Ung thư cổ tử cung là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, có tỉ lệ mắc phải và tử vong xếp thứ hai trong các căn bệnh ung thư sinh dục ở phụ nữ Việt Nam. Những câu hỏi liên quan đến căn bệnh này luôn là những điều thắc mắc của đa số chị em. Và một trong những câu hỏi đó là bị ung thư cổ tử cung liệu có thể có con được không? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để giải đáp được vấn đề này nhé!
Mục lục
Tìm hiểu về ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là bệnh gì?
Cổ tử cung là một phần của cơ quan, bộ phận sinh dục phái nữ, tiếp nối giữa thân tử cung và âm đạo.
Ung thư cổ tử cung là 1 loại bệnh lý ác tính của biểu mô tuyến cổ tử cung hoặc biểu mô lát (biểu mô vảy). Bệnh xảy ra khi những tế bào phát triển 1 cách bất thường, nhân lên ồ ạt, không kiểm soát, xâm lấn các khu vực xung quanh hoặc di căn tới những cơ quan, bộ phận khác của cơ thể.
Những chị em phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung thường ở độ tuổi sinh sản từ 30 – 45 tuổi. Những người dưới 20 tuổi rất hiếm khi mắc bệnh này, trong khi đó, những phụ nữ trên 65 tuổi phát hiện ra bệnh thường do tầm soát không tốt ở độ tuổi trước đó.
Bệnh ung thư cổ tử cung phát triển như nào?
Ung thư cổ tử cung xảy ra ở cơ quan sinh sản phái nữ, đặc biệt khi khối u nằm ở cổ tử cung, là “cửa chính” đi vào trong tử cung của phái nữ. Vì thế, cổ tử cung có vai trò cực kỳ quan trọng, nếu cổ tử cung bị viêm nhiễm, khả năng chị em bị hiếm muộn – vô sinh có khả năng xảy ra.
Khi các tế bào tại niêm mạc cổ tử cung phát triển đột ngột, bất thường sẽ hình thành nên khối u ung thư cổ tử cung. Sự phát triển này gây nên những rối loạn trong quá trình hoạt động sản xuất tế bào bình thường, khiến cho những tế bào ác tính được nhân lên nhiều lần. Bệnh hầu như được phát hiện trong giai đoạn sinh sản, mãn kinh của người phụ nữ, thường từ 30 – 45 tuổi.
Những nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư cổ tử cung xuất phát từ rất nhiều yếu tố, có thể do di truyền, do sinh hoạt tình dục hoặc do chị em bị nhiễm virus HPV. Đối với virus HPV, nó có thể lây nhiễm sang chị em khi chị em quan hệ tình dục không an toàn và gây nên các bệnh lý phụ khoa phổ biến. Điều này khiến cho chị em chủ quan, để virus tồn tại nhiều năm trong cơ thể. Nếu chị em thường xuyên bị viêm nhiễm tái phát, nếu không phát hiện, điều trị sớm sẽ phát triển thành ung thư biểu mô tại chỗ và di căn đến những vùng tế bào khác.
Có thể bạn quan tâm: Tình trạng rong kinh 2 tuần và những mối nguy hiểm gây ra.
Bệnh u xơ tử cung có lây không?
Rất nhiều chị em thắc mắc liệu u xơ tử cung có lây không. Thực tế, những khối u xơ tử cung sẽ không lây từ người này sang người khác theo đường tình dục hoặc theo các cách tiếp xúc khác. Tuy nhiên, u xơ tử cung lại có nguy cơ di truyền, và đây cũng là một trong số những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư tử cung. Nếu trong gia đình chị em có bà hoặc mẹ đã từng mắc u xơ tử cung thì chị em cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh này.
Chị em cũng cần lưu ý rằng, nếu chị em bị viêm nhiễm phụ khoa hoặc mắc các bệnh khác về đường sinh dục do quan hệ không an toàn cũng khiến bệnh u xơ tử cung trở nặng và phát triển mạnh hơn.
Ảnh hưởng của ung thư cổ tử cung đối với sức khỏe chị em?
Ung thư cổ tử cung có những triệu chứng ban đầu không đặc trưng, rõ ràng, chỉ đến khi chị em nhận thấy cơ thể có những sự thay đổi rõ rệt, sức khỏe giảm sút nghiêm trọng thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng hơn. Nếu chị em nhận thấy những triệu chứng bất thường sau, chị em nên đi thăm khám, kiểm tra sức khỏe sinh sản:
- Xuất hiện tình trạng đau bụng bất thường, đôi khi bị các cơn đau quặn thắt ở vùng bụng dưới rốn
- Chị em phụ nữ ở vào độ tuổi mãn kinh nhưng bị tình trạng xuất huyết âm đạo bất thường
- Sau khi giao hợp có dấu hiệu ra máu âm đạo, kèm theo đó là tình trạng tăng tiết khí hư
- Khí hư có màu sắc bất thường, có mùi hôi khó chịu kèm theo, trong khí hư có thể lẫn 1 ít máu
- Những cơn đau lưng tiến triển nặng, mức độ đau tăng lên trong kỳ kinh
- Một số trường hợp chị em gặp khó khăn khi đi vệ sinh, bị đau rát khi tiểu tiện, tiểu rắt, đôi khi bị rò nước tiểu.
Tương tự như các dạng ung thư khác, ung thư cổ tử cung cũng gây tình trạng đau bụng dưới và quanh khu vực khoang chậu. Vì thế mà chị em dễ bị nhầm lẫn với những biểu hiện bệnh khác ở giai đoạn đầu. Ban đầu, khi bệnh gây tình trạng chảy máu kèm theo khí hư có mùi hôi, đa số chị em chủ quan, chỉ nghĩ mình bị viêm phụ khoa nhất thời. Sau đó, bệnh tiến triển rất nhanh, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tùy thuộc vào những vị trí các tế bào ung thư di căn mà chị em sẽ nhận thấy những chức năng suy yếu kèm theo. Cụ thể, khi tế bào ung thư di căn đến bàng quang, chúng ra gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết như: đau tức bụng, kèm theo sưng viêm, rò nước tiểu, tiểu rắt, đau nhức khi tiểu tiện,… Nếu để bệnh tiến triển lâu dài, bàng quang sẽ bị nhiễm trùng nặng và bị thoái hóa dần.
Bệnh ung thư cổ tử cung gồm 4 giai đoạn, khả năng điều trị bệnh thành công ở từng giai đoạn giảm dần, do đó, việc điều trị bệnh sớm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Có nhiều trường hợp chị em buộc phải cắt bỏ cổ tử cung hoặc phải xạ trị, từ đó, ảnh hưởng lớn đến chức năng của tử cung và buồng trứng. Ngoài ra, nó còn nhiều nguy cơ biến chứng khác, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của chị em phụ nữ.
Có thể bạn quan tâm: Liệu ung thu cổ tư cung có lây không?
Bị ung thư tử cung liệu có con được không?
Để trả lời cho câu hỏi này, phải chia ung thư cổ tử cung làm 2 trường hợp:
- Khi đang mang thai được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung
- Mang thai sau khi điều trị ung thư cổ tử cung
Đang mang thai được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung
Tỉ lệ chị em đang mang thai mà được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung là cực kỳ hiếm, chưa đến 1/10.000. Việc chị em quyết định có tiếp tục mang thai hay đình chỉ thai sẽ phụ thuộc vào thai nhi đang ở giai đoạn nào và tình trạng ung thư. Ví dụ, nếu mẹ bầu đang ở giai đoạn tiền ung thư thì hầu hết các bác sĩ tin rằng việc các mẹ tiếp tục mang thai là an toàn. Sau khi sinh được vài tuần, các mẹ sẽ được điều trị theo phương pháp sinh thiết hình nón hoặc cắt bỏ đi cổ tử cung.
Nếu mẹ bầu bị ung thư cổ tử cung mà chưa di căn, các mẹ cần đưa ra quyết định tiếp tục giữ thai hay đình chỉ thai kỳ. Lựa chọn an toàn nhất là việc điều trị ngay lập tức, dành cho những mẹ bị ung thư cổ tử cung chưa di căn.
Nếu các mẹ đang mang bầu dưới 3 tháng, bác sĩ thường sẽ khuyên các mẹ nên điều trị ngay. Tuy nhiên, nếu lựa chọn điều trị thì các mẹ sẽ phải chấm dứt thai kỳ.
Mang thai sau khi điều trị ung thư cổ tử cung
Khi những khối u ung thư xuất hiện ở tử cung, chức năng sinh sản, tình dục, nội tiết của chị em đều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp chị em nữ giới bị ung thư cổ tử cung mang thai và sinh nở khỏe mạnh. Do đó, theo nhiều chuyên gia, chị em bị ung thư cổ tử cung có sinh nở được hay không sẽ phụ thuộc vào phương pháp điều trị và giai đoạn mắc bệnh. Nếu bệnh ở giai đoạn nặng, buộc phải cắt bỏ tử cung thì chị em không thể mang thai, sinh con nữa. Còn trường hợp chị em không phải cắt tử cung, chị em hoàn toàn có thể thực hiện thiên chức làm mẹ sau khi điều trị khỏi bệnh.
Hiện nay, ung thư cổ tử cung hiện được điều trị bằng 2 phương pháp chính là điều trị ung thư tại chỗ và dị sản. Trong đó, điều trị bằng phương pháp đốt bằng laser hoặc đốt điện, sử dụng khí để đông lạnh các tế bào bất thường, được áp dụng khá rộng rãi với những trường hợp bệnh nhẹ. Đồng thời, nếu như các tế bào ung thư đã có dấu hiệu xâm lấn, chị em phải tiến hành điều trị theo hình thức phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung. Việc chị em can thiệp điều trị sớm có thể đảm bảo được kết quả điều trị đạt 100%.
Chị em phụ nữ bị ung thư cổ tử cung vẫn có thể có được khả năng sinh sản khi tiến hành điều trị ngay từ giai đoạn ban đầu. Lúc này, các phương thức điều trị chủ yếu với mục đích điều trị khắc phục sự tăng trưởng của tế bào ác tính, không gây ảnh hưởng tới tế bào khỏe mạnh, những bộ phận, cơ quan sinh sản.
Những phương pháp điều trị không gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai
Rất nhiều chị em phụ nữ mắc phải căn bệnh này đều quan tâm đến những phương pháp điều trị không gây ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ. Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị ung thư cổ tử cung trên thế giới. Trong đó, có hai phương pháp điều trị chính giúp chị em bảo toàn khả năng sinh sản, cụ thể là:
Điều trị nội tiết
Đây là phương pháp có thể ức chế sự tăng trưởng của tế bào ác tính, từ khả năng điều tiết các hormone tự nhiên. Ngoài ra, đây cũng là 1 hình thức điều trị nội khoa, ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển bằng cách chỉ sử dụng thuốc. Những nhóm thuốc dạng uống làm tăng progesterone trong cơ thể sẽ khiến cơ thể chị em xảy ra một số thay đổi về vấn đề sinh lý.
Khi điều trị bằng phương pháp này, chị em vẫn có thể sinh sản khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, do sự ảnh hưởng của nội tiết, một số chị em bị rối loạn khi nguyệt, dẫn đến thụ thai khó khăn hơn. Nhìn chung, điều trị nội tiết chỉ áp dụng để điều trị ung thư giai đoạn đầu. Có những trường hợp, chị em không đáp ứng hiệu quả sử dụng thuốc mà còn gặp triệu chứng khó chịu khi điều trị.
Khoét chóp cổ tử cung
Hay còn gọi là phương pháp sinh thiết nón, với ưu điểm là khả năng sinh sản của phụ nữ được bảo toàn. Bác sĩ sẽ thông qua những thủ thuật đơn giản để loại bỏ một mảnh mô dạng hình chóp nón ở cổ tử cung, phương pháp này phù hợp với những chị em có bệnh mới tiến triển ở giai đoạn đầu.
Nhìn chung, phương pháp này mang lại hiệu quả tương đối cao. Chị em hoàn toàn có thể sinh con trước khi điều trị chuyên sâu, nếu như không đạt kết quả khi điều trị cơ bản. Khi điều trị theo cách này, khả năng những biến chứng, sót mô vẫn có thể xảy ra. Vì thế khoảng thời gian này, chị em cần chủ động theo dõi, kiểm tra thường xuyên.
Phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung
Hình thức phẫu thuật cắt bỏ tử cung toàn phần hoặc 1 phần được thực hiện tại vùng tử cung, cổ tử cung bị di căn tế bào ác tính. Nếu chỉ cắt bỏ một phần tử cung, để nguyên vẹn đáy tử cung, chị em vẫn có thể mang thai, nhưng khi sinh, để đảm bảo an toàn sẽ phải thực hiện phương pháp mổ lấy thai.
Bài viết đã chia sẻ cho chị em phần nào về câu hỏi bị ung thư cổ tử cung có con được không. Để hiểu rõ, chi tiết hơn, chị em nên nhận tư vấn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này, điều này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe chị em, cũng như đảm bảo chị em có thể trải qua thai kỳ khỏe mạnh.