Ốm nghén là hiện tượng cực kì phổ biến của mẹ bầu. Triệu chứng ốm nghén khác nhau ở mỗi người và mang lại cho mẹ cảm giác cực khó chịu. Vậy có thai bao nhiêu tuần thì ốm nghén? Hay biểu hiện ốm nghén khi mang thai là như nào? Những thắc mắc này của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây, hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Tình trạng ốm nghén là gì?
Ốm nghén tình trạng chị em cảm thấy buồn nôn và ói trong quá trình mang thai. Thông thường khoảng 3/4 sản phụ cảm thấy buồn nôn hoặc nôn trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ, 1/2 số sản phụ chỉ nôn mửa. Tình trạng này khiến cho mẹ bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi. Tùy vào thể trạng của các mẹ mà các cơn ốm nghén có cường độ, triệu chứng khác nhau.
Có mẹ bầu trải qua những cơn ốm nghén chỉ thoáng qua, nhưng cũng có người xuất hiện những cơn ốm nghén nặng, gây tình trạng mệt mỏi, chán ăn, mất nước, chóng mặt, sức khỏe suy giảm.
Khi thời kỳ ốm nghén qua đi, mẹ bầu sẽ thấy khỏe mạnh hơn, ăn uống, sinh hoạt bình thường. Tuy vậy, lại có trường hợp mẹ bầu tiếp tục ốm nghén đến kỳ tam cá nguyệt thứ 2, thứ 3 hoặc cho đến tận khi sinh em bé.
Nếu mẹ bầu bị ốm nghén suốt quá trình mang thai, đó là một điều không bình thường. Mặt khác, ốm nghén kéo dài còn làm mẹ bầu bị mệt mỏi, sút cân, mất nước nghiêm trọng. Do vậy, mẹ bầu hãy đến bệnh viện để được thăm khám, kiểm tra, chẩn đoán tình trạng trên.
Một số trường hợp mẹ bầu có khả năng ốm nghén cao hơn những người khác:
- Gia đình mẹ bầu có tiền sử bị buồn nôn trong khi mang thai hoặc mẹ bầu bị ốm nghén ở lần mang thai trước.
- Chị em phụ nữ có tiền sử buồn nôn hoặc nôn khi sử dụng thuốc tránh thai, do liên quan đến phản ứng của cơ thể với estrogen.
- Những sản phụ mang bầu đa thai, khiến cho nồng độ hCG, estrogen hoặc do các hormone khác trong người mẹ cao hơn.
- Mẹ bầu bị tình trạng say tàu xe.
- Mẹ bầu có tiền sử đau nửa đầu.
- Những sản phụ mang thai lần đầu cũng có khả năng bị ốm nghén.
- Làm việc trong môi trường áp lực, stress có thể khiến mẹ bầu bị ốm nghén cao hơn.
- Các nghiên cứu chỉ ra, khi mang thai bé gái cũng làm mẹ bầu buồn nôn và nôn trầm trọng trong ba tháng đầu thai kỳ.
Có thể bạn quan tâm: Đau lưng liệu có phải dấu hiệu mang thai hay không?
Ốm nghén xuất hiện từ tuần thứ mấy?
Thông thường tình trạng ốm nghén sẽ xuất hiện ở tuần thứ 4- 6, diễn ra trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ, khi mà phôi thai đã ổn định trong buồng tử cung. Cũng có trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén muộn hơn từ tuần 8 – 12 và có xu hướng nặng hơn trong các tháng tiếp theo.
Thời gian bị nghén của mỗi sản phụ sẽ khác nhau. Có mẹ bầu bị nghén trong kỳ mang thai sẽ thấy thoải mái hơn sau tuần 14. Tuy vậy, cũng có mẹ bầu phải mất thêm một tháng nữa mới trở lại bình thường được.
Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng ốm nghén bao gồm:
- Hormone Human chorionic gonadotropin (hCG). Hormone này tăng lên nhanh chóng khi mang thai. Theo nghiên cứu: ốm nghén có xu hướng cao điểm cùng khoảng thời gian nồng độ hCG tăng cao.
- Estrogen. Cùng với hormone HCG, estrogen cũng một nguyên nhân khác gây ốm nghén cho mẹ bầu.
- Cảm giác,độ nhạy cảm với mùi: Một số mẹ bầu rất nhạy cảm với mùi như: mùi chiên xào, mùi tanh cá… làm kích hoạt phản xạ buồn nôn và nôn ói của mẹ bầu.
- Dạ dày nhạy cảm: Trường hợp mẹ bầu có đường tiêu hóa nhạy cảm hơn với sự những thay đổi sớm của thời kỳ mang thai. Vi khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày mẹ bầu có nhiều khả năng gây ra tình trạng buồn nôn và nôn.
- Stress: Phụ nữ có khuynh hướng căng thẳng, lo lắng, có khả năng bị buồn nôn và nôn trong khi mang thai hơn.
Có thể bạn quan tâm: Đau vùng kín khi mang thai và những điều cần biết.
Triệu chứng của ốm nghén khi mang thai
1- Buồn nôn và nôn
Đây là dấu hiệu bình thường của các sản phụ khi mang thai do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Lúc này, thai nhi đang bắt đầu hình thành và dần phát triển trong bụng mẹ.
2- Mệt mỏi, chán nản
Trong giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ bầu thường bị chán nản, mệt mỏi, không thiết tha làm gì cả. Những lúc thế này, mẹ bầu nên cố gắng ăn uống, bồi bổ để cơ thể không bị suy nhược.
3- Chán ăn
Khứu giác của mẹ bầu rất nhạy cảm. Họ thường thấy sợ và có cảm giác buồn nôn mỗi khi ngửi thấy mùi đồ ăn. Nhiều mẹ bầu cố gắng ăn cho đầy đủ chất nhưng lại thấy rất khó khăn vì không chịu được mùi thức ăn đó.
Do đó, mẹ bầu nên ăn các thực phẩm không mùi, không dầu mỡ và không ăn quá nhiều trong một bữa, hãy chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày.
4- Bị ho, sốt
Đây cũng là một triệu chứng phổ biến khi mẹ bầu ốm nghén. Lúc này, không nên tự ý uống thuốc cảm vì có thể một số loại thuốc cảm thông thường gây sảy thai.
Các mẹ nên đi khám trực tiếp để nghe tư vấn từ bác sĩ. Chỉ nên uống các loại thuốc dành riêng cho bà bầu.
Ngoài ra, một số triệu chứng phổ biến khác trong thời kỳ thai nghén như: Đầy bụng, tụt huyết áp, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu… Lúc này, mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi thật nhiều để cơ thể không bị suy nhược.
5- Trường hợp ốm nghén nặng
Một số trường hợp ốm nghén nặng mà các mẹ bầu cần lưu ý:
- Khó có thể kiểm soát, nôn mửa quá nhiều, liên tục (trên 4 lần trong ngày).
- Uống nước thấy khó khăn (dẫn đến có thể mất nước và tiểu ít).
- Buồn ngủ, thiếu năng lượng, cơ thể mệt mỏi, không thể tập trung, lúc nào cũng có cảm giác buồn nôn.
- Bị nôn kèm theo đau hoặc sốt, chóng mặt, nhức đầu.
- Bị sụt trên 1 kg cân nặng.
Tình trạng ốm nghén nặng khiến cho cơ thể mẹ bị mất nước, mất sức, không thể ăn uống. Lúc này, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ, hoặc cần nhập viện để thực hiện các biện pháp hỗ trợ, truyền chất dinh dưỡng vào cơ thể.
Có thể bạn quan tâm: Mách nhỏ mẹ bầu 15 dấu hiệu nhận biết mang thai bé gái.
Tình trạng ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi?
Mặc dù ốm nghén có những những biểu hiện khiến các bà mẹ cảm thấy rất khó chịu trong khi mang thai. Tuy nhiên, cơ chế này xuất hiện tự nhiên mang lại rất nhiều lợi ích cho thai nhi trong bụng mẹ.
Theo các nghiên cứu chuyên môn, những bà mẹ từng trải qua các tình trạng ốm nghén thì em bé sinh ra có chỉ số thông minh cao hơn những em bé khác. Đồng thời, những em bé này ít có nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh, cân nặng và chiều cao cũng sẽ vượt trội hơn. Ngoài ra, ốm nghén còn là dấu hiệu của sự phản ứng thích nghi cơ thể để bảo vệ an toàn cho thai nhi trong bụng. Bởi vì, khi các mẹ bầu bị nôn, ói, các chất độc tố sẽ theo đó đi ra ngoài, giải phóng ra khỏi cơ thể bé, hạn chế tình trạng trẻ bị khô da.
Ngoài ra, tình trạng ốm nghén khi mang thai có thể giúp hạn chế một phần tỉ lệ sảy thai thời gian đầu so với các bà mẹ không gặp hiện tượng này. Theo các nhà khoa học, ốm nghén chính là cơ chế bảo vệ thai nhi của người mẹ trước những rủi ro không mong muốn. Hiện tượng ốm nghén thông thường xuất hiện từ tuần 4 – 6 và kết thúc ở tuần 8 -12 đối với những người bình thường, đây là khoảng thời gian não bộ thai nhi đang được hình thành, do đó, ốm nghén có khả năng ảnh hưởng tốt đến chỉ số IQ của em bé sau này.
Ốm nghén có nguy hiểm không?
Hầu như khi mang thai, các mẹ bầu thường trải qua các giai đoạn với nhiều mức độ khác nhau. Chứng ốm nghén sẽ tùy thuộc vào hormone điều hòa tuyến sinh dục và thông thường nó không gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Tuy nhiên, thực tế có một số mẹ bầu phải đối mặt với những hiện tượng ốm nghén nghiêm trọng và kéo dài hơn mức bình thường. Những điều này hoàn toàn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Nếu trường hợp ốm nghén có kèm theo những dấu hiệu sau đây thì mẹ bầu nên đến ngay bác sĩ càng sớm càng tốt:
- Cân nặng giảm xuống 5% so với tổng khối lượng cơ thể.
- Tình trạng nôn ra máu.
- Bị trầm cảm.
- Hay thấy ảo giác.
- Xuất hiện các dấu hiệu mất nước do khó khăn trong ăn uống dẫn đến khó tiểu hoặc đi tiểu ít.
- Bị mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, không có sức sống, không thể ăn uống bất cứ cái gì kể cả nước lọc.
- Không thể tập trung vào công việc một cách bình thường.
- Căng thẳng, stress kéo dài.
Những điều cần lưu ý khi mẹ bầu bị ốm nghén
Các triệu chứng ốm nghén luôn gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của mẹ bầu. Tuy nhiên, đây chỉ là những biểu hiện tạm thời và sẽ mất đi khi thai nhi dần phát triển. Do đó, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây để hạn chế chứng ốm nghén khi mang thai:
- Không được để bụng rỗng vào buổi sáng. Sau khi thức dậy, hãy ăn một ít bánh mì hoặc bánh quy.
- Chia nhỏ các bữa ăn thành 6 – 7 bữa trong một ngày, ăn với một lượng ít, sẽ giảm được tối đa chứng buồn nôn khi mang thai.
- Nên dùng các món ăn nhạt như chế độ ăn kiêng bao gồm: chuối, gạo, bánh mì nướng, táo, trà. Các loại thực phẩm này rất ít chất béo sẽ giúp thai phụ tiêu hóa dễ dàng hơn, hạn chế được tình trạng nôn ói.
- Không nên uống nước ngay sau bữa ăn mà nên đợi khoảng 20 – 30 phút hãy uống.
- Nếu mẹ bầu uống nước lọc vẫn cảm thấy buồn nôn, hãy đổi sang các loại thức uống từ hoa quả hoặc trà thảo mộc như: nước cam, chanh, trà gừng.
- Không nên ăn các loại đồ ăn quá cay, các món được muối chua, lên men.
Mẹ bầu hãy luôn tự nhắc nhở bản thân rằng, nôn ói là điều hết sức bình thường, sẽ sớm vượt qua được khoảng thời gian này. Hãy luôn nghĩ đến những mặt tích cực, niềm hạnh phúc mà con sẽ mang đến cho bạn.