Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề thường gặp của chị em phụ nữ trong độ tuổi 40. Vậy đâu là nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu những điều đó cùng chúng tôi qua bài viết sau đây nhé!
Mục lục
Tìm hiểu chung về chu kỳ kinh nguyệt
Thế nào là chu kỳ kinh bình thường?
Kinh nguyệt là mốc đánh dấu một bé gái về mặt sinh học từng bước trưởng thành, đồng thời, chức năng sinh sản cũng đang được hoàn thiện. Chu kỳ kinh được tính từ ngày xuất hiện đầu tiên đến khi bắt đầu ngày đầu của chu kỳ tiếp theo, thông thường khoảng từ 28- 30 ngày và được chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn hành kinh, giai đoạn trước rụng trứng, giai đoạn rụng trứng và giai đoạn sau rụng trứng. Một chu kỳ kinh nguyệt ngắn lặp lại đều đặn từ 22- 27 ngày hoặc từ 32 – 35 ngày cũng được coi là bình thường.
Độ dài một chu kỳ thường từ 3 – 5 ngày, kéo dài từ 2 – 7 ngày cũng chấp nhận được. Trường hợp chị em có kinh nguyệt quá 7 – 10 ngày cũng được coi là bình thường nếu lượng máu kinh rất ít.
Giữa các chu kỳ có thể có sự thay đổi nhẹ được xem là bình thường. Ví dụ như: Nếu chu kỳ kinh tháng trước của chị em là 28 ngày mà chu kỳ sau lập lại là 30 ngày, thì điều này cũng nằm trong phạm vi bình thường. Có thể do căng thẳng hoặc bệnh tật mà chu kỳ kinh nguyệt ở chị em có thể bị trì hoãn và chị em cũng không cần phải lo lắng khi bị lỡ một chu kỳ. Tuy nhiên, chị em cần đến gặp bác sĩ nếu thường xuyên gặp chu kỳ rối loạn trên 40 ngày hoặc bị dài ngày hơn nữa mà không thấy mang thai.
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt có khả năng xảy ra ở bạn gái tuổi dậy thì hoặc chị em ở độ tuổi rối loạn tiền mãn kinh do bị rối loạn nội tiết. Một số trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh nguy hiểm.
Những dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt như: biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, về số ngày có kinh hay về số lượng máu kinh so với những chu kỳ thông thường trước đó. Đôi khi, đó chỉ là những cơn đau quặn bụng bất thường trong kì kinh nguyệt hay sự bất thường về màu sắc kinh nguyệt.
Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra cho chị em phụ nữ ở các độ tuổi khác nhau, biểu hiện và mức độ khác nhau như: tuổi sinh đẻ, lứa tuổi dậy thì hay độ tuổi mãn kinh… Tình trạng này gây ảnh hưởng trực tiếp tới cho sức khỏe, khả năng sinh lý, sinh sản của chị em nếu như không được chữa trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm: Rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì?
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 40 là do đâu?
40 tuổi thường là độ tuổi mở đầu cho giai đoạn tiền mãn kinh. Độ tuổi này, chị em gặp khá nhiều vấn đề trục trặc về sức khỏe, một trong số đó là tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Các nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt tuổi 40 hay còn gọi là rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh có thể là các yếu tố dưới đây:
- Buồng trứng bắt đầu suy thoái: Các triệu chứng của giai đoạn này thường kéo dài từ 1 – 10 năm. Thời gian này, hệ trục não bộ tuyến yên buồng trứng bắt đầu bị suy thoái theo quy luật tự nhiên. Do đó, quá trình sản sinh các hormone nội tiết bị chậm lại, mà chủ yếu là estrogen và progesterone.
- Nội tiết tố bị mất cân bằng: Điều này gây ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng. Do đó, thời gian rụng trứng có thể đến muộn hoặc đến sớm hơn bình thường, nên kinh nguyệt cũng bị rối loạn theo.
- Các bệnh lý khác: Một số bệnh lý tiềm ẩn cũng rất có khả năng là lý do dẫn tới tình trạng rối loạn nội tiết và chu kỳ kinh nguyệt tuổi 40 như: suy tuyến giáp, đái tháo đường, cường giáp, tăng sản nội mạc tử cung, u xơ cổ tử cung, polyp cổ tử cung, viêm nhiễm vùng chậu…
- Do tâm lý: Khi ở độ tuổi này, nhiều chị em phải gánh chịu những áp lực tâm lý nặng nề, hay bị stress, chế độ ăn uống không khoa học, kém dinh dưỡng, ít tập thể thao… những điều trên cũng là một trong những yếu tố nguy cơ làm nghiêm trọng thêm tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Chính vì lẽ đó, nhiều chị em phụ nữ tuổi 40 có thể gặp những biểu hiện tiêu cực khác về sức khỏe như: da dẻ xấu, sức đề kháng giảm, bốc hỏa, khó ngủ, dễ mắc bệnh, tính tình thay đổi, xương khớp yếu, béo phì, loãng xương do thấp thụ can xi kém…
Không những vậy, chuyện chăn gối của chị em cũng không còn thăng hoa như trước. Do lượng hormone estrogen giảm mạnh, làm cho dịch nhầy ở âm đạo và cổ tử cung tiết ra bị hạn chế, niêm mạc âm đạo teo mỏng. Điều này khiến cho chị em khi quan hệ vợ chồng bị đau rát, ham muốn tình dục bị suy giảm, không đạt được cực khoái nên nhiều chị em thường trốn tránh nghĩa vụ với chồng. Đời sống tình dục không còn hòa hợp sẽ dẫn tới gia đình xảy ra nhiều bất hòa, nền tảng gia đình bị lung lay.
Có thể bạn quan tâm: Rối loạn kinh nguyệt nên ăn những gì, kiêng gì?
Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt tuổi 40
Rối loạn kinh nguyệt có thể biểu hiện bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt, số lượng máu kinh và số ngày có kinh. Bất thường này có khả năng là sự gia tăng hay giảm bớt, nhưng đối với rối loạn kinh nguyệt tuổi 40 thì thay đổi phổ biến nhất là vòng kinh hàng tháng bắt đầu thưa dần, lượng máu kinh tiết ra ít hơn do số lần rụng trứng giảm xuống. Quá trình này sẽ dừng lại hoàn toàn khi chị em mãn kinh (sau 12 tháng chị em không thấy kinh nguyệt xuất hiện nữa). Tuy nhiên, các triệu chứng của tình trạng này không phải ai cũng giống nhau:
- Chu kỳ kinh bất thường: Kinh nguyệt không đều, chu kỳ lúc ngắn lúc dài, có trường hợp vài tháng mới hành kinh một lần (vô kinh) hoặc ngược lại chỉ tầm 15 – 20 ngày đã thấy kinh nguyệt (kinh mau).
- Lượng máu kinh thất thường: : Lượng máu kinh có khả năng nhiều hơn (cường kinh) hoặc ít hơn so với thời kỳ trước đây (thiếu kinh).
- Màu sắc kinh nguyệt thất thường: Màu sắc máu kinh nguyệt cũng có sự thay đổi. Bình thường là máu đỏ thẫm, không đông, có mùi hơi tanh, còn nếu máu kinh có lẫn máu cục hoặc máu hồng nhạt hay đỏ tươi là bất thường.
- Bất thường về triệu chứng khác kèm theo khi đến chu kỳ kinh nguyệt: : Các triệu trứng thời kì kinh nguyệt có khả năng đến nặng nề hơn như: tình trạng đau bụng kinh dữ đội (thống kinh), căng thẳng, mệt mỏi gia tăng, hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp…..
Ngoài ra, nếu các chị em có thêm các triệu chứng sau thì rất có thể chị em đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh:
- Nóng bừng hay bốc hỏa: Chị em thấy cảm giác nóng bừng xuất hiện đột ngột, bốc hỏa trong thời gian ngắn, thường xảy ra ở vùng mặt, cổ và ngực và có thể làm cho da chị em đỏ bừng và đổ mồ hôi.
- Đổ mồ hôi đêm: Bốc hỏa xảy ra thường xuyên vào ban đêm khiến cho chị em bị đổ mồ hôi khi ngủ.
- Khó ngủ: Chị em phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh thường khó ngủ, điều này khiến chị em thấy mệt mỏi và cáu kỉnh hơn so với bình thường.
- Giảm ham muốn tình dục: Khi lượng hormone estrogen suy giảm, chị em cũng giảm ham muốn tình dục theo. Thêm vào đó, hormon này suy giảm gây nên tình trạng khô âm đạo, đau rát, khó chịu khi “yêu”.
- Thay đổi cảm xúc: Chị em tiền mãn kinh sớm thường có cảm xúc thay đổi rất thất thường, khó kiềm chế. Chị em đôi khi hay lo lắng, trầm buồn, cáu kỉnh, nóng tính…
- Đánh trống ngực: Ở những phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, nhịp tim có thể tăng lên gây ra cảm giác đánh trống ngực.
- Loãng xương: Đây cũng là một trong những dấu hiệu của tiền mãn kinh sớm. Khi hormon estrogen suy giảm, gây mất lượng lớn canxi ra khỏi xương, từ đó, gây nên tình trạng loãng xương.
Rối loạn kinh nguyệt tuổi 40 có nguy hiểm không?
Câu trả lời là có. Những ảnh hưởng nghiêm trọng của tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi 40 gây ra cho chị em như:
- Ảnh hưởng rõ rệt nhất là khi lượng máu kinh hàng tháng mất nhiều sẽ gây đến trình trạng thiếu máu, từ đó, gây chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao… nghiêm trọng hơn còn ảnh hưởng tới cả tính mạng.
- Nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa: Chu kỳ kinh kéo dài không chỉ gây bất tiện nhất định cho sinh hoạt hàng ngày của chị em mà đó còn là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn dễ dàng phát triển, gây nên những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” : viêm âm đạo, u màng trong tử cung…
- Ảnh hưởng đến nhan sắc phụ nữ: Estrogen và Progesteron là 2 hocmon đóng vai trò quan trọng cho sắc đẹp của phái nữ. Do đó, việc các hormone này bị rối loạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc, sự tươi trẻ của chị em, khí huyết lưu thông kém khiến cho da kém mịn màng hơn, khiến chị em dễ cáu gắt, nóng tính hơn… Không chỉ vậy, tình trạng rối loạn kinh nguyệt còn khiến nhiều chị em căng thẳng, lo lắng, mất tự tin, khiến chất lượng cuộc sống giảm đáng kể.
- Một số bệnh lý nguy hiểm: Một số trường hợp rối loạn kinh nguyệt lại là biểu hiện của những bệnh lý như: ung thư niêm mạc tử cung, … điều này sẽ rất nguy hiểm nếu chị em đi khám, phát hiện muộn.
Khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi 40
Rối loạn kinh nguyệt tuổi 40 là một phần tất yếu của quá trình lão hóa. Chị em không thể ngăn chặn tuyệt đối tình trạng, dù ít hay nhiều, chị em đều sẽ phải đối mặt với nó. Tuy nhiên, việc thay đổi thói quen sống lành mạnh, khoa học hơn là điều vô cùng cần thiết để hạn chế tối đa được sự ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt xảy đến với chị em.
Do đó, để khắc phục những bất ổn về kinh nguyệt ở tuổi 40, chị em nên lưu tâm hơn đến một số vấn đề sau đây:
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, hạn chế các chất béo, tinh bột để giữ cân nặng được ổn định, tránh bị béo phì.
- Chọn lựa thực phẩm tăng cường estrogen tự nhiên như: quả mọng, mầm đậu nành, rau họ cải…để cân bằng nội tiết tố.
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao với các bài tập nhẹ nhàng, vừa phải như: xe đạp, đi bộ, yoga…
- Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi một cách khoa học.
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn.
- Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ từ 3 – 6 tháng/ lần, nếu chị em nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường cũng cần phải đi khám ngay. Đôi khi những vấn đề chị em gặp phải cũng có thể là triệu chứng tiềm ẩn của một số bệnh lí phụ khoa nguy hiểm. Do đó, việc điều trị kịp thời là điều rất cần thiết.
- Trong vấn đề tình dục, nếu cảm thấy khi yêu bị đau rát, chị em có thể chọn lựa một số loại gel bôi trơn thích hợp, giúp cho “chuyện ấy” dễ dàng hơn. Chị em cần mạnh dạn chia sẻ, tâm sự với chồng những lo lắng thầm kín của bản thân để nhận được sự thấu hiểu và đồng cảm.
Dù muốn hay không, sớm hay muộn thì chị em phụ nữ đều phải đối diện với thời kỳ tiền mãn kinh và những ảnh hưởng của nó gây ra. Vì thế, chị em nên chuẩn bị cho mình tâm lý từ trước và tìm hiểu những kiến thức cần thiết để chị em có thể dễ dàng thích nghi và vượt qua giai đoạn khủng hoảng này.