Bé gái bị ngứa ở vùng kín là nỗi lo lắng của rất nhiều các bậc phụ huynh, dù cho cha mẹ đã rất cẩn thận và tỉ mỉ trong việc vệ sinh cho các bé. Vậy đâu là nguyên nhân và cách xử lý đúng khi con bị ngứa vùng kín? Các bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có những thông tin cần thiết, phòng ngừa cho các con nhé!
Mục lục
- Dấu hiệu khi bị viêm nhiễm vùng kín ở bé gái
- Những nguyên nhân gây tình trạng viêm nhiễm ở bé gái
- 1- Do bị dính môi nhỏ
- 2- Do bị các dị vật vào trong âm đạo
- 3- Bị viêm âm đạo do virus nhóm Poxvirus
- 4- Bị viêm âm đạo do giun kim
- 5- Bị viêm âm đạo do thiếu nột tiết
- 6- Bị viêm âm hộ do rối loạn sắc tố
- 7- Bị viêm âm hộ vùng da tiết bã
- 8- Bị viêm âm hộ do viêm da dị ứng
- 9- Bị viêm âm hộ do vảy nến
- 10- Do bỉm kém chất lượng, nguồn nước bị ô nhiễm, sữa tắm không rõ nguồn gốc
- Lưu ý cách chăm sóc vùng kín cho các bé gái
Dấu hiệu khi bị viêm nhiễm vùng kín ở bé gái
Bộ phận sinh dục phái nữ là hệ thống phức tạp với rất nhiều chức năng như: giao hợp, tiếp nhận tinh trùng, thụ tinh, cấy thai, nuôi thai và sinh con. Các cơ quan sinh dục phái nữ nằm trong phần dưới cùng của bụng, xuống đến đáy chậu, ở dưới ruột và nằm trước hậu môn. Chúng sẽ phát triển và hoàn thiện dần theo thời gian để thực hiện nhiệm vụ chức năng sinh sản.
Do vị trí vùng kín gần sát với hậu môn, nên “cô bé” thường xuyên bị ẩm ướt, và có nguy cơ cao bị viêm nhiễm. Đặc biệt là những bé gái, khi mà ý thức giữ vệ sinh “cô bé” còn chưa được chú trọng.
Một số dấu hiệu cho thấy bé gái bị ngứa ở vùng kín:
- Bị ngứa ngáy, khó chịu, kêu khóc (cũng có trường hợp trẻ không có triệu chứng này)
- “Cô bé” bị ra dịch: xanh lá cây, màu nâu…
- Xuất hiện mùi hôi khó chịu ở vùng kín bé gái.
- Bị rối loạn quá trình bài niệu như: đi đái dắt, buốt hoặc đái dầm.
Có thể bạn quan tâm: Khí hư sủi bọt, dấu hiệu bất thường nữ giới cần lưu ý.
Những nguyên nhân gây tình trạng viêm nhiễm ở bé gái
1- Do bị dính môi nhỏ
Tình trạng dính môi nhỏ ở bé gái là do bị thiếu estrogen trong giai đoạn trước tuổi dậy thì, thường bị biểu hiện ở dạng viêm vùng da môi nhỏ. Bệnh này thường hay gặp ở các bé gái dưới 6 tuổi.
Những triệu chứng của tình trạng này bao gồm:
- Vùng da môi nhỏ bị viêm và dính vào nhau che kín lỗ âm đạo và lỗ tiểu.
- Khi bé gái đi tiểu, nước tiểu có thể bị chẽ ra các tia mà không thành dòng.
Tình trạng nhiễm trùng đường tiểu xảy ra ở khoảng 20 – 40% bệnh nhân bị dính môi nhỏ.
2- Do bị các dị vật vào trong âm đạo
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngứa vùng kín ở trẻ. Tình trạng này thường gặp với những trẻ dưới 8 tuổi. Do các bé chưa làm chủ được hành động của mình nên rất dễ để dị vật lọt vào trong âm đạo như giấy vệ sinh… Biểu hiện là tiết dịch âm đạo và chảy máu âm đạo xảy ra khi trong âm đạo của trẻ có chứa những dị vật.
3- Bị viêm âm đạo do virus nhóm Poxvirus
Da vùng âm đạo có thể bị nhiễm khuẩn do một loại virus tên là Poxvirus gây ra, thường xảy ra ở trẻ em 5 tuổi hoặc nhóm tuổi từ 15 – 29 khi cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch. Âm đạo bé gái có thể bị viêm do lây lan qua việc tiếp xúc với cơ thể người mắc bệnh hoặc qua con đường tình dục. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2 – 7 tuần.
Nguyên nhân gây bệnh trên có thể do:
- Da vùng âm đạo có thể bị nhiễm trùng do virus Poxvirus gây ra.
- Khi cơ thể bé gái bị suy giảm miễn dịch.
4- Bị viêm âm đạo do giun kim
Giun kim là một loại ký sinh trùng ở đường ruột, nó có thể mang vi khuẩn vào đáy chậu và gây ra tình trạng viêm nhiễm thứ phát của âm hộ và âm đạo. Nguyên nhân khiến cho bé gái hay bị giun kim là do thói quen bé ngồi xổm, lê la dưới đất, do ăn uống không hợp vệ sinh,cầm đồ vật bẩn liếm mút….
Triệu chứng bao gồm:
- Bé hay bị ngứa trong khu vực hậu môn, đặc biệt là vào ban đêm, có trường hợp quan sát ở rìa hậu môn có thể thấy được giun kim cái.
- Khi trẻ đi đại tiện, có thể thấy ấu trùng giun kim trong phân.
- Do giun kim sống tại vùng hậu môn nên nó có thể chui vào âm đạo gây tình trạng ngứa âm đạo, rối loạn kinh nguyệt.
Tình trạng viêm âm hộ và âm đạo phát triển trên khoảng 20% các bé gái mắc giun kim.
Cách phòng tránh như sau:
- Không nên cho bé gái ngồi lê la ở dưới đất.
- Tránh để bé gái mặc quần vải mỏng, chất liệu nilon mà nên chọn các loại vải thấm hút tốt.
- Vệ sinh cho bé gái sạch sẽ và nên tẩy giun định kỳ.
Có thể bạn quan tâm: Vùng kín sưng đau, những điều bạn gái cần lưu ý.
5- Bị viêm âm đạo do thiếu nột tiết
Bình thường, khi trẻ em được ra đời, các bé sẽ nhận được một lượng nội tiết tố (estrogen) nhất định được truyền từ mẹ sang cho bé. Những lượng nội tiết tố này giúp vùng “cô bé” của trẻ tạo ra được môi trường pH trung tính. Tuy nhiên, có những bé gái nhận được lượng nội tiết tố từ mẹ ít hơn so với mức bình thường. Do đó, vùng âm đạo của bé sẽ bị khô, dễ bị kích ứng, gây ngứa.
6- Bị viêm âm hộ do rối loạn sắc tố
Đây là một loại bệnh mãn tính teo da, với các biểu hiện đặc trưng là sự mất màu hoặc da đổi sang màu hồng, màu ngà voi tại một điểm ở vùng “cô bé”. Với hầu hết các bé gái, bệnh thường khởi phát vào trước 7 tuổi. Đến khi trẻ có kinh, bệnh có thể sẽ được cải thiện (tỉ lệ không cao), thường là quá trình bệnh vẫn sẽ tiếp tục.
Nguyên nhân của bệnh có thể liên quan với rối loạn tự miễn.
Triệu chứng bệnh như sau:
- Một số điểm tại vùng kín có sự mất màu hoặc da đổi sang màu hồng, màu ngà voi.
- Bé gái bị teo mất môi lớn và thu hẹp âm vật cũng như bị thu hẹp lối vào tiền sảnh của âm đạo.
7- Bị viêm âm hộ vùng da tiết bã
Viêm âm hộ vùng da tiết bã là tình trạng vùng tam giác mu xuất hiện các ban hồng, khu trú từng điểm. Khi mắc phải tình trạng này, các bé sẽ bị ngứa vùng kín, càng ra mồ hôi càng khiến cho “cô bé” bị ngứa nhiều hơn.
Nguyên nhân gây bệnh có thể do:
- Bị vi khuẩn gây nên.
- Do nấm tương gây ra tình trạng đau và ngứa.
Triệu chứng của bệnh này như:
- Có những vết nứt ở xung quanh âm hộ.
- Âm hộ bị tình trạng nhiễm trùng thứ cấp.
8- Bị viêm âm hộ do viêm da dị ứng
Là một loại bệnh da liễu mãn tính, thường có xu hướng bùng phát rồi sẽ tự khỏi sau một khoảng thời gian. Viêm da dị ứng làm cho da bé trở nên nóng, ngứa, khô và tróc vảy… Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, từ những đứa trẻ sơ sinh cho đến những người cao tuổi, gây ra nhiều bất tiện và khó chịu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn hoặc do nấm gây ra.
Triệu chứng của bệnh:
- Trẻ bị ngứa dai dẳng, ban đỏ, sẩn cục, nốt phỏng.
- Trên bề mặt của âm hộ bé gái có thể xuất hiện các điểm tróc.
9- Bị viêm âm hộ do vảy nến
Bệnh vảy nến là một tình trạng viêm da tự miễn, gây ra các tổn thương da dạng mảng, màu đỏ, xuất hiện các vảy trắng bạc bao phủ, gây sưng đau và ngứa ngáy. Bệnh có thể ảnh hưởng tới mọi vùng da trên cơ thể, kể cả vùng da xung quanh bộ phận sinh dục của trẻ. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của trẻ. Tình trạng viêm âm hộ do bệnh vẩy nến gây ra thường đi kèm với những sự thay đổi ở các bộ phận khác trên cơ thể.
Nguyên nhân gây bệnh có thể do:
- Do vi khuẩn và nấm men (Candida albicans) gây ra.
- Do bị tổn thương da, gây ra các mảng vảy nến mới phát triển (đây là hiện tượng Koebner).
Triệu chứng bệnh này như:
- “Cô bé” bị tổn thương dày, dính.
- Xung quanh vùng tam giác mu xuất hiện màu bạc.
10- Do bỉm kém chất lượng, nguồn nước bị ô nhiễm, sữa tắm không rõ nguồn gốc
Do các mẹ vì quá ham rẻ, mua cho con mình những loại bỉm có giá thành thấp hơn so với thị trường. Những loại bỉm này thường không rõ nguồn gốc, bỉm thường sử dụng các chất tẩy trắng mạnh, không đảm bảo khoa học. Do đó, khi mặc những loại bỉm này, các bé sẽ có biểu hiện ngứa ngáy ở cơ quan, bộ phận sinh dục. Sau dần, các bé co nguy cơ dẫn đến viêm nhiễm, vô sinh…
Khi nguồn nước bị ô nhiễm, hay vệ sinh sai cách sẽ làm cho trẻ bị nhiễm các bệnh ngoài da như: hắc lào, vẩy nến, eczema…. Đây cũng là những nguyên nhân gây tình trạng trẻ bị ngứa vùng kín. Khi trẻ mắc những bệnh này, xung quanh “cô bé” bắt đầu xuất hiện những mụn nước ban đỏ li ti.
Sữa tắm cho trẻ em cũng là vật dụng không thể thiếu đối với các bà mẹ. Khi sữa tắm không rõ nguồn gốc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé. Những loại này thường có nhiều chất gây kích thích da, khi vệ sinh cơ quan sinh dục cho trẻ lâu ngày có thể gây tình trạng ngứa, dị ứng cho trẻ, nặng hơn làm cho bé bị viêm nhiễm, nổi mụn mủ.
Do đó, để an toàn cho trẻ, các mẹ nên chọn những loại sữa tắm có thành phần từ thảo dược tự nhiên, lành tính, giảm hăm, ngứa ngáy cho những vùng da nhạy cảm của trẻ.
Có thể bạn quan tâm: Vùng kín bị thâm sạm, làm cách nào để cải thiện.
Lưu ý cách chăm sóc vùng kín cho các bé gái
Dùng khăn vải mềm, sạch lau hoặc rửa vùng kín, sau đó lau khô “cô bé”, tối thiểu ít nhất 3 lần/ 1 ngày.
Chú ý vệ sinh từ đằng trước ra đằng sau để tránh sự lây lan những loại vi khuẩn có hại từ hậu môn sang âm đạo.
Sau khi bé gái đại tiện, cần phải thay bỉm, rửa sạch, thấm khô rồi mặc tã, không nên để vùng kín trẻ ẩm ướt vì khi đó trẻ dễ bị nhiễm nấm và các bệnh nhiễm trùng khác.
Không được dùng xà phòng để vệ sinh vùng kín của trẻ, vì nó sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi đối với “vùng kín”.
Không nên dùng nước muối loãng hay dung dịch vệ sinh phụ nữ để vệ sinh vùng kín bé gái (trừ khi có chỉ định của bác sĩ).
Đối với tình trạng vùng kín bé gái bị ngứa, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Dặn trẻ không được dùng tay gãi “vùng kín” khi bị ngứa.
- Thường xuyên thay quần lót cho trẻ ( ít nhất 2 lần/ ngày).
- Không nên cho bé ngâm mình trong bồn tắm quá 15 phút, điều đó sẽ giảm khả năng lây nhiễm đến mức tối thiểu.
- Nên dùng nước từ lá trà xanh hoặc lá trầu không pha loãng để vệ sinh cho trẻ ngày 3 lần (nên tham khảo thêm các ý kiến từ bác sĩ).
Các triệu chứng thường mơ hồ và sẽ thay đổi tùy theo từng lứa tuổi. Ở những trẻ lớn sẽ có các triệu chứng như: bị tiểu buốt, tiểu đau, tiểu đục, đái dầm, đau hông, đau lưng, sốt cao…
Tình trạng viêm âm hộ, âm đạo là một trong những nguyên nhân gây ngứa vùng kín ở bé gái. Một số trường hợp khác còn có khả năng gây ra tình trạng nhiễm trùng mãn tính gây khó chịu cho bé và tạo ra tâm lý lo lắng cho các bậc cha mẹ.
Dù cho đa số các chứng bệnh hay một số dị tật ở vùng kín của bé gái đều dễ chữa, nhưng nếu như không điều trị, hoặc điều trị muộn sẽ gây nên những ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống, hay khả năng sinh sản, đời sống tình dục của các bé khi đến tuổi trưởng thành.
Do đó, nếu cha mẹ thấy các bé gái có các biểu hiện, dấu hiệu tiết dịch ở vùng kín, ngứa ngáy, ra máu….tốt nhất các mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế chuyên khoa để khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh các hệ quả xấu về sau.
Trên đây là những chia sẻ về tình trạng ngứa vùng kín ở các bé gái. Hi vọng rằng với những thông tin trên đã phần nào giúp cho các mẹ hiểu rõ hơn về việc vệ sinh và chăm sóc cho con để làm sao cho các bé không bị mắc các bệnh vùng kín.