Hiện tượng mất kinh nguyệt đột ngột có thể xảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, kinh nguyệt mất đột ngột khiến nhiều người lo lắng. Nếu bạn chưa biết rõ nguyên nhân vì đâu thì hãy tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Thế nào là mất kinh nguyệt đột ngột?
Mất kinh nguyệt đột ngột là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Chu kỳ kinh nguyệt không xuất hiện từ một đến một số chu kỳ kinh nguyệt. Nếu người phụ nữ không có kinh trong ít nhất 3 chu kỳ liên tiếp thì được gọi là vô kinh. Một trường hợp khác là bạn nữ đã đến tuổi dậy thì nhưng vẫn chưa có kinh.
Vô kinh có thể do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do mang thai. Tuy nhiên, vô kinh cũng có thể do nhiều yếu tố lối sống, bao gồm cả cân nặng gây ra. Trong một số trường hợp, các vấn đề với cơ quan sinh sản và sự mất cân bằng nội tiết tố có thể là nguyên nhân. Có hai loại vô kinh: vô kinh nguyên phát (tức là bệnh nhân chưa từng có kinh) hoặc vô kinh thứ phát (tức là bắt đầu hành kinh lần đầu và sau đó ngừng kinh). Trong hầu hết các trường hợp vô kinh, cả hai nguyên nhân này đều có thể được điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân dẫn đến mất kinh nguyệt đột ngột
1. Căng thẳng
Rối loạn tâm lý, cụ thể là căng thẳng trong cuộc sống có thể gây ra tình trạng vô kinh ở vùng dưới đồi (đây là nơi trung gian điều khiển hệ thống nội tiết trong cơ thể bao gồm vùng dưới đồi – buồng trứng – tuyến yên). Đó là một vùng đặc biệt của não, vùng dưới đồi là nơi tập trung nhiều hormone giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Căng thẳng có ảnh hưởng rất lớn đến vùng dưới đồi. Nếu bạn đang phải đối mặt với những áp lực, căng thẳng trong công việc, gia đình hay gặp một số biến cố lớn trong cuộc đời…, thì đây có thể là nguyên nhân.
2. Tập thể dục sai cách
Tập thể dục quá sức có thể gây ra sự thay đổi hormone tuyến yên và tuyến giáp, phải mất hàng giờ tập thể dục cường độ cao mỗi ngày để tạo ra những thay đổi nội tiết tố này. Dẫn đến sự thay đổi trong quá trình rụng trứng và kinh nguyệt.
Nếu bạn dự định tập thể dục hàng giờ mỗi ngày, hãy nhớ tham khảo ý kiến của chuyên gia thể thao có thể làm việc với bạn để duy trì chế độ dinh dưỡng tối ưu, giãn cơ được khuyến nghị và xét nghiệm máu nếu cần, để cơ thể bạn có thể chịu được mọi nhu cầu về thể chất.
3. Sử dụng thuốc tránh thai
Mất kinh có thể là một tác dụng phụ của các phương pháp ngừa thai. Một số loại thuốc tránh thai liều thấp gây vô kinh, một tác dụng phụ vốn dĩ không nguy hiểm. Tương tự đối với các phương pháp như vòng tránh thai nội tiết, que cấy tránh thai hay thuốc tiêm. Bạn cũng sẽ mất một thời gian để kinh nguyệt trở lại nếu bạn ngừng sử dụng các biện pháp ngừa thai. Với tình trạng này bạn không cần quá lo lắng vì sau một vài tháng kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.
4. Mang thai và cho con bú
Khi mang thai, thai nhi phát triển trong tử cung. Điều này có nghĩa là niêm mạc tử cung không bong ra và không xảy ra hiện tượng kinh nguyệt. Do đó, khi đang có chu kỳ kinh nguyệt tương đối bình thường, đột ngột bị mất kinh thì hãy nghĩ ngay đến dấu hiệu có thai.
Ngoài ra, bạn có thể hoàn toàn không có kinh nguyệt, hoặc có thể có kinh nguyệt không thường xuyên hoặc rất nhẹ khi cho con bú, đặc biệt nếu việc cho con bú cung cấp cho con bạn tất cả hoặc hầu hết lượng calo của bạn.
5. Tuyến giáp bất thường
Tuyến giáp có chức năng giúp điều chỉnh sự trao đổi chất. Nó cũng tương tác với nhiều cơ quan khác trong cơ thể để giúp mọi thứ hoạt động trơn tru. Nếu bạn có bất kỳ loại mất cân bằng tuyến giáp nào, dù là suy giáp hay cường giáp, nó đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Nếu bạn có các triệu chứng của rối loạn tuyến giáp, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác
6. Hội chứng buồng trứng đa nang
Đây là một trong những bệnh nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nữ giới. Tuy nhiên, các chị em lại khá vô tâm khi thấy các biểu hiện bất thường trên cơ thể. Thế nên, phần đông phụ nữ tình cờ phát hiện ra mình bị hội chứng buồng trứng đa nang khi họ đi khám hiếm muộn, bởi lập gia đình nhiều năm nhưng chưa có con.
Hội chứng buồng trứng đa nang là do rối loạn nội tiết gây ra. Nguyên nhân chính được cho là nồng độ hormone nam androgen quá cao. Những nang trứng không thể trưởng thành. Vì vậy nó không rụng vào mỗi tháng như thường lệ. Hiện tượng rối loạn rụng trứng xảy ra khiến cho người bệnh bị mất kinh nguyệt, có thể 5 – 6 tháng mới thấy kinh nguyệt một lần.
7. Mãn kinh sớm
Phụ nữ dưới 40 tuổi bị suy giảm nội tiết tố một cách nghiêm trọng, thì họ có thể bị mãn kinh sớm hay còn được gọi là suy buồng trứng sớm. Gây ra tình trạng mất kinh cùng với dấu hiệu như khô âm đạo, đổ mồ hôi đêm, bốc hỏa từng cơn…
Mất kinh nguyệt đột ngột có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Mất kinh nguyệt ảnh hưởng đến sự mất cân bằng nội tiết tố. Đồng thời, nếu để lâu có thể dẫn đến vô sinh và hiếm muộn. Vì vậy, để điều trị tình trạng mất kinh, việc đầu tiên chị em cần làm là xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng trễ kinh đột ngột. Khi bạn bắt đầu có kinh nguyệt không đều, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Không nên tự điều trị tại nhà.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ để phòng tránh cũng như hỗ trợ điều trị được tốt hơn:
- Chế độ ăn uống hợp lý cũng như vận động để giảm cân phù hợp không ảnh hưởng tới kinh nguyệt,
- Cân đối lại thời gian phù hợp cho công việc, giải trí và nghỉ ngơi.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng các loại dung dịch vệ sinh phù hợp, an toàn.
- Khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng để phát hiện cũng như điều trị sớm tránh ảnh tới khả năng sinh sản.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn có thêm những thông tin về mất kinh nguyệt đột ngột, cũng như cách phòng tránh. Hãy chủ động thăm khám bác sĩ khi có những triệu trứng bất thường, và đừng quên vệ sinh vùng kín đúng cách nhé.