Ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm vắc xin phòng HPV. Vậy khi nào là thời điểm thích hợp để tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung? Các chị em cần lưu ý gì trước và sau khi tiêm? Để tìm hiểu thông tin chi tiết, mời các bạn theo dõi nội dung bài viết sau.
Mục lục
Ung thư cổ tử cung nguy hiểm thế nào?
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh phổ biến thứ 2 ở phụ nữ trên toàn thế giới, đồng thời xếp thứ 4 về các bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong trên toàn cầu. Độ tuổi mắc ung thư cổ tử cung thường là 15 – 44 tuổi. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Việt Nam, ước tính cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung và 11 trường hợp tử vong. Tất cả đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung khi họ bắt đầu có quan hệ tình dục.
Ung thư cổ tử cung không chỉ khiến phụ nữ mãn kinh sớm, âm đạo bị thu hẹp sau điều trị, mà nhiều người còn phải đối diện với nguy cơ vô sinh, hiếm muộn do phải cắt bỏ tử cung khi điều trị. Bệnh nhân có thể tử vong nếu biến chứng ung thư không được can thiệp sớm. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn 4, tỷ lệ bệnh nhân chữa khỏi chỉ đạt khoảng 15%.
Nguyên nhân chủ yếu của ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV. HPV có liên quan đến ung thư cổ tử cung, âm hộ và âm đạo ở nữ giới, ung thư dương vật ở nam giới và ung thư hậu môn và hầu họng ở cả nam và nữ. Loại virus này chủ yếu lây qua đường tình dục, chúng có thể tồn tại âm thầm và phát triển trong cơ thể mà không gây ra bất cứ dấu hiệu nào.
Nguy cơ phơi nhiễm HPV tăng lên theo số lượng bạn tình mà bạn có. Quan hệ tình dục với bạn tình đã từng có nhiều bạn tình khác trong quá khứ cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Người ta ước tính rằng 75 – 80% những người trưởng thành có quan hệ tình dục sẽ bị nhiễm ít nhất một lần nhiễm HPV sinh dục trước tuổi 50. Phần lớn các cá nhân bị nhiễm lần đầu tiên với một hoặc nhiều loại HPV ở vùng hậu môn sinh dục từ 15 tuổi. và 25 năm.
Biện pháp phòng ngừ ung thư cổ tử cung tối ưu nhất hiện nay là tiêm vắc xin và tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ.
Khi nào cần tiêm phòng ung thư cổ tử cung?
Có hơn 100 loại virus HPV khác nhau nhưng chỉ có 2 loại HPV type 16 và 18 là tác nhân dễ gây ung thư cổ tử cung nhất. Việc tiêm vắc xin sẽ có hiệu quả cao với những người chưa có quan hệ tình dục.
Theo khuyến cáo của Hội Ung thư Hoa Kỳ:
– Tiêm ngừa HPV thường quy được khuyến cáo cho bé gái 11 – 12 tuổi, tuy nhiên có thể tiêm từ 9 – 18 tuổi chưa quan hệ tình dục.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới:
– Thời điểm hiệu quả nhất để tiêm ngừa cho bé gái và phụ nữ trẻ là trước khi họ bắt đầu có quan hệ tình dục.
Lịch tiêm mỗi người là ba mũi, mũi thứ hai nhắc lại sau hai tháng, mũi thứ ba nhắc lại sau sáu tháng. Lưu ý, trong thời gian mang thai không tiêm ngừa.
Để đảm bảo cho việc tiêm phòng có hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ sản khoa. Trên thế giới, một số nước như Mỹ, Úc… vắc-xin phòng HPV còn được khuyến cáo tiêm cho nữ từ 9-45 tuổi và tiêm cho nam từ 9-26 tuổi.
Lưu ý: Dù có hay không tiêm vắc xin phòng virus HPV thì phụ nữ cũng cần phải tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ bằng các xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (đối với phụ nữ từ 20 – 30 tuổi) hoặc xét nghiệm HPV (đối với phụ nữ từ 30 – 65 tuổi) để có thể phát hiện các tế bào bất thường và/hoặc tế bào tiền ung thư trong cổ tử cung để có thể điều trị sớm với khả năng thành công cao.
Lựa chọn vắc xin nào khi tiêm?
Trước khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung, các chị em nên biết thông tin về vắc-xin phòng ngừa này để có lựa chọn phù hợp. Hiện nay trên thị trường Việt Nam có 2 loại vắc-xin phòng HPV là Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ) với một số điểm khác biệt:
Vắc-xin Gardasil:
- Đối tượng tiêm: Nữ giới từ 9-26 tuổi
- Tác dụng: Phòng 4 tuýp HPV chủng 6,11,16 và 18. Giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn.
- Liều tiêm:
Mũi 1: là ngày tiêm mũi vắc-xin đầu tiên.
Mũi 2: 2 tháng kể từ sau mũi đầu tiên.
Mũi 3: 6 tháng kể từ khi tiêm mũi đầu tiên.
Vắc-xin Cervarix:
- Đối tượng tiêm: Nữ giới từ 10 tuổi đến 25 tuổi.
- Tác dụng: Phòng 2 tuýp HPV (16 và 18) giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung.
- Liều tiêm:
Mũi 1: là ngày tiêm mũi vắc-xin đầu tiên.
Mũi 2: 1 tháng kể từ sau mũi đầu tiên.
Mũi 3: 6 tháng kể từ khi tiêm mũi đầu tiên.
Các lưu ý cần biết khi tiêm phòng vắc xin ngừa HPV
Thứ nhất: Trước khi tiêm vắc xin phòng HPV, bạn không cần phải xét nghiệm virus HPV, cũng không được tiêm bất kỳ một loại vắc xin nào khác trong thời gian 1 tháng trở lại. Không sử dụng bất kỳ loại thuốc có tác dụng ức chế khả năng miễn dịch nào, nếu có thì cần báo trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để xin tư vấn.
Thứ hai: Thuốc chủng ngừa HPV không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai. Nếu một phụ nữ được phát hiện có thai sau khi bắt đầu loạt tiêm chủng, phần còn lại của loạt 2 hoặc 3 liều (tùy thuộc vào độ tuổi tiêm vắc xin HPV đầu tiên) nên được trì hoãn cho đến khi hoàn thành thai kỳ. Không cần thử thai trước khi tiêm phòng. Nếu đã tiêm một liều vắc xin trong thời kỳ mang thai thì không cần can thiệp.
Thứ ba: Vắc-xin có thể dùng ở bà mẹ đang cho con bú.
Thứ tư: Chống chỉ định tiêm vắc xin HPV cho những người có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin, kể cả nấm men hoặc mắc bệnh cấp tính.
Thứ năm: Vắc xin tiêm phòng ung thư cổ tử cung có hiệu quả tối đa với nhóm phụ nữ chưa từng nhiễm HPV và chưa có quan hệ tình dục. Những phụ nữ từng nhiễm HPV hiện tại hoặc trong quá khứ có thể được chủng ngừa. Họ nên được thông báo rằng vắc-xin sẽ không có tác dụng điều trị đối với nhiễm trùng HPV hoặc tổn thương cổ tử cung hiện có.
Thứ sáu: Hiện nay, phác đồ tiêm vắc-xin phòng HPV vẫn là 3 liều, không phải tiêm liều nhắc.
Thứ bảy: Vắc-xin phòng HPV có chứa protein của virus, không có khả năng gây nhiễm bệnh và không có khả năng gây ung thư cũng như khả năng gây phát dục sớm.
Thứ tám: Trong các thử nghiệm lâm sàng về 9vHPV với hơn 15.000 đối tượng, tác dụng ngoại ý phổ biến nhất là đau tại chỗ tiêm, được báo cáo ở khoảng 70% người nhận. Các phản ứng cục bộ khác, chẳng hạn như mẩn đỏ và / hoặc sưng tấy, đã được báo cáo ở khoảng 30% người nhận. Các phản ứng toàn thân, chẳng hạn như sốt, nhức đầu và mệt mỏi, được báo cáo bởi 2% đến 15% người nhận. Các phản ứng sưng ngứa là hoàn toàn bình thường. Các bạn nên ngồi chờ tại khu vực tiêm khoảng 30 phút để bác sĩ tiện theo dõi. Sau thời gian này nếu chị em thấy không có gì bất thường thì có thể ra về và sinh hoạt như bình thường.
Thứ chín: Cần lưu ý, tiêm vắc-xin phòng HPV không thể phòng bệnh hoàn toàn 100%, và bất kỳ loại tiêm chủng nào cũng vậy. Việc tiêm phòng HPV không mang ý nghĩa thay thế cho việc sàng lọc ung thư cổ tử cung thường quy. Những phụ nữ sau khi đã thực hiện tiêm phòng vẫn được khuyến khích làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của chuyên gia phụ khoa về vấn đề tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung. Chị em vẫn cần lưu ý rằng việc tiêm vắc xin không đóng vai trò thay thế cho công tác sàng lọc ung thư. Vì thế, các bạn vẫn cần tới các bệnh viện, trung tâm uy tín để thực hiện khám phụ khoa, tầm soát ung thư định kỳ tối thiểu 1 năm/lần để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, từ đó có giải pháp điều trị hiệu quả ở giai đoạn sớm của bệnh.