Khoảng 75% phụ nữ trên thế giới có khả năng bị nấm phụ khoa ít nhất một lần trong đời. Bệnh dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến chị em gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Riêng đối với chuyện quan hệ tình dục, nấm phụ khoa có lây không là vấn đề khiến nhiều người thắc mắc. Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau.
Mục lục
Nấm phụ khoa là gì?
Trong môi trường âm đạo có độ pH cân bằng, vi khuẩn có lợi phát triển mạnh mẽ để giữ cho “vùng kín” luôn ở trạng thái khoẻ mạnh. Tuy nhiên khi môi trường này có sự thay đổi đặc biệt do một số nguyên nhân, các vi khuẩn có hại (đa số là nấm) sẽ phát triển vượt bậc gây ra bệnh nấm phụ khoa.
Khi bị nấm, âm đạo người bệnh dễ bị ngứa ngáy, sưng đỏ, tiết ra dịch màu trắng vón cục, có mùi hôi khó chịu. Trong trường hợp nặng, nấm phát triển nhiều ảnh hưởng đến cả phần môi âm đạo, phần bẹn và đùi. Bệnh hình thành do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên phần lớn xuất phát từ một loại nấm có tên Candida Albicans. Do đó nhiều người vẫn hay gọi bệnh nhiễm nấm phụ khoa là nhiễm nấm Candida âm đạo.
Nấm phụ khoa có lây không?
Khi mắc bệnh, câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ thắc mắc chính là “nấm phụ khoa có lây không nếu quan hệ vợ chồng?”. Lo lắng này hoàn toàn chính đáng bởi nấm phụ khoa là bệnh rất dễ lây lan.
Trong quá trình quan hệ tình dục, sự ma sát và chuyển động của dương vật với thành âm đạo có thể khiến cho vết thương, vùng viêm loét dần lan rộng. Điều này vô tình tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển mạnh hơn. Bạn tình của chị em vì thế cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh nam khoa như nhiễm trùng bộ phận sinh dục nam, viêm bao quy đầu,…
Về bản thân chị em, việc quan hệ tình dục với tần suất quá nhiều trong khi “vùng kín” đang nhiễm nấm có thể khiến vi khuẩn xâm nhập rộng hơn đến các cơ quan sinh sản khác, từ đó gây ra bệnh viêm tử cung, viêm cổ tử cung, viêm ống dẫn trứng,… Đó chính là lý do các bác sĩ luôn khuyên chị em nên “kiêng cữ” khi bị nấm phụ khoa ngay cả khi bạn tình của bạn có mang bao cao su.
Viêm nhiễm âm đạo do nấm là bệnh phụ khoa không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống của người phụ nữ. Do đó nếu mắc bệnh, bạn nên điều trị dứt điểm và kiêng quan hệ một thời gian trước khi quay trở lại đời sống vợ chồng. Điều này không những giúp bạn tránh tái phát bệnh, bảo vệ sức khoẻ “cô bé” mà còn hạn chế được tình trạng lây nhiễm chéo sang đối phương.
Phương pháp điều trị nấm phụ khoa hiệu quả
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị nấm âm đạo. Việc lựa chọn phương pháp nào, tần suất ra sao sẽ được bác sĩ chỉ định cho từng người bệnh sau khi phân tích từ kết quả thăm khám.
Đối với người bệnh nhiễm nấm ở mức độ nhẹ đến trung bình và diễn tiến thành các đợt không thường xuyên, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kem chống nấm không kê đơn, thuốc đạn (chứa clotrimazole hoặc miconazole) hoặc thuốc mỡ để điều trị nhiễm trùng nấm men. Với phương pháp này, người bệnh cần dùng thuốc trong 7 ngày. Nếu bạn đang có thai, việc sử dụng thuốc đạn hoặc kem bôi được đánh giá an toàn, tuy nhiên cần tránh uống fluconazole để bảo vệ sức khoẻ cả mẹ và bé.
Trong trường hợp nhiễm nấm phụ khoa nghiêm trọng hơn hoặc tái phát nhiễm nấm thường xuyên, bạn có thể sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp:
- Điều trị dài ngày: Thời gian điều trị kéo dài tối đa 2 tuần với đơn thuốc chống nấm được bác sĩ kê toa. Sau 2 tuần, bạn sẽ tiếp tục uống mỗi tuần 1 lần, liên tục trong 6 tháng.
- Uống thuốc đa liều: Thay cho thuốc bôi, bác sĩ có thể kê 2 hoặc 3 liều thuốc chống nấm để bạn uống. Lưu ý phương pháp này không được khuyến nghị dùng cho phụ nữ mang thai.
- Liệu pháp kháng Azole: Đây là phương pháp đưa viên nang vào âm đạo để kháng nấm Candida. Nếu sử dụng đường uống, bạn có thể sẽ tử vong.
Cách dự phòng nhiễm nấm phụ khoa
Nấm phụ khoa dù là bệnh mãn tính hay thỉnh thoảng mắc phải đều là rắc rối lớn gây cản trở cuộc sống của chị em phụ nữ. Do đó các giải pháp phòng ngừa luôn là yếu tố được ưu tiên hàng đầu để bảo vệ sức khỏe “vùng kín” trước khi viêm nhiễm.
Chọn quần lót làm bằng vải cotton
Vải cotton với đặc tính thấm hút ẩm tốt sẽ giúp “cô bé” của bạn tránh được tình trạng tích tụ độ ẩm. Trong khi đó, các loại quần lót làm bằng vải tổng hợp như nylon khiến hơi ẩm không thể thoát ra ngoài được, biến “vùng kín” trở thành môi trường lý tưởng cho nấm phát triển.
Mặc dù không phải tất cả trường hợp nhiễm nấm đều do chất vải quần lót gây ra, nhưng chúng cũng là yếu tố có thể thay đổi được mà chị em cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe phụ khoa, đặc biệt ở những chị em hay tái phát nhiễm nấm nhiều lần. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng băng vệ sinh hằng ngày quá lâu để không khí được lưu thông thông thoáng hơn, tránh tích tụ vi khuẩn gây nấm.
Tăng cường bổ sung probiotic
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc tiêu thụ các loại lợi khuẩn như Lactobacillus hoặc Acidophilus sẽ giúp gia tăng số lượng lợi khuẩn tại âm đạo, từ đó giảm tình trạng nhiễm nấm. Để bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể, bạn có thể thêm probiotic vào chế độ ăn hằng ngày của mình thông qua sữa chua, kimchi, dưa chuột muối, nấm sữa Kefir,…
Hạn chế sử dụng kháng sinh
Bạn chỉ nên sử dụng kháng sinh theo kê đơn của bác sĩ. Việc tự ý dùng kháng sinh kéo dài một cách không cần thiết (ví dụ như trị cảm lạnh) có thể khiến “vùng kín” nhiễm nấm. Nguyên nhân vì kháng sinh đã tiêu diệt hết vi khuẩn trong cơ thể, kể cả vi khuẩn tốt. Đến khi cơ thể cần lợi khuẩn để kiểm soát nấm phát triển thì chúng không có mặt để thực hiện chức năng của mình.
Thay đổi thuốc tránh thai bạn đang dùng
Nhiều loại thuốc tránh thai hiện nay có chứa estrogen. Vì thế khi bổ sung vào cơ thể, lượng estrogen gia tăng vượt bậc dẫn đến tăng sản xuất glycogen (một loại đường) tại “vùng kín”. Đây là “thức ăn” yêu thích của các bào tử nấm, do đó vi khuẩn nấm được tạo cơ hội phát triển ngoài tầm kiểm soát.
Nếu bạn thuộc nhóm người dễ bị nấm phụ khoa và đang sử dụng thuốc tránh thai với hàm lượng cao estrogen, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành đổi thuốc. Nắm bắt được tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ gợi ý bạn đổi sang thuốc tránh thai với công thức khác, chỉ chứa progesterone.
Hạn chế sử dụng các sản phẩm phụ khoa có mùi thơm
Giảm sử dụng các sản phẩm có mùi thơm sẽ giúp bạn đảm bảo duy trì được độ pH ở âm đạo. Một số sản phẩm được đề cập bao gồm: Băng vệ sinh, tampon, xà phòng, chai xịt vệ sinh, nước hoa “vùng kín”,… Các chuyên gia sản phụ khoa đã chỉ ra những sản phẩm có mùi thơm sẽ làm khô mô nhạy cảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm xâm nhập.
Để tránh tình trạng kích ứng khi “vùng kín” đang ở trong trạng thái nhạy cảm cần được chăm sóc, các sản phẩm sử dụng lúc này cần chứa thành phần lành tính và đạt yêu cầu không làm mất đi độ pH ổn định của âm đạo. Đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên, dung dịch vệ sinh Dạ Hương luôn là lựa chọn tin cậy của chị em phụ nữ trong chăm sóc “vùng kín” vào những lúc viêm nhiễm. Sản phẩm có bảng thành phần được chiết xuất từ thiên nhiên (trầu không, lô hội, cúc la mã, dâu tằm,…) dùng được cho cả bà bầu, phụ nữ sau sinh và các bạn gái mới lớn.
Bên cạnh đó, Dạ Hương Pharma còn đưa vào công thức sản phẩm các thành phần nhập khẩu châu Âu như Bisabolol (nhập khẩu Đức), Bioecolia (nhập khẩu Pháp), Hoa hồng (nhập khẩu Bulgaria) duy trì sự cân bằng hệ vi sinh âm đạo, hỗ trợ khử mùi hiệu quả, ngừa viêm, dưỡng da mềm mịn. Xem thêm thông tin về sản phẩm: https://dahuong.vn/san-pham/
Với những thông tin về bệnh nấm phụ khoa được cung cấp, hi vọng chị em phụ nữ đã hiểu rõ thêm về bệnh cũng như giải tỏa được thắc mắc “nấm phụ khoa có lây không?”. Để sức khỏe “cô bé” luôn được đảm bảo, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ sớm nhằm hạn chế tối đa tác hại của nấm đối với bản thân cũng như bạn tình.