Tiêu chảy là một trong những triệu chứng thường gặp khi kỳ kinh nguyệt ghé tới. Tại sao tình trạng này lại xảy ra? Nó có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bạn hay không? Hãy cùng chuyengiaphukhoa.vn tìm hiểu chi tiết về hiện tượng tiêu chảy trong kỳ kinh nguyệt qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Nguyên nhân nào gây tiêu chảy trong kỳ kinh?
Tác nhân nào là thủ phạm? Trước hết, đó có thể chính là do hormone của chị em. Tiêu chảy trong kỳ kinh có thể được gây ra bởi hai hormone là progesterone và prostaglandin. Ngoài ra, tiêu chảy trong kỳ kinh có thể trở nên tồi tệ hơn do mức độ căng thẳng hoặc do thay đổi chế độ ăn uống của chị em. Cụ thể như sau:
Mức độ prostaglandin cao hơn
Prostaglandin là thành phần có trong các mô khắp cơ thể, bao gồm cả trong tử cung. Prostaglandin có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong việc điều hòa nhiệt độ cơ thể, tăng trưởng tế bào, co thắt cơ trơn và giãn nở.
Trong thời kỳ đèn đỏ, prostaglandin kích hoạt co bóp các cơ tử cung, giúp làm bong niêm mạc tử cung. Ngoài ra, nó cũng có vai trò rất quan trọng trong việc gây co thắt dạ con và sinh con.
Khi mức prostaglandin của chị em quá cao, nó có thể kích thích các cơn co thắt tử cung dữ dội hơn. Khi các cơn co thắt tử cung diễn ra mạnh, các bộ phận của cơ sẽ bị cắt đứt oxy tạm thời. Tình trạng các cơ này thiếu oxy dẫn đến đau bụng kinh.
Mặt khác, những hormone prostaglandin cũng có khả năng khiến các cơ của ruột bị co lại. Điều này gây ra một sô triệu chứng như: buồn nôn, đau bụng… Ngoài ra, hormone prostaglandin có thể khiến cho cơ thể chị em hấp thụ nhiều nước hơn và làm cho phân mềm hơn, gây ra tình trạng tiêu chảy trong chu kỳ kinh. Tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn nếu như chị em uống cà phê trong thời kỳ này, vì trong cà phê có chất caffeinee có tác dụng nhuận tràng.
Mức độ progesterone cao hơn
Progesterone là một loại hormone khác được giải phóng vào cơ thể chị em như là một phần của chu kỳ kinh hàng tháng. Khi đến thời kỳ đèn đỏ, mức độ hormone này tăng lên, chuẩn bị cho cơ thể chị em những điều kiện tốt nhất để thụ thai và mang thai. Progesterone có tác dụng làm dày niêm mạc tử cung để trứng được thụ tinh có thể phát triển, tuy nhiên, hormone này cũng gây ra 1 số tác dụng khác đối với cơ thể. Đối với 1 số trường hợp, progesterone có thể gây ra tình trạng phân lỏng lẻo, tiêu chảy. Nhưng đối với 1 số người khác, nó có thể gây tình trạng táo bón.
Đối với những trường hợp gặp phải các vấn đề về ruột như: bệnh Crohn hoặc hội chứng ruột kích thích (IBS), progesterone có thể làm cho các triệu chứng của họ tồi tệ hơn. Ví dụ, những chị em mắc IBS có nhiều khả năng gặp các triệu chứng kèm theo tiêu chảy như đau đầu…
Có thể bạn quan tâm: Vùng kín ẩm ướt có phải dấu hiệu mang thai?
Do thay đổi chế độ ăn uống
Chị em đã bao giờ tự hỏi, tại sao khi chị em đến kỳ đèn đỏ lại thèm những thực phẩm ngọt hoặc mặn hơn? Một lần nữa, hormone của chị em lại là những tác nhân chính. Trong giai đoạn hoàng thể (sau khi rụng trứng và trước khi có kinh), progesterone tăng lên, gây ra cảm giác thèm ăn bất thường và ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của chị em.
Đối với những chị em ăn chế độ khoa học, lành mạnh, việc thay đổi đột ngột các loại thực phẩm mới có thể ảnh hưởng đến ruột của chị em, gây ra tình trạng phân lỏng lẻo, tiêu chảy.
Do lo lắng, căng thẳng
Tâm trạng lo lắng, căng thẳng là những triệu chứng phổ biến trong thời kỳ đèn đỏ của chị em. Một lần nữa, điều này có thể được liên kết với những thay đổi về nồng độ hormone trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Các nghiên cứu đã chỉ ra,chu kỳ của chị em có khả năng ảnh hưởng đến việc điều chỉnh tâm trạng, tăng những cảm xúc tiêu cực, nhạy cảm hơn với căng thẳng. Mà khoa học đã chứng minh, căng thẳng và lo lắng sẽ ảnh hưởng đến nhu động ruột, có thể gây ra tình trạng tiêu chảy. Điều này là do những gì xảy ra trong não có thể ảnh hưởng đến những gì xảy ra trong ruột của chị em. Bởi vì các dây thần kinh trong dạ dày được liên kết với não thông qua một liên kết bên trong gọi là kết nối ruột não.
Do đó, căng thẳng và lo lắng có thể trực tiếp làm đảo lộn ruột của bạn, gây ra tình trạng tiêu chảy. Tuy nhiên, đây cũng có thể là 1 biện pháp để giúp giảm các triệu chứng thể chất với tâm trí. Theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Úc, thôi miên là một phương pháp hiệu quả để điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS) vì nó giúp đào tạo lại kết nối ruột – não của họ.
Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu nhận biết, phân biệt mang thai giả.
Cách khắc phục tình trạng tiêu chảy trong kỳ kinh
Nếu chị em đang vật lộn với tình trạng tiêu chảy trong kỳ kinh mỗi tháng, chị em muốn có những biện pháp để giảm các triệu chứng này. Mặc dù không có cách chữa trị 1 lần duy nhất nhưng nếu chị em có thể làm theo các bước đơn giản sau, chị em có thể làm giảm khả năng bị tiêu chảy trong kỳ kinh.
1 – Ăn sạch
Để tránh các vấn đề về tiêu hóa trong thời kỳ đèn đỏ, chị em hãy cố gắng ăn những thực phẩm sạch càng nhiều càng tốt. Có thể chị em rất khó cưỡng lại một số loại thực phẩm cùng với cảm giác thèm ăn, nhưng chị em hãy cố gắng hết sức loại bỏ những thực phẩm và đồ uống khó tiêu hóa ra khỏi chế độ ăn uống của mình. Những loại thực phẩm, đồ uống sau đây có liên quan đến tình trạng rối loạn tiêu hóa và chị em nên tránh trong thời kỳ đèn đỏ của mình: Thực phẩm chiên, thực phẩm có đường (như sô cô la và bánh ngọt), các chất kích thích (như cà phê và trà)…
2 – Giảm lo lắng, căng thẳng
Một điều quan trọng chị em phải lưu ý là phải hạn chế căng thẳng, lo lắng. Việc chị em bị căng thẳng, lo lắng quá độ có thể làm cho các triệu chứng xảy ra trong kỳ kinh nguyệt trở nên trầm trọng hơn, bao gồm cả đau bụng và tiêu chảy.
Dưới đây là một số biện pháp giảm căng thẳng, lo lắng mà chị em có thể thử:
- Ngồi thiền: Hãy dành khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày để ngồi thiền, việc này sẽ giúp cho chị em tập trung tâm trí và giảm lo lắng, căng thẳng.
- Thói quen đi ngủ sớm: Chị em hãy tập cho mình thói quen đi ngủ sớm vào một thời điểm cố định mỗi ngày. Hãy rèn cho bản thân mình thói quen sau thời điểm này thì phải dừng làm việc, lướt điện thoại hay xem TV mà phải lên giường đi ngủ ngay. Điều này sẽ giúp chị em làm dịu tâm trí và giảm căng thẳng, bớt âu lo.
- Tập thể dục: Đây là một biện pháp hữu hiệu để làm giảm lo lắng, căng thẳng, hãy dành ra ít nhất 15 phút mỗi ngày, chị em sẽ thấy cơ thể mình thanh thoát hơn.
Nếu chị em không thể tự mình vượt qua được những tình trạng lo lắng, căng thẳng thì có thể cân nhắc đến việc đi gặp chuyên gia trị liệu tâm lý, để có biện pháp khắc phục, giải quyết nguyên nhân gốc rễ gây ra.
Có thể bạn quan tâm: Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, tìm hiểu từ a – z.
3 – Uống thuốc giảm đau Ibuprofen
Ibuprofen là một loại thuốc chống viêm không steroid thường được sử dụng để điều trị tình trạng đau và sốt. Chị em có thể cân nhắc dùng ibuprofen 24 giờ trước khi thời kỳ đèn đỏ đến để có thể ngăn chặn sự giải phóng hormone prostaglandin. Thuốc này cũng có thể giúp chị em kiểm soát trong tử cung và ruột để giảm đau.
Hầu hết, ibuprofen được các chị em tin dùng vì nó thường được dung nạp tốt. Tuy nhiên, ibuprofen cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: nôn mửa, buồn nôn…
4 – Sử dụng thuốc tránh thai
Khi đến thời kỳ đèn đỏ, cơ thể chị em sẽ giải phóng nhiều hormone prostaglandin. Trong trường hợp này, chị em có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc tránh thai. Khi chị em sử dụng thuốc, đến chu kỳ của bạn, prostaglandin trong cơ thể sẽ sản sinh ít hơn rất nhiều. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả là tình trạng bị tiêu chảy của chị em cũng giảm xuống trong chu kỳ kinh nguyệt, và đây cũng là lý do tại sao chị em bị chuột rút nhiều hơn khi ngừng uống thuốc tránh thai. Do đó, chị em nên cân nhắc giữa việc có nên ngừng uống thuốc tránh thai so với việc chị em chỉ phải trải qua những sự khó chịu trong một vài ngày.
5 – Dành thời gian để đánh giá của mình
Không phải bất kỳ chị em nào cũng gặp vấn đề tiêu chảy mỗi khi chu kỳ kinh nguyệt ghé thăm. Nhưng nếu chị em thường xuyên bị tiêu chảy mỗi khi bước vào thời kỳ đèn đỏ, rất có thể điều đó báo hiệu một vấn đề cho sức khỏe của bạn.
Theo như nghiên cứu, khoảng 12% chị em mắc phải hội chứng ruột kích thích [IBS], với những trường hợp này, vấn đề tiêu chảy có thể trở nên tồi tệ hơn khi có kinh nguyệt. Nếu chị em đang nghi ngờ mình mắc phải hội chứng IBS, hãy đi thăm khám để tìm ra những hướng điều trị thích hợp.
6 – Đến gặp bác sĩ
Nếu chị em nghĩ rằng, chị em có thể có gặp phải một vài vấn đề nghiêm trọng hơn, đừng ngại ngùng, hãy tìm đến bác sĩ để nhận được sự giúp đỡ từ một chuyên gia. Những dấu hiệu cho thấy chị em cần đến thăm khám như:
- Đau bụng, chuột rút nghiêm trọng trong thời kỳ đèn đỏ.
- Thấy chất nhầy có trong phân.
- Thấy máu trong phân.
- Bị đau hậu môn hoặc trực tràng
Tiêu chảy trong thời kỳ đèn đỏ là hiệ tượng bình thường và rất phổ biến. Hầu hết chị em có thể giảm bớt sự khó chịu của tình trạng này bằng cách thực hiện một vài lời khuyên chúng tôi ở trên. Nếu chị em thấy lo ngại về tiêu chảy hoặc đang gặp các triệu chứng khác liên quan đến kỳ kinh nguyệt khá, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để giúp loại trừ bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào.