Nhiều chị em phụ nữ thường sử dụng biện pháp tránh thai bằng thuốc vì nó vừa tiện lợi, lại mang lại cảm giác thật trong chuyện ấy. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc tránh thai sẽ gây rối loạn kinh nguyệt. Vậy việc đó có đáng lo không? Mời các bạn theo dõi bài viết để được giải đáp thắc mắc.
Mục lục
- 1. Tại sao thuốc tránh thai gây rối loạn kinh nguyệt?
- 2. Triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt do sử dụng thuốc tránh thai
- 3. Rối loạn kinh nguyệt do sử dụng thuốc tránh thai có sao không?
- 4. Làm sao để cải thiện chu kỳ kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai?
- 5. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai để tránh gây rối loạn kinh nguyệt
1. Tại sao thuốc tránh thai gây rối loạn kinh nguyệt?
Thuốc tránh thai bao gồm thuốc tránh thai khẩn cấp và thuốc tránh thai hàng ngày. Nếu bạn lạm dụng thuốc tránh thai sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó có rối loạn kinh nguyệt. Nguyên nhân là do: uống thuốc tránh thai đưa một lượng nhất định hormone sinh dục nữ vào trong cơ thể nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm lại quá trình rụng trứng. Việc ngăn chặn làm tổ của trứng, làm thay đổi lớp nội mạc tử cung nên có thể ức chế sự thụ thai. Ngoài ra, thuốc còn làm cho dịch nhầy trong cổ tử cung dày đặc hơn khiến cho tinh trùng không thể gặp được trứng. Việc sử dụng thuốc tránh thai trong một thời gian dài khiến hormone nội tiết tố vốn có của cơ thể bị thay đổi hoặc đảo lộn nên dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
Nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có chứa hàm lượng hormone progestin cao dẫn đến mất cân bằng hormone nội tiết tố cơ thể khiến cho chu kỳ kinh bị đảo lộn. Việc rối loạn này thường diễn ra từ 1 – 3 tháng rồi lại ổn định lại. Thời gian ổn định sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Ngoài ra, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp còn làm tử cung bị mỏng dẫn đến khó mang thai về sau, thậm chí là vô sinh. Chính vì vậy, bạn không nên uống quá 2 liều thuốc tránh thai khẩn cấp trong 1 tháng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
2. Triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt do sử dụng thuốc tránh thai
Một số biểu hiện của việc rối loạn kinh nguyệt do sử dụng thuốc tránh thai như sau:
- Kinh nguyệt đến sớm hơn: là hiện tượng kinh nguyệt đến sớm hơn 7 ngày trong nhiều tháng so với chu kỳ kinh thông thường.
- Kinh nguyệt đến muộn: là hiện tượng kinh nguyệt đến muộn hơn 7 ngày trong nhiều tháng so với chu kỳ thông thường.
- Rong kinh: là hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều hơn mức bình thường và kéo dài trên 7 ngày. Hiện tượng này kéo dài có thể dẫn đến cơ thể bị thiếu máu, mệt mỏi, xanh xao.
- Kinh thưa: là hiện tượng 2 – 3 tháng bạn mới bị kinh một lần hoặc khoảng cách chu kỳ kinh cách nhau 5 tháng.
- Vô kinh: là trường hợp 6 tháng đến 1 năm bạn mới bị kinh một lần.
- Các triệu chứng khác: Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt còn kèm theo một số hiện tượng sau: máu kinh vón cục, có màu đen, kinh nguyệt có mùi hôi… thì bạn hãy cẩn thận vị đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của một loại bệnh phụ khoa nào đó. Khi đó, các chị em nên đến các cơ sở khám phụ khoa để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời. Khi bệnh lý này được chữa khỏi thì chu kỳ kinh của bạn sẽ trở lại như bình thường.
Xem chi tiết: Các dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt
3. Rối loạn kinh nguyệt do sử dụng thuốc tránh thai có sao không?
Khi mới sử dụng thuốc tránh thai, cơ thể cần có thời gian để thích ứng với sự thay đổi của các hormone. Chính vì vậy, trong giai đoạn đầu, bạn có thể có một số triệu chứng sau:
- Ra máu âm đạo ở giữa chu kỳ kinh nguyệt.
- Nếu bạn uống nhiều thuốc thì sẽ có cảm giác chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, hoa mắt, tức ngực, chướng bụng hoặc đau bụng âm ỉ.
- Tâm trạng bất ổn, hay lo lắng, bứt rứt khó chịu trong người.
- Giảm ham muốn: việc sử dụng thuốc tránh thai khiến cho lượng hormone trong cơ thể bị thay đổi khiến cơ thể giảm tiết dịch gây đau, dẫn đến không còn hứng thú trong chuyện ấy.
Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng thuốc tránh thai lâu dài có thể dẫn đến một số vấn đề nguy hiểm sau:
- Gây tắc ống dẫn trứng, việc lạm dụng thuốc còn khiếm niêm mạc tử cung bị teo, không rụng trứng dẫn đến bị vô sinh. Nhiều trường hợp nguy hiểm có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung do dùng thuốc nhiều.
- Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp khiến cho các chị em tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
- Việc sử dụng nhiều thuốc tránh thai có thể khiến âm đạo giảm tiết dịch nên rất dễ bị mắc bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm vùng chậu…
Đọc thêm: Tại sao đặt vòng gây rối loạn kinh nguyệt?
4. Làm sao để cải thiện chu kỳ kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai?
Thông thường, thời gian đầu khi mới sử dụng thuốc tránh thai, cơ thể cần phải có thời gian để làm quen với những thay đổi của việc dùng thuốc mang lại. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị trước tinh thần là dùng thuốc sẽ có một số tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, đau bụng hoặc đau đầu. Vì vậy, trước khi sử dụng loại thuốc tránh thai nào bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn về loại thuốc và liều dùng sao cho phù hợp nhất. Còn nếu bạn cảm thấy các triệu chứng này nghiêm trọng và xảy ra thường xuyên, bạn nên hỏi lại bác sĩ để được điều chỉnh sang loại thuốc phù hợp hơn.
Để hỗ trợ điều trị kinh nguyệt do dùng thuốc tránh thai, các bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:
Cân bằng nội tiết tố
Bạn nên dùng các sản phẩm có tác dụng cân bằng nội tiết tố. Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm có tác dụng cân bằng nội tiết tố mà các chị em có thể tham khảo như tinh dầu hoa anh thảo, mầm đậu nành…Ngoài việc giúp cân bằng nội tiết tố, các sản phẩm trên còn có thể giảm các triệu chứng như đau bụng dưới, đau lưng, tức ngực…khi bị kinh nguyệt.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống có thể giúp bạn cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt do sử dụng thuốc tránh thai. Trong thời gian này, bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ chất và rau xanh, trái cây, tránh xa những đồ cay nóng, chiên, rán. Các chị em có thể áp dụng chế độ ăn uống dưới đây:
- Uống nhiều nước.
- Ăn nhiều nhóm thực phẩm giàu vitamin B6: vitamin B6 khi vào cơ thể nữ giới sẽ cải thiện được các triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt, phòng ngừa tình trạng thiếu máu, kiểm soát tâm trạng và ổn định cảm xúc, ngăn ngừa stress và căng thẳng. Một số thực phẩm có hàm lượng vitamin B6 cao như: ức gà, cá ngừ, thịt bò, đậu tương, đậu đen, khoai tây, hạt dẻ cười, hạt hướng dương…
- Nhóm thực phẩm giàu omega 3: omega 3 có tác dụng giúp lưu thông máu trong cơ thể. Từ đó, lượng máu trong tới các cơ quan sinh sản được nhiều và hoạt động tốt hơn, giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều của các chị em. Mặt khác, omega 3 có tác dụng giảm các triệu chứng đau bụng kinh, đau vùng xương chậu, đau bụng dưới trước và trong kỳ kinh nguyệt. Một số thực phẩm giàu hàm lượng omega 3 như: cá hồi, cá mòi, cá thu, trứng gà ta, đậu nành, trái bơ, quả óc chó. hạt chia…
- Canxi: Một số thực phẩm giàu canxi các chị em có thể bổ sung vào trong thực đơn của mình như: phô mai, sữa chua, sữa, đậu phụ, cải xoăn, rau dền, hạnh nhân, đậu cô ve, ngũ cốc dinh dưỡng…
- Các vitamin và khoáng chất: Chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất sẽ có tác dụng cân bằng nội tiết tố, giúp ổn định lại các hormone sinh dục, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Một số thực phẩm có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao như: dứa, củ nghệ, lô hội, cà rốt…
Tập thể dục thường xuyên
Việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng giúp kinh nguyệt ra đều đặn hơn. Việc làm đơn giản nhất như đi bộ 15 phút mỗi ngày có thể khiến cơ thể khỏe mạnh, thư giãn, thoải mái, điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, bạn có thể tham gia các lớp học yoga hoặc tự tập tại nhà để giúp thư giãn tinh thần, cải thiện cảm xúc. Điều đó rất có lợi cho chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Giảm căng thẳng, stress
Căng thẳng và stress kéo dài khiến cho tuyến yên tiết ra hormone cortisol làm ức chế khả năng hoạt động của buồng trứng và gây rối loạn kinh nguyệt. Có nhiều hoạt động giúp bạn giảm căng thẳng, stress như tập yoga, đi bộ, nghe nhạc, đọc sách…Đây là một biện pháp hữu hiệu giúp điều hòa kinh nguyệt.
Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá
Việc sử dụng rượu, bia, thuốc lá sẽ ảnh hưởng đến nội tiết gây rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy, để cải thiện tình trạng trên bạn không nên sử dụng những chất trên.
5. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai để tránh gây rối loạn kinh nguyệt
- Thuốc tránh thai khẩn cấp là con dao hai lưỡi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, bạn chỉ uống thuốc trong trường hợp bất khả kháng và 1 tháng bạn không nên uống quá 2 viên để tránh để lại tác dụng phụ của thuốc.
- Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tránh thai. Do đó, trước khi mua bạn nên tìm hiểu về thành phần, nguồn gốc, xuất xứ và nên mua ở những cửa hàng uy tín để tránh mua phải hàng kém chất lượng. Trước khi uống bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tìm hiểu đầy đủ các kiến thức liên quan để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nếu bạn nhận thấy tác dụng phụ của thuốc tránh thai diễn ra quá lâu hoặc trong thời gian sử dụng thuốc có những triệu chứng bất thường như: đau bụng dữ dội, đau đầu nhiều, khí hư ra bất thường… thì bạn nên đến các cơ sở y tế phụ khoa để được thăm khám và có biện pháp chữa trị kịp thời.
Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, trước khi dùng thuốc các bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Hi vọng, qua bài biết này đã cung cấp đầy đủ các thông tin giúp bạn hiểu và biết cách xử lý khi bị kinh nguyệt không đều do sử dụng thuốc tránh thai. Chúc các bạn khỏe mạnh và thành công!
Xem thêm: