Môi nhỏ là một trong những bộ phận của vùng kín của nữ giới. Hiện nay, tình trạng môi nhỏ bị sần sùi khá nhiều chị em đang gặp phải. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm ở vùng kín ở chị em. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được căn nguyên của vấn đề này. Vậy môi nhỏ bị sần sùi là làm sao? Cách điều trị nào hiệu quả? Để có được câu trả lời mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây để bổ sung kiến thức cho mình.
Mục lục
1. Môi nhỏ bị sần sùi là bị làm sao?
Môi nhỏ bị sần sùi thường đi kèm với các dấu hiệu khác như: xuất hiện các mụn trắng li ti, rối loạn khí hư, ngứa ngáy và đau rát,…Dưới đây là những lý do khiến cho môi nhỏ bị sần sùi.
1.1. Môi nhỏ bị sần sùi – biểu hiện của bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm ở chị em phụ nữ do virus HPV gây lên. Bệnh được lây truyền chính qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Khi bị bệnh sùi mào gà, ngoài triệu chứng môi nhỏ bị sần sùi, chị em có thể phát hiện ra một số dấu hiệu khác nữa như: âm đạo ngứa nhiều, khí hư ra nhiều hơn,…
Các nốt sần ở giai đoạn đầu thường có màu hồng nhạt hoặc màu trắng nhạt và không gây đau rát. Nếu bệnh không được phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời, các nốt sần sẽ mọc nhiều hơn, tập trung ở 2 bên của môi nhỏ hoặc xếp thành từng mảng. Khi các nốt sần này vỡ sẽ chảy dịch và có mùi hôi khó chịu.
Bệnh sùi mào gà không chỉ gây mất thẩm mỹ vùng kín mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục và khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Bệnh sùi mào gà khi chúng phát triển mạnh sẽ gây tắc vòi trứng, gây khó khăn cho quá trình thụ thai. Nguy hiểm hơn cả, khi phụ nữ có thai bị mắc bệnh sùi mào gà có thể gây sùi mào gà bẩm sinh cho trẻ khi sinh nở, khiến trẻ bị mắc sùi mào gà ở mắt, họng, …
1.2. Môi nhỏ bị sần sùi – biểu hiện của viêm âm đạo
Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa khá phổ biến mà hầu như chị em phụ nữ nào cũng có thể mắc phải. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh là nổi nốt màu trắng, ngứa ngáy. Những nốt sần này sẽ gây đau đớn cho âm đạo, kèm theo khí hư ra nhiều và bất thường.
Khí hư có thể có màu vàng, xanh hoặc trắng. Khí hư có mùi hôi khó chịu, mùi hôi sẽ nồng nặc hơn sau khi đi tiểu tiện hoặc quan hệ tình dục.
Bệnh viêm âm đạo nếu không được phát hiện kịp thời, tình trạng viêm nhiễm sẽ lan rộng ra hoặc gây ra những biến chứng nguy hiểm vì viêm nhiễm ngược. Lúc này, chị em sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng,… Đây là những biến chứng nguy hiểm và tác động tiêu cực đến chức năng sinh sản của chị em phụ nữ.
Mách nhỏ bạn: Những điều cần biết về viêm âm đạo do nấm men.
1.3. Môi nhỏ bị sần sùi – biểu hiện của bệnh mụn rộp sinh dục
Cũng như bệnh sùi mào gà, bệnh lý mụn rộp sinh dục cũng là một trong những bệnh xã hội có khả năng lây lan nhanh và để lại nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Mụn rộp sinh dục chủ yếu phát triển nhanh qua còn đường quan hệ tình dục không an toàn, với những biểu hiện như: môi nhỏ bị nổi mụn, lở loét,…
Khi mới bị bệnh, chị em thường có cảm giác ngứa râm ran, đau rát nhẹ ở bộ phận sinh dục. Sau vài ngày, môi nhỏ sẽ xuất hiện các chấm đỏ, rồi phát triển nhanh thành mụn nước có màu vàng và số lượng mụn nước sẽ tăng dần lên theo thời gian. Khi mụn nước phát triển lớn sẽ vỡ, chảy dịch mủ gây chảy máu.
2. Nguyên nhân khiến cho môi nhỏ bị sần sùi
Môi bé bị sần sùi do rất nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:
- Do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: vệ sinh vùng kín không sạch sẽ sẽ là môi trưởng lý tưởng để cho vi khuẩn phát triển gây lên viêm âm đạo tạo lên các nốt sần ở môi nhỏ.
- Do quan hệ tình dục không an toàn: việc quan hệ tình dục không an toàn, khiến virus có hại lây từ bạn tình sang cơ thể người phụ nữ.
- Do dị ứng với dung dịch vệ sinh: những loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có nồng độ cao cũng khiến cho da vùng kín của chị em phụ nữ dị ứng và gây lên hiện tượng môi nhỏ bị sần sùi.
3. Môi nhỏ bị sần sùi có nguy hiểm không?
Môi nhỏ bị sần sùi hoàn toàn có thể là dấu hiệu của một bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như: viêm âm đạo, bệnh sùi mào gà, mụn rộp sinh dục,… Do đó, khi bạn phát hiện ra mình có dấu hiệu của bệnh thì nhanh chóng đến cơ sở phụ khoa khám để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Vì, khi môi nhỏ bị sần sùi nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống tình dục của chị em như:
- Gây lên những biến chứng nguy hiểm như ung thư cổ tử cung. Đặc biệt, khi các nốt sần sùi phát triển cả về số lượng và kích thước có thể đi sâu vào bên trong tử cung gây lên viêm nhiễm phụ khoa. Nếu không có biện pháp điều trị có thể gây sưng và tắc nghẽn cơ quan sinh dục.
- Tăng khả năng lây nhiễm cho bạn đời nếu quan hệ tình dục không an toàn. Từ đó, gây lên một số căn bệnh phụ khoa nam nguy hiểm như: viêm tinh hoàn, viêm quy đầu,… đây đều là những bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chất lượng tinh trùng.
- Khi môi nhỏ bị sần, chị em mất dần đi cảm giác ham muốn tình dục. Lâu dài nếu không có biện pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc của vợ chồng.
- Khi các nốt sần vỡ ra có thể gây lên viêm âm đạo, viêm niệu đạo, viêm đường tiết niệu và viêm cổ tử cung,…
Xem thêm: Ung thư cổ tử cung có chữa được không? Điều chị em nên biết.
4. Cách điều trị môi nhỏ bị sần sùi hiệu quả
Tình trạng môi nhỏ bị sần sùi do nguyên nhân sinh lý và bệnh lý gây lên. Do đó, cách điều trị hai trường hợp này cũng khác nhau.
4.1. Điều trị môi nhỏ bị sần sùi do nguyên nhân sinh lý gây lên
Với những nguyên nhân gây lên bệnh là sinh lý thì chị em phụ nữ chỉ cần ngừng sử dụng những sản phẩm vệ sinh vùng kín có chứa chất tẩy rửa nồng độ cao. Thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, sử dụng những loại quần lót rộng, chất cotton thấm hút mồ hôi sẽ ngăn ngừa được tình trạng môi nhỏ ở vùng kín bị sần sùi.
4.2. Điều trị môi nhỏ bị sần sùi do nguyên nhân bệnh lý gây lên
Nếu môi nhỏ bị sần sùi là biểu hiện của những bệnh lý như: sùi mào gà, mụn rộp sinh dục hay viêm âm đạo thì mỗi bệnh khác nhau sẽ có những cách điều trị khác nhau.
Điều trị môi nhỏ bị sần sùi do bệnh sùi mào gà
Hiện nay có rất nhiều cách điều trị bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên, dựa vào từng tình trạng của bệnh mà chị em có thể áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau, như:
Điều trị sùi mào gà bằng thuốc: có một số loại thuốc được sử dụng để chấm vào vùng da bị sùi ở vùng kín. Ưu điểm của phương pháp này là không để lại sẹo, điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là nhanh tái phát, không triệt để và chỉ phù hợp với bệnh ở mức độ nhỏ.
Điều trị sùi mào gà bằng phương pháp đốt laser: đốt laser là phương pháp dùng tia hồng ngoại chiếu trực tiếp vào những nốt sùi ở vùng kín, khiến cho nốt sùi này khô dần và rụng đi. Phương pháp này có thể điều trị triệt để, khó tái phát trở lại nhưng thời gian điều trị lâu, dễ bị viêm nhiễm.
Điều trị môi nhỏ bị sần sùi do bệnh viêm âm đạo
Điều trị viêm âm đạo bằng phương pháp dân gian: với những trường hợp bị viêm âm đạo ở mức độ nhẹ, chị em có thể dùng lá trầu không, lá trà xanh, nước muối pha loãng kết hợp với nước ấm để rửa vùng kín.
Điều trị viêm âm đạo bằng thuốc uống và thuốc đặt: có một số loại thuốc uống và thuốc đặt điều trị viêm âm đạo khá hiệu quả. Tuy nhiên, với phương pháp này bạn chỉ dùng thuốc khi có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Bạn không được tự ý sử dụng vì thể gây nhờn thuốc hoặc khiến cho tình trạng bệnh càng trở lên trầm trọng hơn.
Điều trị môi nhỏ bị sần sùi do mụn rộp sinh dục
Điều trị mụn rộp sinh dục bằng phương pháp nội khoa: đây là phương pháp bác sĩ sử dụng thuốc đặc trị kết hợp với vật lý trị liệu để ức chế sự sinh sôi và phát triển của virus HSV. Phương pháp này chỉ được áp dụng với người bệnh nhẹ ở giai đoạn đầu, còn bệnh nặng thì không mang lại hiệu quả.
Điều trị mụn rộp sinh dục bằng liệu pháp nuốt gen: đây là phương pháp không chỉ tiêu diệt được hoàn toàn virus HSV mà còn khá an toàn cho người bệnh. Liệu pháp nuốt gen hoàn toàn vận dụng chức năng miễn dịch tự thân và đặc tính riêng biệt của virus mà điều trị. Phương pháp này dựa trên nguyên lý lấy tế bào miễn dịch của chính cơ thể người bệnh nhằm tạo ra năng lượng tác động đến vùng da bị tổn thương và tiêu diệt virus. Nếu như virus này quay lại thì hệ thống miễn dịch sẽ chủ động tấn công và không cho chúng có cơ hội gây bệnh nữa.
Trên đây, Chuyên gia Phụ khoa đã chia sẻ môi nhỏ bị sần sùi là bị làm sao và cách điều trị bệnh hiệu quả. Hi vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết giúp chị em phụ nữ có thêm kiến thức phụ khoa để phòng tránh và có cách điều trị bệnh tốt nhất.
Tham khảo thêm: Viêm phần phụ phải làm sao? Những điều chị em cần biết.