Sứ mệnh thiêng liêng của người phụ nữ đó là được làm mẹ. Để làm được điều đó, người mẹ phải trải qua một hành trình vô cùng khó chịu và vất vả trong thời gian mang thai. Một trong những vấn đề mà nhiều mẹ gặp phải là ứ mật thai kỳ. Vậy ứ mật thai kỳ là gì? Cách điều trị như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau.
Mục lục
1. Ứ mật thai kỳ là gì?
Ứ mật thai kỳ còn được gọi là cholestosis thai kỳ xảy ra khi gan không thể bài tiết mật đúng cách. Khi bị chúng thường gây ngứa dữ dội, đặc biệt là ở chân, tay của thai phụ. Ứ mật thai kỳ hay gặp ở tam giác nguyệt thứ hai hoặc ba tháng cuối của thai kỳ. Tình trạng này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ nhưng nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Triệu chứng của ứ mật thai kỳ
Các triệu chứng của ứ mật thai kỳ thường gặp là:
- Ngứa dữ dội nhưng không phát ban là dấu hiệu đầu tiền và rõ ràng nhất của bệnh ứ mật thai kỳ và chúng thường xuất hiện nhiều vào thời điểm ban đêm.
- Nước tiểu có màu sẫm vàng, phân có màu nhạt hoặc xám.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Mất cảm giác ăn ngon miệng.
- Đau âm ỉ ở bên hạ sườn bên phải.
Nguyên nhân gây lên ứ mật thai kỳ
Ứ mật thai kỳ thường chỉ xảy ra với phụ nữ mang thai. Hiện nay, nguyên nhân gây lên bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng các nhà nghiên cứu đều cho rằng những thay đổi hormone khi mang thai, di truyền và môi trường có ảnh hưởng đến tình trạng này.
- Do thay đổi nội tiết tố: thường khi mang thai nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ sẽ thay đổi nhiều. Hai nội tiết tố chính estrogen và progesterone trong khi mang bầu sẽ tăng cao. Khi chức năng của gan bị suy giảm, gan không thể chuyển hóa được các hormone. Từ đó, ảnh hưởng đến chức năng đào thải của acid mật. Khi đó, các muối mật và bilirubin có trong túi mật sẽ thấm vào trong máu và kích thích gây lên ngứa da.
- Do di truyền: nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng các yếu tố đột biến gen cũng gây ảnh hưởng đến trường hợp này. Nếu như trong gia đình của bạn có người mắc bệnh là bà, mẹ thì nguy cơ bạn bị bệnh này cũng rất là cao.
- Do môi trường: theo số liệu thống kê thì những phụ nữ bị ứ mật thai kỳ trong những tháng mùa đông cao hơn các mùa khác trong năm. Mặc dù đây là nguyên nhân chưa được xác định rõ ràng nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng môi trường có tác động đến bệnh này như: mùa đông làm giảm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thay đổi chế độ ăn uống,…
Những ai có nguy cơ bị mắc chứng ứ mật thai kỳ
Dưới đây là các yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ bị ứ mật thai kỳ.
- Trong gia đình của bạn có người thân từng bị ứ mật thai kỳ.
- Phụ nữ có tiền sử bị bệnh sỏi mật hoặc bệnh gan.
- Đã từng mắc chứng ứ mật thai kỳ ở lần mang thai trước thì nguy cơ bị tái phát ở lần mang thai tiếp theo lên đến 70%.
- Phụ nữ mang thai đôi, thai ba hoặc nhiều hơn.
- Phụ nữ có thai do thụ tinh nhân tạo.
2. Các biến chứng của ứ mật thai kỳ
Đối với người mẹ
Phụ nữ bị ứ mật thai kỳ có thể gặp phải một số vấn đề trong việc hấp thụ các loại vitamin hòa tan trong dầu như: vitamin A, D, E, K và bị ngứa dữ dội. Tuy nhiên, sau vài ngày khi sinh em bé tình trạng này sẽ tự hết mà không để lại các biến chứng nguy hiểm nào cho gan cả. Và nguy cơ lớn nhất đối với người mẹ là khả năng cao sẽ bị tái phát ở những lần mang thai tiếp theo.
Đối với đứa bé
Nếu người mẹ bị mắc chứng ứ mật thai kỳ thì thai nhi có thể phải đối mặt các các nguy cơ sau:
- Nguy cơ trẻ sẽ bị sinh non cao lên đáng kể nếu người mẹ bị ứ mật trong quá trình mang thai, mặc dù các chuyên gia vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân.
- Nguy cơ tử vong cho thai nhi ở giai đoạn của thai kỳ cũng cao hơn nếu như người mẹ bị ứ mật thai kỳ.
- Trong thời kỳ mang thai, thai nhi phụ thuộc vào gan của người mẹ để loại bỏ axit mật ra khỏi máu. Nếu người mẹ bị ứ mật thai kỳ có thể truyền sang thai nhi khiến cho nguy cơ trẻ hít phải phân su trong lúc chuyển dạ cao hơn dẫn đến chứng khó thở ở trẻ sơ sinh.
- Tăng nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa, rối loạn tim mạch khi trẻ đến tuổi trưởng thành.
Để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho thai nhi, với những phụ nữ bị ứ mật thai kỳ bác sĩ thường chỉ định cho người mẹ sinh con sớm hơn.
Tham khảo thêm: Mang thai cần kiêng kị những gì để bé phát triển khỏe mạnh hơn.
3. Cách chẩn đoán ứ mật thai kỳ
Để chẩn đoán ứ mật thai kỳ, ngoài các biểu hiện lâm sàng như ngứa, vàng da,… bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh nhân các câu hỏi liên quan đến dấu hiệu và triệu chứng của bệnh như: màu nước tiểu, màu của phân, tình trạng ngứa như thế nào và một vài câu hỏi liên quan đến tiền sử bản thân và gia đình. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu: làm xét nghiệm này sẽ cho biết hoạt động chức năng gan của bạn, xác định được nồng độ mật trong máu
- Siêu âm gan: đây là phương pháp thông dụng và an toàn cho các bà mẹ, giúp phát hiện ra những bất thường ở gan
- Xét nghiệm nước tiểu.
Xem thêm: Viêm phần phụ ở phụ nữ mang thai – Mẹ bầu cần thận trọng.
4. Cách điều trị ứ mật thai kỳ
Khi bị ứ mật thai kỳ cách điều trị tốt nhất là: giảm nhẹ các triệu chứng cho mẹ bầu (chủ yếu là ngứa) và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.
4.1. Cách làm giảm các triệu chứng
Sử dụng thuốc
Bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc Ursodeoxycholic Acid (UDCA) cho bạn. Đây là một loại thuốc có tác dụng cải thiện dòng mật và làm giảm lượng axit mật trong máu, từ đó giúp cho chức năng của gan được tốt hơn. Nhờ vậy sẽ làm giảm được các cơn ngứa cũng như các triệu chứng khác, đồng thời hạn chế được các nguy cơ gây hại cho em bé.
Sử dụng kem bôi
Thuốc bôi ngoài da có chứa Corticosteroid. Đây là thuốc bôi ngoài da thường được bào chế dưới dạng kem, thuốc mỡ. Các sản phẩm này luôn được đóng sản ở các cường độ hoặc hiệu lực tác động khác nhau: nhẹ, trung bình, mạnh. Do đó, bác sĩ sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh mà quyết định độ mạnh nhẹ nào cho phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.
Kem bôi lotion calamine: bác sĩ cũng có thể kê toa đơn cho bạn dùng Kem bôi lotion calamine. Đây là loại kem có tác dụng giảm ngứa, đau rát và những khó chịu trên vùng da bị kích ứng.
Chế độ ăn uống
Để giúp giảm chứng ứ mật thai kỳ, bạn nên có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh như: ăn nhiều trái cây, rau quả tươi, uống đủ nước mỗi ngày và tránh một số loại thực phẩm sau:
- Các sản phẩm có chứa hàm lượng dầu mỡ, đường, cay nóng
- Các đồ ăn đóng hộp chế biến sẵn
- Các sản phẩm làm từ đậu nành
- Các sản phẩm sữa có chứa nhiều chất béo
- Không uống rượu bia và các đồ uống có chứa ga, chất caffein.
Có chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt cũng góp phần giúp bạn kiểm soát chứng ứ mật thai kỳ tại nhà như:
- Ngâm những vùng da bị ảnh hưởng bởi chứng ứ mật thai kỳ trong nước ấm cũng có thể giảm các cơn ngứa hiệu quả.
- Chườm đá lạnh nên những vùng da bị ngứa để giảm được các cơn ngứa tức thời.
- Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, sau khi tắm xong mẹ bầu nên chọn những bộ quần áo rộng rãi, chất cotton thấm hút tốt.
4.2. Ngăn ngừa biến chứng
Để ngăn ngừa các biến chứng của ứ mật thai kỳ gây lên cho cả mẹ và bé, thai phụ cần thực hiện một số việc sau:
- Siêu âm: siêu âm thai thường xuyên để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
- Xét nghiệm máu: để theo dõi chặt chẽ chức năng của gan cũng như nồng độ muối mật trong máu của mẹ bầu.
- Non- stress test: đây là phương pháp đo cử động của thai nhi trong một khoảng thời gian nhất định. Với bài kiểm tra tần suất thai nhi nhằm đánh giá nhịp tim của thai nhi trong cơ thể người mẹ.
- Kích thích đẻ: hầu hết các trường hợp bị ứ mật thai kỳ bác sĩ thường khuyến cáo các mẹ bầu nên sinh con ở tuần thứ 38. Nếu tình trạng ứ mật thai kỳ xảy ra ở mức nghiêm trọng hơn thì việc sinh con có thể được tiến hành sớm hơn.
Hi vọng qua bài viết của Chuyên gia phụ khoa cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về ứ mật thai kỳ. Tuy chứng ứ mật thai kỳ không ảnh hưởng đến thai phụ quá nhiều nhưng nó lại có thể để lại nhiều biến chứng cho thai nhi. Do đó, khi có biểu hiện bất thường nào như: ngứa dữ dội khi mang thai, da bị vàng,…mẹ bầu cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!
Tham khảo thêm: Mang thai siêu âm nhiều có tốt không? Những điều mẹ bầu cần lưu ý.