Là phụ nữ ai cũng sẽ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh. Trong giai đoạn này, cơ thể người phụ nữ có thể gặp một vài vấn đề liên quan đến sức khỏe của mình trong đó, có tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Vậy rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh có triệu chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết sau của Chuyengiaphukhoa.
Mục lục
1. Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là gì?
Tiền mãn kinh là một giai đoạn bình thường trong cơ thể người phụ nữ, lúc này cơ thể không xuất hiện chu kỳ rụng trứng, kinh nguyệt sẽ mất đi và không còn khả năng sinh sản nữa. Thời kỳ này thường diễn ra trong khoảng từ 45 đến 55 tuổi, tùy từng người mà tiền mãn kinh có thể dài hay ngắn 2 – 5 năm.
Khi bạn bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, hoạt động của buồng trứng có sự giảm sút, các hormone nữ giới estrogen và progesterone giảm sút dẫn tới nội tiết tố nữ của bạn bị mất cân bằng trầm trọng. Dẫn đến hiện tượng rụng trứng diễn ra thất thường và làm cho bạn bị rối loạn kinh nguyệt.
2. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Chức năng buồng trứng bị suy giảm
Ở những năm 45 – 55 tuổi buồng trứng của bạn bắt đầu suy giảm tạo ra ít estrogen và progesterone, dẫn đến chức năng sinh sản của bạn bị giảm. Từ đó, chu kỳ kinh nguyệt của bạn thưa dần, lượng kinh ít hơn, nhiều người còn chịu thêm một số triệu chứng khác như: khó ngủ, đổ mồ hôi đêm, tăng cân, khô âm đạo, bốc hỏa…
Do cắt bỏ tử cung
Nếu bạn cắt bỏ tử cung và buồng trứng thì có thể gây ra thời kỳ mãn kinh ngay lập tức. Bạn có thể có các triệu chứng mãn kinh khác nữa nhưng những triệu chứng này sẽ nghiêm trọng hơn vì những thay đổi nội tiết này diễn ra một cách đột ngột thay vì diễn ra trong vòng vài năm.
Thay đổi cảm xúc
Nếu bạn bị suy nhược tinh thần trong một thời gian dài, căng thẳng, stress nhiều ở giai đoạn tiền mạnh kinh có thể kiến cho các chị em bị mất kinh đột ngột hoặc đau bụng nhiều hơn so với những chu kỳ kinh nguyệt khác.
Thói quen sống
Những phụ nữ thường xuyên uống rượu, bia hoặc hút thuốc, lạm dụng thuốc kháng sinh khi còn trẻ và vẫn tiếp tục thói quen đó đến khi về già thì sẽ có triệu chứng của tiền mãn kinh cao hơn gấp 3 lần so với những phụ nữ khác. Ngoài ra, còn có thể gây ảnh hưởng đến các chức năng của gan gây nên sản nội mạc tử cung, rong kinh. Một số người ăn kiêng quá mức dẫn đến thiếu chất và rối loạn tổng hợp estrogen cũng khiến đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị rối loạn trong giai đoạn này.
Đọc thêm: Stress tác động đến kinh nguyệt của bạn như thế nào?
Hóa trị và xạ trị
Phụ nữ sau khi điều trị ung thư bằng các phương pháp hóa trị, xạ trị có thể gặp những tác dụng phụ khác nhau. Một trong số đó là hiện tượng mãn kinh sớm với các biểu hiện như: bốc hỏa, giảm ham muốn tình dục, khô da, khô âm đạo, tâm lý thay đổi thất thường.
3. Triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Rối loạn về chu kỳ kinh
Lúc này vòng kinh có bạn sẽ bị thay đổi, có thể kéo dài và thưa dần ra. Khi đó, thay vì chu kỳ là 1 tháng một lần như trước, vòng kinh có thể tăng lên tháng rưỡi hoặc hai ba tháng mới có kinh một lần. Có một số trường hợp phụ nữ gặp phải hiện tượng chu kỳ kinh ngắn hơn dưới 3 tuần nếu như bị bệnh nang noãn sớm trưởng thành.
Rong kinh, mau kinh
Có một số trường hợp phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt dày và lượng máu kinh tiết ra nhiều hơn, kèm với hiện tượng đau bụng dữ dội. Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có thể gây ra hiện tượng rong kinh cơ năng. Nguyên nhân gây lên hiện tượng này có thể do bạn bị bệnh lý như: polyp tử cung, u xơ tử cung hoặc viêm niêm mạc tử cung…
Cường kinh
Là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày với tổng lượng máu kinh trên 20ml. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị tổn thương thực thể ở trong cổ tử cung và buồng tử cung khiến cho tử cung không hoạt động tốt.
Ít kinh
Khi bạn bước vào giai đoạn tiền mãn kinh chu kỳ kinh của bạn sẽ thưa dần, có khi 2 – 3 tháng mới có kinh một lần, lượng máu kinh cũng ít hơn. Khoảng thời gian này sẽ kéo dài từ mấy tháng đến vài năm và sau đó thì dừng lại.
Mất kinh
Vào giai đoạn này hoạt động của buồng trứng suy giảm, chu kỳ kinh không xảy ra hiện tượng phóng noãn nên không xảy ra hiện tượng rụng trứng. Mất kinh được tính khi bạn không có kinh từ 3 tháng trở lên.
4. Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh ảnh hưởng đến bạn như thế nào?
Giảm khả năng sinh sản: trong giai đoạn này chu kỳ kinh nguyệt bị đảo lộn dẫn đến sự rụng trứng xảy ra thất thường dẫn đến khả năng mang thai rất là khó. Đó chính là lý do khiến các chị em trong độ tuổi này giảm khả năng sinh sản.
Rối loạn chức năng tình dục, giảm ham muốn: nhiều chị em bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, họ có cảm giác âm đạo co thắt trong quá trình thâm nhập nên nên sẽ có cảm giác đau khi giao hợp. Ngoài ra, sự sụt giảm của nội tiết tố estrogen khiến cho các mô âm đạo mất đi chất bôi trơn và độ đàn hồi … dẫn đến quan hệ tình dục bị đau rát, không có hoặc giảm khả năng ham muốn, khó đạt cực khoái. Lâu dần dẫn đến chứng lãnh cảm, sợ yêu đây là nguyên nhân khiến cho gia đình bạn không hạnh phúc.
Dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu: Nội tiết tố bị giảm khiến cho các mô âm đạo và niệu đạo bị mất tính đàn hồi, gây tiểu không tự chủ khi bạn ho hoặc cười dẫn đến dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Gây đau đầu, chóng mặt: Nhiều chị em bị rong kinh, cường kinh khiến cho lượng máu bị mất nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe như bị thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.
Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe: việc nội tiết tố nữ bị xáo trộn sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của chị em như: thường xuyên bị ốm vặt, xương khớp thoái hóa nhanh hơn gây ra nguy cơ bị loãng xương, giảm đi sự dẻo dai, xương dễ bị giòn và gãy. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol trong máu khiến cho tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp…
Lão hóa da: nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen, giúp duy trì độ đàn hồi cho da. Sự suy giảm nội tiết tố trong giai đoạn tiền mãn kinh khiến cho da chị em bị nhăn nheo, khô, thiếu sức sống.
Vóc dáng kém thon thả: nội tiết tố giảm khiến chị em dễ tăng cân mất kiểm soát, vóc dáng trở lên kém thon thả, sồ sề, vòng 1 kém săn chắc.
Tăng nguy cơ bị trầm cảm: estrogen giúp làm tăng serotonin đây là một chất hóa học trong não tác động đến tâm trạng và hệ thần kinh. Sự thiếu hụt estrogen gây ra serotonin cũng bị giảm sút dẫn đến tâm trạng phụ nữ thay đổi thất thường: dễ buồn, lo lắng, chán nản, nổi giận vô cớ, stress kéo dài thậm chí bị trầm cảm.
Thường xuyên bị mất ngủ: mất ngủ là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang có nồng độ progesterone quá thấp. Progesterone là hormone giúp cơ thể có cảm giác thoải mái, bình tĩnh và duy trì được giấc ngủ sâu và ổn định cho người phụ nữ. Tuy nhiên, khi bạn bị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh thường khiến bạn bị mất ngủ hoặc phải thức dậy nhiều lần trong đêm.
5. Cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
5.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, điều độ
Để giúp các chị em đi qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, ít ảnh hưởng đến sức khỏe thì việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học là một việc cực kỳ quan trọng. Chị em có thể bổ sung một số thực phẩm sau trong thực đơn ăn hàng ngày để cải thiện được tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh:
- Chất đạm: đây là thành phần chính cấu tạo nên enzyme và nội tiết tố. Do đó bạn nên tăng cường bổ sung các chất đạm có lợi trong các loại cá biển như cá thu, cá hồi, cá trích, các loại thịt và hạt trong chế độ ăn uống hàng ngày. Điều này giúp giảm lượng cholesterol xấu hấp thu và máu, hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp…
- Rau xanh và trái cây: tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây màu đỏ đậm để bổ sung sắt, chất xơ, vitamin C, protein trong khẩu phần ăn hàng ngày, có thể cải thiện được tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh. Rau xanh, của quả, trái cây là thực phẩm màu xanh lá cây có chứa nhiều khoáng chất có công dụng lớn trong việc duy trì và tăng cường sức khỏe. Đồng thời, thực phẩm màu xanh lá còn có tác dụng duy trì cân bằng hormone, cân bằng nội tiết tố nữ. Một số loại rau xanh và trái cây bạn có thể bổ sung như: cải bó xôi, bắp cải, rau diếp, cần tỏi tây, súp lơ xanh, cam, bưởi, bơ…
- Thực phẩm giàu omega 3 và omega 6: omega 3 và 6 là một loại axit cực kỳ quan trọng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu bạn muốn cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt thì bạn không nên bỏ qua món này trong thực đơn ăn hàng ngày. Việc ăn nhiều các axit béo omega giúp tăng cường lưu thông máu tới các cơ quan sinh sản, giúp các cơ quan này hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, nó còn có tác dụng cải thiện được triệu chứng đau bụng kinh, giúp giảm trạng thái tinh thần căng thẳng, lo âu, stress…Một số thực phẩm giàu hàm lượng omega 3 và omega 6 như: đậu nành, hạt hướng dương, dầu mè, hạt chia, quả óc chó, trứng gà, rong biển…
- Bổ sung thực phẩm có hàm lượng canxi cao: việc bổ sung canxi từ nguồn thức ăn có thể giúp cơ thể hạn chế được các triệu chứng nghiêm trọng của rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh. Nhóm thực phẩm giàu canxi chị em có thể bổ sung vào thực đơn ăn hàng ngày như: các loại sữa, phô mai, ngũ cốc dinh dưỡng, đậu phụ, cải xoăn, rau dền, hạnh nhân, đậu cô ve….
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin B6: việc bổ sung vitamin B6 vào cơ thể có thể giúp các chị em cải thiện được các triệu chứng như thiếu máu do rong kinh, góp phần kiểm soát tâm trạng, ngăn ngừa stress, căng thẳng…Một số thực phẩm nhiều hàm lượng vitamin B6 như: ức gà, cá ngừ, thịt bò, khoai tây, đậu đen, hạt dẻ cười, hạt hướng dương, đậu tương,…
- Nhóm thực phẩm có hàm lượng sắt cao: sắt tham gia vào cấu tạo hồng cầu, để đảm bảo cơ thể không bị mệt mỏi, thiếu máu, chóng mặt do hiện tượng rong kinh, cường kinh… bạn có thể ăn một số thực phẩm giàu sắt như: thịt nạc đỏ, cá, trứng, rau xanh, ngũ cốc,…
- Uống đủ nước: nước tham gia cấu tạo cơ thể, vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể, đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể, giúp điều hòa thân nhiệt. Do đó, để muốn cải thiện được tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh bạn nên duy trì thói quen uống đủ lượng nước mỗi ngày.
- Hạn chế các thực phẩm có hàm lượng đường, chất béo cao, không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất có chứa hàm lượng caffeine: vì những chất này có thể khiến có tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh của bạn trở nên trầm trọng hơn.
5.2. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý
Căng thẳng có thể khiến cho tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh của bạn trẻ lên trầm trọng hơn nên các chị em trong giai đoạn này giảm căng thẳng, sống vui vẻ lạc quan, tránh lo âu. Bạn có thể dành nhiều thời gian để để giãn đầu óc như: đi du lịch, nghe nhạc, tập yoga, đi bộ, …
5.3. Rèn luyện thể dục thể thao
Trong thời gian này bạn nên tập thể dục một cách thường xuyên như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe , ngồi thiền, tập yoga,… những bài tập này giúp cải thiện được tình trạng stress một cách nhanh chóng góp phần điều hòa tâm trạng ổn định hơn, cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra, với các bài tập này không chỉ giúp điều hòa kinh nguyệt mà còn giúp cơ thể dẻo dai hơn, phòng ngừa loãng xương, giúp tuần hoàn máu.
5.4. Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc có thể giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh rất hiệu quả. Vì vậy, trong giai đoạn này bạn nên đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc.
Đọc thêm về: Thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là một hiện tượng sinh lý bình thường và rất nhiều chị em gặp phải. Hi vọng qua bài viết có thể cung cấp được nhiều thông tin hữu ích để giúp các chị em trải qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng nhất. Chúc các bạn thành công!