Con cái là niềm hạnh phúc của cha mẹ. Tuy nhiên, đối với một số cặp vợ chồng, việc có một đứa con lại không hề dễ dàng. Vô sinh, hiếm muộn là vấn đề sinh sản đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Nguyên nhân gây vô sinh có thể xuất phát từ phía nam và phía nữ với tỷ lệ ngang nhau, khoảng 40% do người chồng, 40% do người vợ, hoặc xuất phát từ cả hai phía với tỷ lệ 10%, và 10% còn lại là vô sinh không rõ nguyên nhân. Bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét các nguyên nhân dẫn đến vô sinh.
Mục lục
Vô sinh là gì?
Vô sinh chia làm hai dạng:
- Vô sinh nguyên phát: Đây là dạng vô sinh mà hai vợ chồng không thể mang thai dù đã cố gắng trong vòng 1 năm và chưa từng có thai trước đó.
- Vô sinh thứ phát: là dạng vô sinh mà đã từng có thai một lần và không thể mang thai thêm lần nữa.
Khi đã nỗ lực để có con trong một khoảng thời gian dài mà vẫn không có kết quả, các cặp vợ chồng thường rất lo lắng, sốt ruột và muốn tìm hiểu nguyên nhân gây ra vô sinh là do đâu. Như đã nói ở trên, lý do dẫn đến vô sinh có thể đến từ phía người nam, cũng có thể do người nữ hoặc do sự kết hợp của nhiều yếu tố của cả hai cơ thể. Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu về nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới.
Các nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới
Trước đây, từng có quan niệm sai lầm rằng, nếu vợ chồng lấy nhau mà không có con thì nguyên nhân là do người vợ. Ngày nay, y học hiện đại chỉ ra rằng, tình trạng vô sinh hoàn toàn có thể xảy ra ở người nam bởi các nguyên nhân sau:
Bệnh lý dẫn đến vô sinh ở nam
Khi nam giới mang trong mình một trong những căn bệnh nam khoa như: bệnh liên quan đến tinh hoàn: viêm tinh hoàn, viêm ống sinh tinh, viêm mào tinh hoàn do biến chứng quai bị, lao mào tinh hoàn, giãn tĩnh mạch tinh …Những căn bệnh này có thể làm suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng có thể gây ra tình trạng tinh trùng dị dạng, có cấu trúc bất thường ở đầu, thân, đuôi.
Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và các bệnh nhiễm trùng có thể gây viêm ống dẫn tinh, tắc nghẽn con đường vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn đến túi tinh hoàn.
Bệnh tiểu đường, cao huyết áp, liệt dương khiến nam giới suy giảm ham muốn tình dục, cũng là một nguyên do dẫn đến vô sinh.
Các vấn đề liên quan đến tinh trùng
Các vấn đề phổ biến liên quan đến tinh trùng có thể tăng nguy cơ vô sinh gồm có: tinh trùng yếu, không có khả năng di chuyển, tinh trùng dị dạng, lượng tinh trùng ít cũng khiến khó thụ thai.
Các yếu tố môi trường và thói quen sinh hoạt
Hút thuốc lá, rượu bia: Phái mạnh là đối tượng sử dụng nhiều bia rượu, thuốc lá. Những chất kích thích này rất có hại cho sức khỏe, có thể gây mất cân bằng hormone sinh dục, dẫn đến chứng teo tinh hoàn, rối loạn cương dương, suy giảm ham muốn tình dục. Những độc tố do rượu bia, thuốc lá có thể làm suy giảm chất lượng tinh trùng, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
Môi trường độc hại, tiếp xúc nhiều với hóa chất, tia bức xạ, sóng điện từ cũng làm tăng nguy cơ suy giảm khả năng sinh sản ở nam giới.
Ngoài ra, chế độ ăn uống thất thường, thiếu chất, ít vận động, tập thể dục, cơ thể mệt mỏi kéo dài sẽ khiến sức khỏe suy giảm, ảnh hưởng tới chất lượng đời sống tình dục, gián tiếp mang đến nguy cơ vô sinh.
Dấu hiệu vô sinh ở nam giới
Nam giới có biểu hiện sưng đau, tấy đỏ tinh hoàn, đau khi xuất tinh, căng tức tinh hoàn do viêm mào tinh hoàn hoặc xoắn tinh hoàn khiến máu không lưu thông và di chuyển đến nuôi dưỡng tinh hoàn. Cảm giác đau ở dương vật, đầu dương vật có hiện tượng chảy mủ. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn cương dương và xuất tinh sớm.
Ngoài ra, một số biểu hiện bề ngoài như béo phì, rụng tóc, da nhăn nheo, mồ hôi trộm, nóng trong người, lo lắng, bồn chồn cũng có thể báo hiệu nguy cơ vô sinh ở nam giới.
Các nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới
Do bệnh lý buồng trứng
Buồng trứng là cơ quan quan trọng đảm nhiệm chức năng sản xuất nang trứng để tham gia quá trình thụ tinh tạo thành bào thai. Các bệnh lý phổ biến như đa nang buồng trứng, u nang buồng trứng, viêm buồng trứng, suy buồng trứng…ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của buồng trứng gây rối loạn kỳ rụng trứng, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh ở nữ giới.
Do những vấn đề vòi trứng và ống dẫn trứng
Quá trình thụ tinh diễn ra khi nang trứng được phóng ra từ buồng trứng, được thu hút vào loa vòi trứng và gặp được tinh trùng ở ống dẫn trứng và xảy ra quá trình thụ tinh tại đây. Tế bào trứng đã được thụ tinh sẽ ngược trở lại tử cung để làm tổ và phát triển thành bào thai.
Tuy nhiên, các bệnh viêm nhiễm vòi trứng gây tắc và kết dính vòi trứng và ống dẫn trứng, cản trở con đường di chuyển của trứng và tinh trùng dẫn đến khả năng cao tinh trùng không thể gặp trứng, hoặc phôi thai không thể di chuyển về tử cung để làm tổ, phát triển thành thai nhi.
Do các biện tại tử cung
Tử cung đóng vai trò quan trọng giúp tinh trùng di chuyển đế ống dẫn trứng để thụ tinh và chính tử cung là nơi để phôi thai phát triển thành bào thai rồi thành thai nhi. Các bệnh lý phổ biến ở tử cung có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản như ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung, dính buồng tử cung và các dị tật trong tử cung. Những bệnh lý này khiến giảm chất lượng dịch nhầy ở tử cung và giảm khả năng đậu thai.
Do rối loạn nội tiết
Mất cân bằng nội tiết tố ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của buồng trứng, tử cung, khả năng cao gây vô sinh. Suy giảm hormone nội tiết kéo theo rối loạn rụng trứng và rối loạn kinh nguyệt.
Rối loạn rụng trứng là hiện tượng thời gian giữa các lần rụng trứng bị kéo dài hoặc rút ngắn hay hoàn toàn không xảy ra rụng trứng trong một thời gian dài. Không có nang trứng trưởng thành nào được tạo ra đồng nghĩa với việc không thể xảy ra sự thụ tinh.
Rối loạn nội tiết cùng dẫn tới rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở nữ giới thường kéo dài 28-30 ngày tính từ thời điểm có kinh nguyệt cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Những thay đổi nội tiết tố khiến kinh nguyệt đến quá sớm, quá muộn hoặc vô kinh, rong kinh. Trường hợp rối loạn kinh nguyệt vô kinh có khả năng cao gây ra vô sinh vì tế bào số lần trứng rụng giảm xuống kéo theo tỷ lệ thụ thai cũng thấp hơn.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn nội tiết tố ở nữ thường do việc lạm dụng một số loại thuốc, dùng thực phẩm chức năng và mỹ phẩm không đúng cách, chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống không lành mạnh, dùng nhiều chất kích thích. Ngoài ra, căng thẳng, lo âu kéo dài cũng là lý do dẫn đến mất cân bằng nội tiết ở phụ nữ.
Viêm nhiễm phụ khoa
Bệnh lý viêm phụ khoa rất phổ biến với nữ giới và không thể coi thường. Các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm vùng chậu…có thể biến chứng gây tắc nghẽn vòi trứng, ống dẫn trứng và lây lan viêm nhiễm tới buồng trứng và ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản của các bộ phận này. Vì vậy, cần phòng ngừa và điều trị dứt điểm các bệnh viêm nhiễm phụ khoa để tránh cho bệnh diễn biến thành mãn tính và biến chứng gây vô sinh.
Các yếu tố nguy cơ gây vô sinh
Ngoài ra khả năng sinh sản ở nữ giới cũng có thể bị suy giảm bởi các yếu tố nguy cơ khác như
Tuổi tác: Độ tuổi phù hợp nhất để phụ nữ sinh con nên nằm trong khoảng từ 20 đến 35 tuổi. Các nghiên cứu chỉ ra, ngoài 35 tuổi, buồng trứng có thể suy giảm chức năng hoạt động khiến số lượng và chất lượng trứng bị ảnh hưởng. Hơn nữa, mang thai ở độ tuổi quá lớn, người phụ nữ dễ gặp phải biến chứng thai kỳ và nguy cơ dị tật thai nhi.
Stress: tâm lý lo âu, căng thẳng, stress kéo dài ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng mang thai ở phái nữ do
Một số bệnh lý chuyển hóa, bệnh béo phì, cao huyết áp, tiểu đường khiến suy giảm nhu cầu tình dục, làm tăng nguy cơ vô sinh.
Phụ nữ không nên hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia vì các chất kích thích này có thể đầu độc tế bào, gây lão hóa sớm bao gồm cả tế bào trứng, đặc biệt phụ nữ hút thuốc có nguy cơ sảy thai cao hơn 1,5- 3,2 lần so với phụ nữ khác.
Dấu hiệu cảnh báo vô sinh ở nữ giới
Kinh nguyệt không đều: Những bất thường về nội tiết và chức năng hoạt động của buồng trứng gây ra rối loạn kinh nguyệt. Người phụ nữ bị chứng vô sinh thường có kinh nguyệt không đều đặn, hoặc mất kinh.
Đau bụng dưới vùng chậu: Những cơ đau âm ỉ hoặc dữ dội đến từ vùng chậu gồm bụng dưới và lan ra sau lưng là dấu hiệu báo động bạn có thể đang mắc các căn bệnh về tử cung, buồng trứng như ung thư cổ tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hay các bệnh viêm nhiễm vùng chậu khác. Tất cả những bệnh lý này đều ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống sinh sản của phụ nữ, là một trong các lý do gây vô sinh.
Mọc lông bất thường: Bạn thấy lông mọc bất thường trên mặt, cổ, bụng hoặc lông mọc rậm hơn ở mép, cằm thì nên đi kiểm tra, bởi có thể một số vấn đề trong sản sinh nội tiết tố đã gây ra hiện tượng này. Rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở phụ nữ.
Dấu hiệu khác: Nếu bạn luôn cảm thấy cơ thể nóng ran, tăng cân mất kiểm soát, tiết sữa bất thường ở bầu ngực dù không mang bầu hoặc đang cho con bú và hơn hết, hai vợ chồng bạn đã cố gắng để có con nhưng không thụ thai trong một thời gian dài. Hai bạn cần tới các cơ sở thăm khám và điều trị vô sinh, hiếm muộn để được tư vấn, khám chữa sớm.
Những hướng dẫn phòng ngừa chứng vô sinh
Lối sống lành mạnh, khoa học
Một lối sống khoa học với chế độ ăn uống đủ chất, tập luyện thể thao đều đặn, không lao động, làm việc quá sức và tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt nhất để chuẩn bị cho việc có con.
Tâm lý thoải mái, vui vẻ
Tránh để tâm lý lo âu, căng thẳng, stress kéo dài ảnh hưởng đến đời sống tình dục và khả năng sinh sản của bạn.
Quan hệ tình dục lành mạnh
Thực hiện quan hệ tình dục vợ chồng lành mạnh, 2-3 lần/tuần là phù hợp, không nên quan hệ nhiều bạn tình, tránh thủ dâm quá độ.
Sinh con ở độ tuổi phù hợp
Các cặp vợ chồng nên có ý định mang thai và sinh nở khi đang ở trong độ tuổi sinh sản từ 20- 35 tuổi sẽ dễ thụ thai và an toàn cho thai nhi hơn khi đã quá lớn tuổi.
Phụ nữ nên tránh phá thai, nạo hút thai
Các thủ thuật nạo hút, phá thai có thể để lại di chứng nghiêm trọng như bào mòn thành tử cung, biến chứng dính buồng tử cung… gây khó khăn cho lần mang thai tiếp theo.
Tránh xa các tác nhân có hại từ môi trường
Bạn nên hạn chế tiếp xúc thường xuyên với các loại hóa chất độc hại, tia bức xạ, sóng điện từ, không khí ô nhiễm…Bởi những yếu tố này có thể làm suy giảm chất lượng tinh trùng và trứng gián tiếp dẫn đến vô sinh ở cả hai giới.
Khám sức khỏe sinh sản định kỳ
Các vấn đề bệnh lý gây nên tình trạng vô sinh có thể tiềm ẩn trong cơ thể mỗi chúng ta, việc khám sức khỏe tổng quát và sức khỏe sinh sản định kỳ sẽ giúp sàng lọc các yếu tố nguy cơ có thể gây vô sinh và có phương án điều trị phù hợp, đảm bảo cho bạn có được trạng thái tốt nhất, sẵn sàng nhất cho việc mang thai và sinh nở.
Qua bài viết này, hi vọng bạn đọc đã có thêm kiến thức về bệnh lý vô sinh để biết cách chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa cho bản thân khỏi các yếu tố nguy cơ có thể gây vô sinh. Chúc bạn sức khỏe!