Kinh nguyệt kéo dài và ra nhiều hơn bình thường. Một số người còn xuất hiện thêm hiện tượng rong kinh.
- Người bệnh đi tiểu buốt, tiểu rắt, khó chịu khi đi tiểu, đi tiểu nhưng không tự chủ được.
- Dịch âm đạo ra bất thường, số lượng huyết trắng xuất hiện ngày càng nhiều. Huyết trắng nhầy hay loãng, đục hay lẫn máu nhầy đều là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Huyết trắng để lâu ngày thường có mùi hôi tanh rất nồng.
- Cân nặng trên cơ thể giảm đột ngột. Tình trạng sụt cân cho thấy bệnh đã tiến triển đến giai đoạn rất nặng.
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, suy giảm miễn dịch. Cảm giác tay chân ê ẩm, dù đang nghỉ ngơi vẫn thấy rất mệt.
- Người bệnh xuất hiện tình trạng đau, nhức mỏi chân. Khối u đã lây lan làm mạch máu bị tắc nghẽn. Chân đau và sưng rất khó chịu.
Các giai đoạn của bệnh ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Ở mỗi giai đoạn, các triệu chứng bệnh lại có sự khác biệt. Chẳng hạn như:
- Giai đoạn đầu: Người bệnh thường không có triệu chứng cụ thể. Các tế bào gây bệnh xuất hiện ở lớp lót bề mặt cổ tử cung, chưa thâm nhập quá sâu vào mô chính. Các tế bào ung thư chưa lan ra các bộ phận khác trên cơ thể.
- Giai đoạn 1: Tế bào ung thư đã xâm nhập vào mô chính tại cổ tử cung. Người bệnh sẽ cần phải cắt một phần hoặc toàn bộ tử cung. Phương pháp được chỉ định là xạ trị. Khi cắt bỏ tử cung, người bệnh sẽ phải đối diện với nguy cơ vô sinh.
- Giai đoạn 2 và 3: Lúc này các khối u đã lan đến âm đạo, các mô xung quanh tử cung. Hai phương pháp được chỉ định là xạ trị kết hợp hóa trị. Trong một số trường hợp, người bệnh cần phải cắt bỏ buồng trứng và tử cung.
- Giai đoạn cuối: Trong giai đoạn cuối của bệnh, các khối u đã xâm lấn và lan ra ngoài vùng sâu, di căn đến xương, phổi, gan… Các phương pháp điều trị chỉ nhằm mục đích kéo dài thời gian sống.
Có thể bạn quan tâm: U xơ tử cung có nguy hiểm không? Cách điều trị
Nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung đến từ rất nguyên nhân khác nhau. Nếu không phát hiện sớm, bệnh sẽ diễn biến trầm trọng hơn. Dưới đây là một vài nguyên nhân chính khiến các tế bào ung thư phát triển.
Quan hệ cùng lúc nhiều người
Nhu cầu về tình dục của mỗi người sẽ khác nhau. Theo nghiên cứu, nếu như một người phụ nữ quan hệ với 2 người đàn ông trong 1 năm, 7 người đàn ông trong 1 đời nguy cơ bị nhiễm virus HPV là rất cao. Đặc biệt, với những ai đang ở trong độ tuổi vị thành niên, quan hệ quá nhiều sẽ làm cho cổ tử cung bị tổn thương. Bởi lúc này mô tử cung vẫn chưa trưởng thành.
Mang thai nhiều lần
Có thể bạn không biết, mang thai nhiều lần hay mang thai sớm đều làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Theo các chuyên gia y tế, trước 17 tuổi nếu bạn sinh con, cơ quan sinh sản sẽ chịu tác động lớn, gây tổn thương vì chưa phát triển hoàn toàn. Đồng thời, phụ nữ mang thai từ 4 lần trở lên, nguy cơ bị nhiễm trùng, nhiễm virus HPV gây ung thư sẽ cao hơn rất nhiều so với người bình thường.
Người sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá
Rượu, bia, chất kích thích, thuốc lá… đều là những loại không tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt là thuốc lá. Nó chứa nồng độ khá cao nicotine. Khi dung nạp quá nhiều vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm, thúc đẩy quá trình oxy hóa. Các gen trong cơ thể bị mất cân bằng, gây nên bệnh ung thư.
Ngoài những yếu tố kể trên, ung thư cổ tử cung xuất hiện còn là do bạn vệ sinh cơ thể không đúng cách, mắc chứng lạc nội mạc tử cung, thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai hay do cơ thể bị nhiễm chlamydia. Dù là với nguyên nhân nào, bạn cũng cần đi khám bác sĩ để được khám chữa và điều trị kịp thời.
Một vài biến chứng của bệnh ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung khi không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Lúc này, các phương pháp điều trị sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Một số biến chứng cơ bản nhất bao gồm:
- Vô sinh: Vô sinh có thể đến với bất kỳ bệnh nhân mắc chứng ung thư cổ tử cung nào. Vì một vài lý do, bệnh nhân sẽ phải cắt bỏ tử cung, buồng trứng. Người bệnh sẽ không thể sinh con hoặc bị mãn kinh sớm.
- Suy thận: Các khối u chèn ép vào niệu quản, ngăn cản dòng nước tiểu ra khỏi thận. Khi nước tiểu bị tích tụ lâu ngày sẽ làm suy giảm chức năng thận, gây sưng,sẹo, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
- Chảy máu: Khi các khối u lan vào bàng quang, âm đạo hay ruột sẽ gây nên tình trạng chảy máu. Cơ thể mệt mỏi, khó chịu vô cùng.
- Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh: Khi bị ung thư cổ tử cung, người bệnh rất dễ bị rối loạn cảm xúc. Lâu ngày, bệnh tiến triển nặng, nguy cơ trầm cảm là rất cao.
Chẩn đoán và điều trị bệnh
Để chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung, biện pháp xét nghiệm Pap thường được áp dụng. Qua đó, các tế bào được phát hiện nhanh chóng. Ngoài ra, người bệnh còn được chỉ định thực hiện xét nghiệm HPV và một số loại xét nghiệm chuyên sâu khác. Dựa vào kích thước của khối u và mức độ lây lan, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị đúng cách.
Đầu tiên, người bệnh cần khám phụ khoa, kiểm tra buồng trứng, tử cung và các bộ phận gần cổ tử cung. Thực hiện nội soi bàng quang, đại tràng. Nếu ung thư đang ở trong giai đoạn đầu, bệnh sẽ dễ điều trị hơn. Các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tử cung, xạ trị, hóa trị và sử dụng thuốc.
Ung thư cổ tử cung có lây không? Những thông tin trong bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn có được câu trả lời. Đây là căn bệnh rất phổ biến ở phụ nữ, nếu không điều trị đúng cách sẽ dễ nguy hiểm đến tính mạng. Hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.