Được coi là một căn bệnh của thế kỷ, HIV đã cướp đi sự sống của hàng triệu người trên thế giới và làm chúng ta có cách nhìn không được mấy thân thiện đối với những người bị nhiễm bệnh. Với sức ảnh hưởng lớn như vậy thì HIV là gì, cách thức lây nhiễm ra sao, tỉ lệ bị nhiễm bệnh khi quan hệ một lần an toàn là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Bạn biết gì về HIV
HIV là từ viết tắt của tên một loại virus thuộc họ retrovirus, loại virus này gây ra sự suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Virus HIV tên tiếng anh được gọi là Human immunodeficiency virus. Nếu bị nhiễm virus này mà không kịp thời phát hiện và chữa trị đúng phương pháp sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và có thể làm chết người.
- Khả năng tồn tại: Virus HIV tồn tại trong cơ thể người cho tới khi con người chết đi, sau khi con người chết, nó vẫn tồn tại được khoảng từ 1 – 2 ngày. HIV chết khi bị đun sôi, bị sấy hoặc hấp. HIV tồn tại ở trong máu khô tới tận 72 giờ.
- HIV bao gồm 2 loại chủng là HIV-1 có nguồn gốc đến từ tinh tinh, có khả năng lây truyền rất là cao và HIV-2 được bắt nguồn từ một giống khỉ ở châu Phi (Sooty mangabey).
- Khi xâm nhập được vào cơ thể, virus HIV sẽ nhân lên và tấn công làm chết các tế bào miễn dịch lympho T. Từ đó, hệ thống miễn dịch bị suy yếu dần, dẫn đến cơ thể dễ nhiễm các bệnh nhiễm trùng và làm cho sức khỏe bị suy kiệt. Tuy vậy, khi dùng đúng thuốc vẫn có thể kiểm soát được virus, giúp hệ miễn dịch được cải thiện hơn, sức khỏe tốt hơn.
Các con đường lây nhiễm của HIV
Virus HIV có mặt ở trong máu và ở trong dịch tiết của cơ thể. Tuy nhiên là chỉ có ở máu, sữa, dịch âm đạo, tinh dịch là có vai trò lây nhiễm virus HIV. Mọi người có thể bị lây nhiễm Virus HIV qua 3 con đường sau đây:
Lây qua con đường tình dục
Khi mà quan hệ tình dục không an toàn, không dùng bao cao su mà làm chuyện ấy đối với người bị nhiễm HIV sẽ có nguy cơ rất cao bị nhiễm virus này. Con đường chủ yếu lây qua đường âm đạo, đường hậu môn và quan hệ bằng miệng.
Lây qua con đường máu
Virus HIV lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua máu và sản phẩm liên quan đến máu như:
- Dùng chung kim tiêm và các dụng cụ y tế bị dính máu người nhiễm virus HIV.
- Dùng chung các loại dao cạo, kim châm cứu, kim xăm trổ,… cùng với người nhiễm bệnh.
- Tiếp xúc trực tiếp với máu người bị nhiễm thông qua các vết thương hở.
- Khi truyền máu mà không qua sàng lọc, xét nghiệm HIV.
Con đường lây từ mẹ sang con
HIV lây nhiễm từ mẹ sang trẻ sơ sinh thông qua 3 đường sau:
- Khi mẹ mang thai con, virus HIV lây qua nhau thai.
- Lây qua con đường nước ối, máu, dịch âm đạo khi đi đẻ.
- Lây qua con đường sữa mẹ khi mẹ cho con bú.
Bệnh HIV không lây qua con đường tiếp xúc hàng ngày như là bắt tay, sờ tay, khi ôm, hôn, hắt hơi, sổ mũi, khi dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc là ăn uống.
Tỉ lệ lây nhiễm HIV sau một lần quan hệ
Đã có một nghiên cứu trên những cặp đôi nam nữ tại châu Phi cho thấy rằng, tỉ lệ nguy cơ bị nhiễm HIV sau một lần quan hệ với người nhiễm bệnh là 1/588. Đó là kết quả nghiên cứu do một bác sĩ có tên là R. Gray, làm việc tại Đại học Hopkins, trình bày ở Hội nghị lần thứ 8 về Retrovirus, Chicago, Mỹ.
Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học tại Rakai, Uganda, đã nghiên cứu theo dõi 174 cặp (một vợ một chồng), trong đó có một trong hai nguời là bị nhiễm HIV. Tần suất các cặp này sinh hoạt tình dục vào khoảng 9-10 lần mỗi tháng. Sau một khoảng thời gian, đã có 38 người bị nhiễm bệnh. Những số liệu nghiên cứu trước đó của nhóm này cho thấy, nguy cơ lây nhiễm HIV sẽ thấp nếu lượng virus có trong máu thấp. Kết quả này khiến cho người ta tin tưởng rằng việc sử dụng rộng rãi loại thuốc điều trị HIV – ARV sẽ làm giảm đi sự lan truyền bệnh.
Những kết luận chính của các nghiên cứu này là:
- Khả năng lây truyền bệnh ở tuổi thiếu niên sẽ cao hơn khoảng 3 lần so với những người trên 40 tuổi.
- Phụ nữ sẽ có nguy cơ truyền bệnh cao hơn so với nam giới, nhưng sự khác biệt này còn nhỏ, sẽ không có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Tốc độ lây truyền bệnh sẽ phụ thuộc chủ yếu vào số lượng virus có ở trong máu. Nguy cơ truyền bệnh được cho là như nhau đối với các chủng loại HIV khác nhau.
Kết quả này sẽ không áp dụng được cho những người ngoài châu Phi vì số lượng virus ở người châu Phi cao hơn và có ít người được điều trị hơn.
Theo những tính toán trước đây từ Bắc Mỹ và châu Âu đã cho thấy rằng, tỉ lệ nguy cơ nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ sẽ là 1/1.000 đối với những người quan hệ tình dục khác giới.
Đáng chú ý, ở nước ta hiện nay con đường lây truyền HIV qua đường tình dục ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất. Số ca nhiễm HIV mới phát hiện ở trong nhóm tuổi 30-39 càng ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Vì thế mà theo Bộ Y tế, lây truyền qua con đường tình dục sẽ là nguyên nhân chính làm phát tán HIV ở nước ta trong những năm tới đây. Ngoài ra, khả năng khống chế con đường lây lan này gặp khó khăn hơn rất nhiều lần so với nhóm tiêm chích ma tuý.
Bên cạnh đó, tỷ lệ mà nữ giới bị nhiễm HIV cũng có xu hướng ngày càng tăng lên. Rất nhiều người trong số họ là bị nhiễm từ chồng và đến lượt mình, họ sẽ có nguy cơ lây truyền sang cho con.
Theo các chuyên gia, mặc dù cho dịch HIV/AIDS tiếp tục có xu hướng giảm tuy nhiên nó vẫn chưa thể đảm bảm tính bền vững, vẫn sẽ tiềm ẩn nguy cơ bùng phát nếu như không có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả. Độ bao phủ về việc xét nghiệm virus HIV vẫn còn bị hạn chế, người dân ở những nơi xa khó tiếp cận được các dịch vụ y tế, vì thế, khả năng người mắc bệnh mà chưa được xét nghiệm và không biết tình trạng bệnh vẫn còn rất là đáng kể.
Cách để quan hệ tình dục an toàn để tránh nguy cơ mắc HIV
Quan hệ tình dục an toàn là quan hệ mà không gây nên việc mang thai ngoài ý muốn hay lây nhiễm các bệnh qua con đường tình dục như: lậu, giang mai, HIV/AIDS… Điều đó cũng có nghĩa là không có sự tiếp xúc cơ thể đối với máu, chất dịch âm đạo hay là tinh dịch từ người này sang người khác.
Các biện pháp quan hệ an toàn là:
Sử dụng bao cao su
Bao cao su có tác dụng trong việc phòng tránh sự xuất tinh vào bên trong âm đạo, từ đó mà tránh mang thai ngoài ý muốn và nguy cơ lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ bởi vì ở trong tinh dịch sẽ có chứa virus HIV nếu như đối phương bị nhiễm HIV.
Sống chung thủy
bạn chỉ nên có quan hệ tình dục đối với người mà bạn biết chắc chắn rằng người đó chỉ có quan hệ tình dục đối với một mình bạn và một điều quan trọng là người đó phải không bị mắc các bệnh lây truyền qua đường đó.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Vào khoảng từ 6 tháng đến 1 năm ở cả người nam và nữ đều cần nên tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát, để sớm có thể phát hiện ra các bệnh dễ lây nhiễm và có cách điều trị cho phù hợp.
Đối với virus HIV, khả năng lây nhiễm sẽ diễn ra một cách rất là nhanh chóng nếu bạn tiếp xúc với mầm bệnh. Tình dục tuy là nhu cầu tối thiểu của con người nhưng nó cũng là con đường làm lây nhiễm HIV nhanh nhất.
Nhiễm HIV có nên ôm hôn nhau không?
Hầu hết việc ôm hôn nhau với người bị nhiễm bệnh HIV là hoàn toàn an toàn. Vì các nghiên cứu đã cho thấy rằng, virus HIV không có ở trong nước bọt hoặc nếu là có thì nó cũng chỉ một lượng rất nhỏ không đủ để làm lây truyền HIV cho những người khác. Có một rủi ro là nếu như một trong hai bạn bị vết thương (bị chảy máu, dịch) ở miệng, thì nụ hôn sâu có thể làm lây truyền HIV nhưng theo như các chuyên gia thì khả năng này có tỉ lệ lây lan là cực kì nhỏ. Do vậy bạn đừng quá e dè khi dành trao cho nhau một nụ hôn nhé. Và dĩ nhiên là sự âu yếm và ôm thậm chí là cả thủ dâm là hoàn toàn an toàn.
Dù cho là nguy cơ nhiễm HIV sau một lần quan hệ an toàn với người bị bệnh là cực kỳ thấp. Nhưng bạn vẫn không nên chủ quan và để chắc chắn hơn, bạn nên tới những bệnh viện lớn, có cơ sở vật chất hiện đại để thăm khám, từ đó cho được kết quả chính xác nhất.
Đọc thêm: