Quan hệ không an toàn có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho bạn có khả năng mắc bệnh HIV. Một câu hỏi mà có khá nhiều người đặt ra là: Cần phải làm gì sau khi quan hệ không an toàn với người nhiễm HIV? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để có thể đưa ra cho mình được con đường đúng đắn nhất nhé.
Mục lục
Virus HIV là như thế nào?
Virus HIV có tên tiếng Anh đầy đủ là Human Immunodeficiency Virus – một chủng loại Virus gây ra bệnh HIV có vật chất di truyền là ARN. Khi nó xâm nhập vào trong cơ thể con người, virus HIV sẽ tấn công các bạch cầu lympho T4, các đại thực bào khiến cho chức năng miễn dịch sẽ bị suy giảm. Từ đó sẽ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn khác gây bệnh tấn công cơ thể chúng ta.
Các bệnh hay gặp phải ở cơ thể người bị nhiễm HIV còn được gọi là bệnh cơ hội. Khi bị nhiễm virus HIV, hệ miễn dịch bị tổn thương, chính vì vậy dù cho là mắc các bệnh thông thường, nhưng mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng phục hồi của người bị nhiễm HIV so với những người khác là thấp hơn rất nhiều.
AIDS là giai đoạn cuối của những người đã bị nhiễm virus HIV. Khi chuyển sang giai đoạn AIDS, người bệnh thường gặp phải các loại bệnh nhiễm trùng cơ hội, rối loạn hệ miễn dịch, bị ung thư, các loại bệnh khác và sẽ bị tử vong. Tùy thuộc mức độ sức khỏe nền của từng người khác nhau, điều kiện điều trị và khả năng đáp ứng thuốc điều trị khác nhau mà quá trình chuyển sang giai đoạn AIDS sẽ kéo dài hay không. Tuy nhiên, trung bình là quá trình này sẽ mất thời gian khoảng tầm 5 năm.
Những con đường lây nhiễm virus HIV
Virus HIV được tìm thấy có trong rất nhiều môi trường vật chất như là ở dịch âm đạo, ở tinh dịch, máu và các sản phẩm của máu, nước bọt, dịch não tủy, sữa mẹ và thậm chí là cả nước mắt,… Tuy nhiên cho đến ngày nay, các bác sĩ đã xác định có 3 con đường có thể làm lây nhiễm virus HIV từ người sang người, đó là:
Lây từ mẹ sang cho con: Khi người mẹ bị nhiễm phải virus HIV có thể lây sang con thông qua các con đường như là: thông qua nhau thai trong quá trình người mẹ mang thai hay lây qua đường nước ối, qua dịch âm đạo của mẹ hoặc máu của mẹ dính vào vết thương hở, niêm mạc của đứa trẻ, hay là lây trong quá trình đứa trẻ bú sữa mẹ. Tuy vậy, lại có rất nhiều trường hợp người mẹ nhiễm HIV nhưng em bé sinh ra lại có kết quả âm tính với virus HIV.
Lây qua đường máu: Máu và các sản phẩm của máu từ những người bị nhiễm HIV có khả năng lây truyền cao khi tiếp xúc với các loại vết thương hở của người bình thường. Các trường hợp bị lây nhiễm HIV qua đường máu phổ biến là: Sử dụng chung bơm kim tiêm, sử dụng chung các loại dụng cụ y tế bị dính máu của người nhiễm HIV, đi xăm trổ, châm cứu, hay sử dụng dao cạo,… chung với những người bị nhiễm HIV, hoặc là vô tình tiếp xúc vết thương hở với máu của người bị nhiễm HIV.
Lây qua con đường tình dục: Tình dục không an toàn chính là con đường phổ biến làm lây nhiễm HIV. Theo như nghiên cứu, quan hệ tình dục qua hậu môn có nguy cơ lây nhiễm cao nhất, tiếp theo đó là qua đường âm đạo và cuối cùng là qua đường miệng.
Virus HIV lây qua đường tình dục nguy hiểm ra sao?
Tính riêng tại Việt Nam, theo như Báo cáo của Cục phòng chống HIV/AIDS thì tất cả các trường hợp mắc mới trong vòng 5 năm trở lại đây, nguyên nhân lây nhiễm HIV qua con đường tình dục không an toàn chiếm tới hơn 60%. Con số khá cao, là một lời này cảnh tỉnh mức độ nguy hiểm cho các loại hoạt động tình dục không an toàn.
Trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn với người bị lây nhiễm virus HIV, người bình thường sẽ tiếp xúc phải với tinh dịch hoặc là dịch âm đạo của người bệnh HIV. Lực tác động trong khi quan hệ tình dục cũng có thể vô tình chà sát tạo ra các loại vết thương hở li ti khó phát hiện, chính điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Các nghiên cứu cho thấy rằng tỉ lệ lây nhiễm virus HIV thông qua đường tình dục chiếm khoảng 71% ở mối quan hệ khác giới và khoảng 15% ở mối quan hệ đồng giới nam. Với mỗi lần quan hệ tình dục, tỷ lệ lây nhiễm virus HIV cho người khỏe mạnh thực ra chỉ vào khoảng 1/1.000, với điều kiện là cơ thể có tổn thương niêm mạc không lành lặn.
Các hoạt động tình dục không an toàn thường hay xảy ra ở các trường hợp có mối quan hệ không được trong sáng, chính vì điều đó mà việc không biết bạn tình có khả năng mắc những bệnh lý phụ khoa hay là các bệnh xã hội nào đó là một điều rất phổ biến, vô tình sẽ làm lây nhiễm HIV trong cộng đồng một cách âm thầm, rất khó thống kê và kiểm soát. Chính vì thế mà các dạng hoạt động trái phép như mại dâm không được cho phép tại đất nước Việt Nam và các tệ nạn như cưỡng hiếp, hiếp dâm sẽ bị pháp luật trừng trị.
Tìm hiểu: Tỷ lệ lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ an toàn
Làm gì sau khi quan hệ với người bị nhiễm phải virus HIV?
Trong trường hợp khi mà bạn quan hệ an toàn bằng cách sử dụng bao cao su (trừ những trường hợp thô bạo làm rách bao), thì khả năng lây nhiễm HIV gần như không xảy ra, do đó bạn không nên quá lo lắng làm gì.
Trong trường hợp khi bạn trót quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm HIV, khả năng lây nhiễm sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như là cường độ quan hệ ra sao, mức độ trầy xước do quan hệ gây ra như thế nào, mức độ viêm nhiễm bao nhiêu, lượng virus HIV ở trong tinh dịch chiếm bao nhiêu, hay là người bị nhiễm HIV đang ở giai đoạn nào, nếu như bệnh nhân ở trong giai đoạn cửa sổ hay là 12-16 tuần sau nhiễm, tải lượng virus rất cao nên khả năng lây nhiễm sẽ tăng lên.
Bạn nên đến các trung tâm cơ sở y tế để được tư vấn về HIV/AIDS như là trung tâm y tế dự phòng trung tâm phòng chống AIDS, hay phòng tư vấn xét nghiệm HIV cấp huyện để:
- Đánh giá về khả năng bạn bị nhiễm HIV.
- Nhận tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa về các xét nghiệm và cách điều trị.
- Xét nghiệm máu để xác định tình trạng bị nhiễm bệnh: tuy nhiên ở trong thời kì cửa sổ (khoảng thời gian từ khi có nguy cơ phơi nhiễm với HIV cho đến khi xét nghiệm sẽ cho được kết quả chính xác) kết quả xét nghiệm có thể sẽ là âm tính. Theo như các nghiên cứu công bố, sau khoảng thời gian phơi nhiễm ít nhất 3 tháng mới cho được kết quả chính xác nhất. Vì vậy, sau khi mà quan hệ với người nhiễm HIV và nhận thấy mình sẽ có khả năng phơi nhiễm virus HIV cần phải điều trị sớm, song song với quá trình xét nghiệm.
Thuốc điều trị phơi nhiễm khi quan hệ với người đã bị nhiễm HIV
Trong trường hợp bạn bị phơi nhiễm do đã quan hệ không an toàn với người bị bệnh, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn phải uống thuốc kháng retro virus (anti – retrovirals) hay còn được gọi là ARV, để có thể kiểm soát được sự nhân lên của virus.
Thời điểm sử dụng thuốc: Nếu như dùng thuốc ngay trong vòng từ 2 – 6 giờ sau phơi nhiễm thì tác dụng của thuốc sẽ được phát huy tối ưu nhất. Tuy nhiên là, thuốc kháng phơi nhiễm chỉ được chỉ định trong vòng 72 giờ sau khi có các loại hành vi nguy cơ, lúc này thì tác dụng của thuốc chỉ còn khoảng 52%, ngoài khoảng thời gian này ra, thuốc sẽ không còn có tác dụng.
PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, cho biết việc điều trị bằng thuốc ARV cho người bị HIV có một ý nghĩa rất quan trọng: “Khi người bệnh uống thuốc ARV theo chỉ định hằng ngày, đạt được và duy trì tải lượng HIV ở dưới ngưỡng phát hiện sẽ thực sự không còn nguy cơ làm lây truyền virus HIV sang cho đối tác”. Trong đó tải lượng HIV ở dưới ngưỡng phát hiện được hiểu là khi số lượng virus HIV dưới 200 bản sao/ml bằng cách làm xét nghiệm.
Ở Việt Nam, có 91,5% số người điều trị đều có tải lượng HIV ở dưới ngưỡng phát hiện, tức là sẽ không có khả năng lây nhiễm sang bạn tình khi quan hệ tình dục không dùng bao cao su hoặc sử dụng bất cứ biện pháp an toàn nào. “Khi bị nhiễm phải virus HIV, bệnh nhân cần phải tuân thủ điều trị đầy đủ, nghiêm túc, có thể hoàn toàn sống chung với virus HIV, sinh hoạt và quan hệ tình dục như một người bình thường. Đặc biệt là, họ có thể sinh con mà con không bị nhiễm bệnh. Điều này có ý nghĩa rất là to lớn”, PGS Long nhấn mạnh.
Các trường hợp quan hệ với người bị nhiễm HIV nhưng sẽ không có chỉ định điều trị ARV:
- Người bị phơi nhiễm đã bị nhiễm virus HIV.
- Người phơi nhiễm liên tục với virus HIV như quan hệ tình dục một cách thường xuyên với người bị nhiễm HIV mà không sử dụng bao cao su.
Lưu ý: Người bị phơi nhiễm cần thực hiện đầy đủ các biện pháp dự phòng lây truyền HIV cho người khác vì vẫn sẽ có khả năng gây bệnh nếu như điều trị phơi nhiễm bị thất bại.
Việc có sự tiếp xúc với các chất dịch tiết và máu của bệnh nhân nhiễm HIV hay là quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV đều có nguy cơ bị lây nhiễm HIV. Việc điều trị phơi nhiễm thường sẽ mất một khoảng thời gian dài và gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, kinh tế, tâm lý… Do đó nên chủ động phòng phơi nhiễm HIV bằng các loại biện pháp tích cực, quan hệ an toàn bằng cách sử dụng bao cao su, hay tuân thủ điều trị ARV để có thể có được kết quả tốt nhất.
Hiện này, HIV là một trong những loại virus gây nên căn bệnh xã hội nguy hiểm, có thể dẫn đến AIDS nếu như không được phát hiện sớm và điều trị một cách đúng cách. Vì vậy, khi mà bạn quan hệ không an toàn với người bị nhiễm HIV hoặc có những yếu tố nghi ngờ bạn bị nhiễm và cả khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của việc nhiễm HIV thì bạn cần đến những trung tâm HIV để được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn cách xét nghiệm kiểm tra HIV và những biện pháp phòng tránh.