Sốt là một trong những dấu hiệu biểu hiện cho rất nhiều bất thường của cơ thể. Trong đó, bao gồm cả việc báo hiệu mang thai ở nữ giới. Rất nhiều người cho rằng khi mang thai cơ thể sẽ bị tăng nhiệt độ dẫn đến sốt. Điều này có đúng hay không? Bị sốt có phải dấu hiệu mang thai? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để được giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề này nhé!
Bị sốt có phải mang thai không?
Nhiệt độ cơ thể của nữ giới trưởng thành phần lớn đều có sự thay đổi theo chu kỳ buồng trứng. Càng vào gần ngày chu kỳ thì nhiệt độ cơ thể sẽ càng tăng lên. Tuy nhiên, mức tăng này không quá nhiều, chỉ rơi vào khoảng 0.3 – 0.5°C. Nguyên nhân là do vỏ noãn biến thành hoàng thể tiết ra một loại chất kích tố thai gọi là hormone progesteron. Hormone này tác động lên trung tâm điều nhiệt khiến cơ thể bị sốt nhẹ.
Thế nhưng, đó vẫn chưa thể là cơ sở để khẳng định việc bị sốt là dấu hiệu sớm của mang thai. Thông thường, mức nhiệt này sẽ nhanh chóng quay về nhiệt độ gốc trong khoảng 3 – 5 ngày sau đó. Nếu quá 16 ngày liên tiếp mà cơ thể vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đồng thời kết hợp với việc quan hệ tình dục không an toàn trong thời gian vàng của trứng thì khả năng dự đoán thai kỳ của sốt sẽ càng chắc chắn hơn.
Như vậy, khi bị sốt nhẹ kéo dài có thể xem xét là một dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai. Để chắc chắn hơn các bạn có thể mua que thử thai hoặc đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Vì sao khi mang bầu nhiệt độ cơ thể lại tăng cao?
Trong suốt quá trình mang thai, thân nhiệt của người phụ nữ sẽ cao hơn so với nhiệt độ gốc. Nhiệt độ lúc này của bạn sẽ dao động trong khoảng từ 36.9ºC đến 37.2ºC. Đây chính là lý do vì sao các mẹ bầu thường hay than thở cảm thấy bí bách, khó chịu trong người và đổ nhiều mồ hôi. Có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho tình trạng này. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến là:
- Sự thay đổi của hormone: Tăng thân nhiệt do lượng hormone progesteron tăng cao.
- Gia tăng lưu lượng máu và trao đổi chất: Để nuôi dưỡng thai nhi cơ thể người mẹ sẽ tăng cường sản sinh máu. Lượng máu tăng, lưu thông nhiều hơn cũng khiến thân nhiệt tăng lên.
- Tích tụ chất béo: Nhằm bảo vệ thai nhi, cơ thể người mẹ sẽ có xu hướng tích trữ chất béo nhiều hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiệt độ của cơ thể gia tăng trong thời gian mang thai.
- Ảnh hưởng của các tác nhân khác: Các tác nhân khách quan và chủ quan cũng có thể làm cơ thể tăng nhiệt trong quá trình mang thai. Chẳng hạn như vận động, đồ mặc, thực phẩm ăn uống, tâm trạng, thuốc sử dụng, nhiệt độ bên ngoài,….
- Nhiễm trùng: Theo các chuyên gia, sức đề kháng của người mẹ trong giai đoạn mang thai sẽ bị suy giảm đi ít nhiều. Chính vì thế, bạn sẽ dễ dàng bị các virus, vi khuẩn xâm nhập dẫn đến phản ứng sốt.
Sốt trong lúc mang thai có nguy hiểm không?
Mặc dù sốt là một biểu hiện thường gặp trong quá trình mang thai thế nhưng không nên vì thế mà lơ là cảnh giác. Sốt có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi và cả người mẹ. Theo nhiều chuyên gia khuyến cáo, trong quá trình người mẹ mang thai bị sốt cao trên 39,5ºC có thể sẽ gây ra nhiều nguy hiểm và biến chứng không lường cho cả hai mẹ con. Trong đó, sốt do các loại virus gây ra là đáng chú ý nhất. Sốt do nhiễm virus Rubella gây nguy cơ sảy thai, thai chết lưu đến 90%. Khả năng thai nhi có dị tật bẩm sinh gần như là 100%.
Nếu mẹ bầu bị sốt do nhiễm khuẩn ối hay nhiễm khuẩn thai thì phương pháp điều trị gần như chỉ có một chính là phải loại bỏ thai. Thậm chí, người mẹ còn có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ cắt tử cung để bảo đảm an toàn tính mạng.
Để tránh những nguy cơ trên, phụ nữ khi mang thai nên trang bị đầy đủ kiến thức thai giáo. Đồng thời, chủ động hơn trong việc đảm bảo an toàn cho mẹ và bé như thực hiện tiêm phòng, đặc biệt là tiêm phòng Rubella. Thường xuyên, kiểm tra thân nhiệt, khám thai định kỳ và nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ bất cứ khi nào có dấu hiệu bất thường trong thời kỳ mang thai.
Các dấu hiệu nhận biết mang thai
Ngoài sốt, có rất nhiều dấu hiệu giúp bạn nhận ra mình mang thai sớm vô cùng chuẩn xác. Đó là những dấu hiệu gì? Theo dõi ngay phần bài dưới đây để được bật mí nhé!
Mất chu kỳ kinh nguyệt
Chậm kinh là một trường hợp rất thường gặp. Điều này có thể là do chu kỳ của bạn chưa đều. Tuy nhiên, thông thường thời gian chậm tối đa không quá 1 tuần. Nếu bạn bị chậm kinh từ trên 1 tuần thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai.
Xem thêm: 4 5 tháng mới có kinh 1 lần phải làm sao? Những lưu ý quan trọng
Ốm nghén
Ốm nghén là triệu chứng “kinh điển” mà cơ thể mách bảo với bạn rằng bạn đang mang thai. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà thời gian và mức độ bị ốm nghén sẽ khác nhau. Thậm chí, có rất nhiều người còn không xảy ra tình trạng này khi mang thai.
Theo nhiều báo cáo nghiên cứu cho thấy rất nhiều chị em bị ốm nghén trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Lúc này vị giác của bạn sẽ bắt đầu thay đổi. Cơ thể cảm thấy nhạy cảm với mùi, đặc biệt là mùi đồ ăn. Triệu chứng thường gặp là chán ăn, buồn nôn khi gặp thực phẩm nặng mùi như cá, thịt,….
Thường xuyên đi tiểu
Đi tiểu nhiều cũng là một dấu hiệu cần lưu ý. Sự xuất hiện của thai nhi làm cho tử cung giãn nở. Điều này khiến bàng quang bị chèn ép dẫn đến thu hẹp không gian chứa. Từ đó, bạn sẽ có cảm giác buồn tiểu và đi tiểu nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, như đã nói ở trên, khi mang thai cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều máu và tăng lưu lượng máu qua thận. Bàng quang cũng vì thế mà nhanh đầy hơn.
Thay đổi vòng 1
Thay đổi vòng 1 với các biểu hiện như ngực có cảm giác căng cứng, to và nặng hơn. Phần nhũ hoa nhô ra, quầng vú sẫm màu hơn bình thường,….. Đây là những biểu hiện cho thấy bạn đang mang thai. Tuyến sữa phần ngực bắt đầu đi vào quá trình sản sinh sữa.
Có thể bạn muốn biết: Dấu hiệu mang thai bé gái
Chảy máu báo thai
Chảy máu bào thai là một tín hiệu cho thấy bạn đang mang thai. Sau khi trứng thụ tinh thành công, máu bào thai có thể xuất hiện chỉ sau 6 – 7 ngày. Theo nhiều thống kê cho thấy có khoảng 20% nữ giới bị chảy máu thai kỳ trong giai đoạn mang thai tháng đầu tiên. Tuy nhiên, để phân biệt được máu bào thai với các hiện tượng xuất huyết vùng kín, máu kinh nguyệt thì cần phải có sự quan sát tinh tế.
Máu bào thai có màu sắc nhạt hơn, màu hồng phấn hoặc đỏ nhạt. Máu chảy ít và tạo thành từng vệt nhỏ. Thời gian chảy máu thai kỳ rất ngắn, trong khoảng từ 1 – 2 ngày. Nếu bạn bị chảy máu nhiều hơn và chảy trong giai đoạn sau của thai kỳ thì cần phải kiểm tra ngay để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi.
Đọc thêm: Tại sao khi có kinh nguyệt bụng lại to ra?
Các dấu hiệu nhận biết khác
Ngoài những dấu hiệu trên vẫn còn rất nhiều dấu hiệu khác để giúp bạn “bắt mạch” được bản thân có đang mang thai hay không. Tùy vào cơ địa của từng người mà các dấu hiệu nhận biết thai kỳ sẽ khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến để bạn theo dõi:
- Tăng cân.
- Thèm ăn, đặc biệt là thèm đồ chua, ngọt.
- Hay bị chuột rút, tê chân.
- Buồn ngủ, uể oải, không tỉnh táo.
- Hay quên.
- Tâm trạng thay đổi thất thường, nhạy cảm hơn với mọi thứ xung quanh mình.
- Vùng bụng dưới có cảm giác đau nhẹ âm ỉ kéo dài.
- Rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu, dễ bị chứng táo bón.
- Trong người hay bồn chồn, lo lắng.
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc sốt có phải dấu hiệu mang thai không? Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Đừng quên theo dõi website chuyengiaphukhoa.vn để được cập nhật thêm nhiều kiến thức và cẩm nang sức khỏe phụ khoa bổ ích khác nhé!