“Cửa ải” khó khăn lớn nhất đối với chị em phụ nữ chính là việc sinh nở. Sau sinh, sức khỏe của chị em sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Đặc biệt là những căn bệnh phụ khoa, biểu hiện bất thường tại khu vực vùng kín. Trong số đó, vấn đề được nhiều chị em quan tâm nhất chính là xuất hiện mùi hôi vùng kín sau sinh. Để biết nguyên nhân phụ nữ sau sinh vùng kín có mùi hôi cũng như biện pháp phòng tránh, mời bạn đọc theo dõi bài viết chúng tôi chia sẻ dưới đây.
Mục lục
Tìm hiểu về biểu hiện bình thường sau sinh
Sản dịch sẽ xuất hiện trong khoảng 2 – 3 ngày sau khi chị em “vượt cạn”. Lượng sản dịch ra ít hay nhiều còn phụ thuộc vào tùy từng người. Có những chị em sản dịch kéo dài trên 15 ngày, thậm chí là hơn 1 tháng. Dù sinh mổ hay sinh thường thì đều xuất hiện sản dịch. Với mỗi giai đoạn, sản dịch sẽ có sự thay đổi. Cụ thể như sau:
- Khoảng 4 ngày đầu, sản dịch có màu đỏ
- Tới ngày thứ 9 sản dịch chuyển màu hồng. Lý do là có lẫn chất nhầy và một lượng máu nhỏ.
- Sau ngày thứ 10, màu sản dịch có sự thay đổi, chuyển thành màu nâu.
- Qua quãng thời gian này, sản dịch sẽ ít hơn và hết dần. Màu sản dịch sẽ chuyển thành trắng. Có thể là trắng đục, ngả vàng, màu sắc này là do cơ địa của mỗi chị em.
Đối với sản dịch bình thường, chị em sẽ không thấy xuất hiện mùi hôi. Khi cơ thể phụ nữ sau sinh dần hồi phục sản dịch sẽ ít dần và kết thúc. Do đó, nếu vùng kín có mùi hôi sau sinh thì chị em cần đặc biệt chú ý.
Phụ nữ sau sinh vùng kín có mùi hôi với biểu hiện bất thường
Như đã chia sẻ, sau sinh ra sản dịch là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu sản dịch có mùi hôi thì chị em không nên chủ quan. Đặc biệt là trong trường hợp lượng sản dịch ra nhiều, vón cục, thậm chí là có bọt và xuất hiện lẫn máu. Bình thường, sản dịch sẽ không có mủ, tuy nhiên do sự tác động của một số vi khuẩn gây bệnh sẽ sinh ra mùi hôi khó chịu. Nếu vùng kín có mùi hôi tanh sau sinh và xuất hiện những dấu hiệu sau thì chị em cần đặc biệt lưu tâm:
- Lượng máu ra nhiều, chỉ trong thời gian ngắn đã đầy băng vệ sinh
- Sản dịch có lẫn nhiều máu cục kèm mùi
- Sản dịch ra màu đen, hôi khi ấn vào vùng bụng tử cung
- Sản dịch màu đỏ tươi và ra nhiều như những ngày đầu
- Thời gian ra sản dịch kéo dài, xuất hiện kèm máu
- Nhấn vào bụng cảm giác thấy cứng và như có cục bên trong
- Sốt nhẹ, mệt mỏi, nhịp tim không đều, đôi khi cảm thấy ớn lạnh.
Nguyên nhân phụ nữ sau sinh vùng kín có mùi hôi
Sau khi sinh, tử cung của chị em sẽ giãn rộng, điều này khiến cho phần cơ, mô âm đạo cũng bị giãn nở. Đây là lý do khiến việc bài tiết sản dịch, cặn bã trong tử cung không thể kiểm soát bài tiết. Từ đó khiến chị em cảm thấy vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt và có mùi hôi.
Vùng kín ẩm ướt đã tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập. Sau khi sinh, rất nhiều chị em khó khăn trong việc đi lại. Vận động ít khiến bài tiết tắc nghẽn và khó khăn trong việc vệ sinh. Sau sinh, sản dịch ra nhiều, vùng kín độ ẩm cao. Vì vậy nếu không chăm sóc, vệ sinh đúng cách thì việc bị viêm nhiễm là khó tránh khỏi. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh vùng kín có mùi hôi cũng do rất nhiều nguyên nhân khác. Cụ thể như sau:
Sinh xong vùng kín có mùi hôi do nước tiểu
Đây là một trong những nguyên nhân khiến chị em sinh xong vùng kín có mùi hôi. Việc vệ sinh không đúng cách, thậm chí là lười vệ sinh khiến vùng kín bị vi khuẩn xâm nhập, từ đó xuất hiện mùi lạ. Mùi hôi này có thể là do dịch nhầy kèm mùi nước tiểu còn sót lại.
Viêm âm đạo
Với chị em phụ nữ thì đây là điều rất khó tránh khỏi. Tình trạng này xảy ra do vi khuẩn, các loại nấm xâm nhập vào âm đạo. Đẻ xong vùng kín có mùi hôi cũng là một triệu chứng của viêm âm đạo. Ngoài mùi hôi, chị em còn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy.
Ở giai đoạn bắt đầu, viêm âm đạo chỉ khiến chị em thấy khó chịu. Tuy nhiên, khi đã tiến triển nặng hơn sẽ kéo theo rất nhiều biểu hiện khác. Cụ thể như màu bất thường, trắng đục, vàng nhạt, mùi hôi tanh,…. Nếu để lâu, tình trạng này sẽ đi sâu vào trong và biến chứng thành rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Mặc quần lót quá chật
Thói quen này cũng là nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi sau sinh mổ. Tưởng chừng vô hại nhưng thực chất nếu duy trì tình trạng này lâu sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới vùng kín. Mặc quần lót chật khiến vùng kín bị bí bách, không thoát được mồ hôi. Trong khi đó, đây lại là nơi thường xuyên ẩm ướt, tiết ra khí hư dịch âm đạo, nước tiểu. Do đó, mặc quần lót quá chật trong thời gian dài sẽ khiến “cô bé” bị viêm nang lông.
Sinh xong vùng kín có mùi hôi có nguy hiểm hay không?
Phụ nữ sau sinh vùng kín có mùi hôi liệu có nguy hiểm? Theo các chuyên gia, điều này cần phải xét tới từng trường hợp cụ thể. Đối với nguyên nhân sinh lý, các bà mẹ bỉm sữa không cần quá lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các mẹ chỉ cần chú ý tới việc vệ sinh. Cần vệ sinh thường xuyên, đúng cách, sử dụng quần lót chất liệu tốt, thông thoáng.
Sau sinh 1 tháng vùng kín có mùi hôi do bệnh lý thì các mẹ bỉm sữa cần đặc biệt lưu tâm. Hãy sắp xếp thời gian và tới cơ sở y tế để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. Mỗi biểu hiện có thể là dấu hiệu của các căn bệnh phụ khoa nguy hiểm. Do đó các mẹ cần lưu ý và đi khám ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường.
Cách phòng tránh vùng kín xuất hiện mùi hôi sau khi sinh
Sau khi sinh, việc vùng kín xuất hiện mùi hôi khiến rất nhiều chị em cảm thấy khó chịu, mất tự tin và lo lắng. Thêm nữa, nếu do nguyên nhân bệnh lý thì tiềm ẩn không ít nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Đây chính là lý chị em cần nắm được cách xử lý cũng cũng như biện pháp phòng tránh tình trạng này.
Phụ nữ sau sinh vùng kín có mùi hôi nên làm thế nào?
Nếu vùng kín có mùi hôi sau sinh, điều đầu tiên chị em cần làm chính là vệ sinh sạch sẽ. Sử dụng các loại dược liệu lành tính để đun lấy nước rửa hoặc xông hơi. Theo kinh nghiệm dân gian, sau sinh chị em thường được xông hơi vùng kín. Biện pháp này không chỉ giúp vùng kín “se khít” mà còn giúp khí huyết lưu thông, loại bỏ mùi hôi một cách hiệu quả.
Loại thảo dược được dùng để xông hơi thường là lá trầu không, tía tô, ngải cứu, là trà xanh,… Để có hiệu quả thì chị em nên rửa sạch, mua, tìm thảo dược sạch, rõ ràng nguồn gốc để tránh tình trạng nhiễm các chất độc hại. Thêm nữa, khi xông hơi cũng cần lưu ý. Không nên thực hiện quá thường xuyên, chỉ xông 2 lần/ tuần. Với các mẹ sinh thường thì sau 4 ngày có thể xông hơi thảo dược. Với các mẹ sinh mổ thì nên xông hơi vùng kín sau tối thiểu 7 ngày. Mỗi lần xông trong khoảng 15 – 20 phút, không xông quá lâu.
Nhiệt độ nước xông hơi vừa phải, không xông khi nước thảo dược quá nóng. Nên chọn những nơi kín gió, thoáng đãng để xông hơi. Nếu xông vào mùa hè, chị em lưu ý không nằm quạt mạnh ngay khi vừa xông hơi xong.
Phòng tránh mùi hôi vùng kín sau sinh hiệu quả
Với những chị em sắp sinh hãy chuẩn bị cho mình kiến thức hữu ích để tránh tình trạng vùng kín xuất hiện mùi hôi sau sinh. Khi sinh xong, chị em hãy chăm sóc, vệ sinh vùng kín đúng cách, giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ. Việc kiêng cữ cả tháng sau sinh như quan niệm xưa có thể khiến cơ thể không sạch sẽ. Điều này dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Do đó, chị em hãy ghi nhớ một số điều sau để tránh xuất hiện mùi hôi vùng kín sau sinh:
- Với những ngày đầu sau sinh cần thay băng vệ sinh 2 tiếng/lần. Việc đóng băng vệ sinh quá lâu sẽ khiến vùng kín bị bí, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Vệ sinh đúng cách vết khâu tầng sinh môn. Không kiêng cữ tắm rửa vệ sinh trong thời gian quá dài. Mỗi ngày cần vệ sinh ít nhất 1 lần.
- Đi tiểu thường xuyên để bàng quang rỗng, giúp co hồi tử cung thuận lợi hơn.
- Cần vệ sinh tay trước và sau khi thay băng vệ sinh.
- Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu co giãn, thấm hút tốt. Quần lót dính sản dịch nhưng giặt không sạch hoặc bị mốc do gặp thời tiết mưa ẩm thì nên bỏ đi.
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
- Kiêng quan hệ vợ chồng đúng thời gian tiêu chuẩn.
Kết luận
Hi vọng những thông tin liên quan tới chủ đề phụ nữ sau sinh vùng kín có mùi hôi mà Chuyên gia phụ khoa đã chia sẻ sẽ hữu ích với bạn đọc. Sau khi sinh chị em cần lưu ý tới rất nhiều điều. Ngoài việc chăm sóc tốt cho bé yêu thì các mẹ bỉm cũng đừng quên chăm lo và chú ý tới sức khỏe của mình nhé. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.
Đọc thêm: