Nhiều chị em vẫn không chắc nhạt miệng có phải là dấu hiệu mang thai không hay chỉ là do sức khỏe mình thay đổi? Để có câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này, mời các bạn xem ngay giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai không?
Khi nào nhạt miệng là dấu hiệu mang thai?
Trong thời kì mang thai, chị em phụ nữ có thể gặp phải tình trạng nhạt miệng. Đây là triệu chứng phổ biến các mẹ thường gặp trong giai đoạn thai kỳ. Nguyên nhân gây nên bởi sự thay đổi của cơ thể chị em khi đang mang thai. Lúc này, nội tiết tố oestrogen bắt đầu được sản sinh ra, mà nó có vai trò quan trọng trong quá trình tiếp nhận hương vị, kích thích sự thèm ăn cũng như niềm vui lúc ăn uống.
Tuy nhiên, do nồng độ oestrogen thay đổi bất thường trong cơ thể thai phụ nên dẫn đến tình trạng chị em bị nhạt miệng hay đắng miệng khi mang thai. Hiện tượng này khiến cho các mẹ bầu cảm thấy mùi vị thức ăn khác đi, trở thành có vị lạ hơn, đồng thời, thói quen ăn uống trước đây cũng trở nên thay đổi. Có thể những món ăn lúc này rất ngon, nhưng chỉ một tuần sau, các mẹ đã có một thái độ hoàn toàn khác.
Một nguyên do khác dẫn đến hiện tượng nhạt miệng là do sự kết nối của khứu giác với vị giác. Khi các mẹ có thai, mối liên hệ giữa vị giác và khứu giác có thể nhạy hơn khá nhiều. Nếu chị em gặp phải một loại thực phẩm nào đó có mùi quá nồng, khả năng bị loạn vị giác của chị em cũng tăng lên cao hơn.
Ngoài ra khi các mẹ có thai, cơ thể bắt đầu có hiện tượng giữ nước trên toàn cơ thể, gồm cả các tế bào trong miệng như những tế bào vị giác. Đặc biệt là những tế bào vị giác tập trung trong miệng, nhất là tế bào trên bề mặt lưỡi, sẽ bị ảnh hưởng mất vị, gây tình trạng nhạt miệng. Nhiều chị em thường xuyên có dấu hiệu của rối loạn vị giác, đôi khi kéo dài trong giai đoạn tuần 1 – tuần 12 của thai kỳ và tình trạng này sẽ biến mất sau đó.
Những dấu hiệu khác có thể đi kèm với nhạt miệng báo hiệu chị em đang mang thai như: ốm nghén, buồn nôn, đau đầu, căng tức ngực, đau lưng,… Nếu chị em thấy mình có những dấu hiệu này, chắc chắn chị em đang mang thai rồi đấy.
Có thể chị em quan tâm: 15+ dấu hiệu mang thai bé trai chuẩn từng centimet cho các mẹ.
Khi nào nhạt miệng không phải là dấu hiệu mang thai?
Không phải tất cả trường hợp chị em bị nhạt miệng thì đều chắc chắn rằng mình đang có thai. Đôi khi, triệu chứng này lại có thể do một số bệnh lý khác gây nên như:
Bị cảm cúm, cảm lạnh thông thường
Khi chị em bị cúm hoặc cảm lạnh, chị em thường sẽ có cảm giác nhạt miệng, đắng miệng bất thường. Nguyên nhân bởi virus cúm khiến cho vị giác của chị em thay đổi, chán ăn, không thiết tha bất cứ món nào. Kèm theo đó, chị em còn có 1 số triệu chứng như: sổ mũi, rát cổ họng,…
Chị em bị bệnh tiểu đường
Theo nghiên cứu y tế, những trường hợp chị em bị bệnh tiểu đường thường cảm thấy nhạt miệng, vị giác của chị em chỉ cảm nhận được vị ngọt lạ. Bởi lúc này, chị em đang gặp khó khăn trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Đôi khi, bệnh tiểu đường còn khiến cho cơ thể chị em bị giảm lượng kẽm, khó hấp thu và có cảm giác đắng miệng.
Căng thẳng, lo lắng kéo dài
Có thể chị em rất khó có thể tin, tình trạng căng thẳng, lo lắng kéo dài sẽ khiến chị em bị khô miệng. Thực tế, đã có nhiều trường hợp chị em vì quá lo lắng, căng thẳng mà mất đi sự điều tiết nước bọt ở khoang miệng. Từ đó, chị em sẽ thấy miệng có cảm giác nhạt nhẽo, hoặc có vị lạ khác.
Tác dụng phụ của vài loại thuốc đang dùng gây nên
Một nguyên nhân khác khiến cho chị em bị nhạt miệng có thể là do tác dụng của 1 số loại thuốc như: thuốc huyết áp, thuốc dị ứng, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, vitamin tổng hợp…. Tình trạng này sẽ khỏi ngay khi chị em ngưng sử dụng những loại thuốc này một vài ngày.
Các dấu hiệu khác giúp nhận biết có thai
1. Trễ kinh
Đây là một trong những dấu hiệu có thai tuần đầu phổ biến nhất. Thế nhưng, chị em chỉ dễ dàng xác định tình trạng chậm kinh do mang thai khi chị em có chu kỳ kinh nguyệt ổn định.
Bên cạnh đó, chị em cũng có thể bị rối loạn kinh nguyệt khi lo lắng, căng thẳng, áp lực. Do đó, chị em cần dựa vào những triệu chứng nữa để xác định mình có thai không.
2. Nghén
Khi mang thai, cơ thể chị em sẽ có phản ứng nhạy cảm với những mùi lạ, nhất là những đồ nặng mùi, mùi nồng sẽ khiến cho chị em thấy khó chịu, buồn nôn. Thậm chí, đối với cả những mùi của thực phẩm trước đây chị em yêu thích. Đây chính là một trong những dấu hiệu báo có thai tuần đầu mà chị em không nên chủ quan.
Cùng với việc nhạy cảm với mùi, thói quen ăn uống của chị em cũng sẽ thay đổi theo. Chị em có thể bỗng dưng thèm một số món ăn mà trước đó chị em không muốn ăn. Bên cạnh đó, chị em cũng hay bị buồn nôn, nôn khan vào buổi sáng hoặc khi ngửi thấy những mùi tương đối khó chịu.
3. Thay đổi thân nhiệt
Thân nhiệt thay đổi cũng là 1 trong những dấu hiệu báo chị em đang mang thai. Lúc này, thân nhiệt chị em sẽ cao hơn so với bình thường. Chị em có thể kiểm tra hiệu quả nhất bằng cách đo nhiệt độ vào buổi sáng sớm lúc vừa thức giấc. Để so sánh hiệu quả thì chị em nên đo nhiệt độ cơ thể vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Thông thường, thân nhiệt trung bình của chị em sẽ là 37 độ C. Nếu như thân nhiệt của chị em nhỉnh hơn một chút, ngày nào cũng như vậy, kèm theo xuất hiện những triệu chứng mang thai khác thì chị em đã có thai rồi đấy.
4. Chảy máu âm đạo (máu báo thai)
Nếu chị em có một chu kỳ kinh đều đặn, thế nhưng lại bị chậm kinh tháng này. Sau khi trễ kinh vài ngày, lại thấy xuất hiện 1 chút máu ở đáy quần lót hay thấm trên giấy vệ sinh. Lượng máu ra cực kỳ ít, có màu sắc nhạt hơn so với máu kinh bình thường. Hiện tượng này được gọi là máu báo thai. Máu báo thai hình thành khi mà phôi thai tiến vào trong thành tử cung của người mẹ và làm tổ trong đó, khiến niêm mạc tử cung bong tróc và chảy máu.
Lúc chị em thấy có biểu hiện này, chị em nên dùng que thử thai để xác định. Tuy nhiên, nếu lượng máu ra nhiều hơn, kèm theo tình trạng đau bụng, chị em phải tới bệnh viện để khám ngay.
5. Thay đổi vùng ngực
Tình trạng ngực căng tức có thể là dấu hiệu báo chị em sắp có kinh hoặc đang trong thời gian hành kinh. Nhưng nếu chị em bị trễ kinh kèm theo tức ngực, vú trở nên sẫm màu hơn so với thường ngày, đầu vú sưng đau, thì chị em rất có thể đang mang thai đấy.
Những cách hạn chế tình trạng nhạt miệng cho mẹ bầu
Để tránh tình trạng nhạt miệng cho chị em đang có thai, chị em nên áp dụng những cách sau:
- Dùng thường xuyên kem đánh răng có hương vị bạc hà.
- Nên uống nhiều nước lọc, uống đều đặn, chị em có thể cho thêm vài giọt chanh hoặc bất kỳ loại trái cây nào có vị chua vào nước trước khi uống.
- Sử dụng những loại bàn chải có mặt lưỡi, để vệ sinh được toàn diện.
- Chị em có thể đi khám, tham khảo ý kiến của các bác sĩ về việc dùng loại nước súc miệng mỗi ngày, sao cho an toàn, phù hợp và sử dụng sau những lần đánh răng (các mẹ lưu ý, không nên dùng các loại nước súc miệng có nhiều cồn, sẽ gây nguy hiểm đến mẹ và thai nhi).
- Sau mỗi bữa ăn, các mẹ có thể sử dụng chỉ xỉa răng nha khoa để vệ sinh vùng nướu và những nơi có nguy cơ chứa nhiều thức ăn, vi khuẩn.
Khi nhạt miệng nên ăn những thực phẩm gì
Để tăng cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng hơn, các mẹ cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng vào thực đơn hàng ngày. Những món ăn mà các mẹ không nên bỏ qua đó là:
Dùng hỗn hợp sữa chua cùng các loại hạt và trái cây tươi
Sữa chua không chỉ giúp các mẹ kích thích vị giác mà nó còn tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa mẹ bầu được tốt hơn. Các mẹ có thể ăn sữa chua kèm với các loại hoa quả tươi cắt nhỏ, quả mâm xôi, mật ong hoặc với những loại hạt như óc chó, hạnh nhân, nho khô…
Ăn bánh sandwich
Chị em nên chọn những loại thức ăn nhẹ để có một bữa hấp dẫn và ngon miệng và đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ như vitamin, khoáng chất, protein, canxi… Các mẹ có thể chọn bánh sandwich có cà chua, hành tây, rau xanh… cùng thịt sẽ giúp các mẹ ăn thấy ngon hơn.
Ăn khoai tây nướng, hấp hoặc luộc
Khoai tây là loại củ dồi dào hàm lượng các chất dinh dưỡng nhất, có lợi cho chị em phụ nữ khi mang thai. Thành phần trong củ khoai tây gồm: photpho, kẽm, kali, vitamin B1, B2, C, chất xơ, canxi, sắt… Đặc biệt, hàm lượng protein có trong khoai tây tốt hơn gấp nhiều lần so với trong đậu nành hoặc bất cứ loại rau củ nào.
Các mẹ có thể luộc, nướng hoặc hấp tùy theo sở thích, khẩu vị. Đồng thời, những cách chế biến này cũng giúp củ khoai tây giữ trọn hương vị và chất dinh dưỡng. Từ đó, giúp cho mẹ bầu quên được vị nhạt khi mang thai.
Một số món ngọt bổ dưỡng
Một số món ngọt không chỉ không cung cấp quá nhiều đường cũng như năng lượng cho chị em mà còn đảm bảo dưỡng chất cho thai nhi, tăng khẩu vị mà mẹ nên bổ sung trong thực đơn mỗi ngày như: Bánh xốp nướng, cookie, socola đen…
Thông qua bài viết trên, có lẽ các mẹ đã giải đáp được vấn đề này. Để xác định mình có đang mang thai hay không, chị em cần kết hợp quan sát những dấu hiệu khác của cơ thể nhé.
Có thể chị em quan tâm: Dấu hiệu mang thai 2 tháng đầu nhất định mẹ bầu phải biết.