Bất kỳ người phụ nữ nào cũng mong muốn mình luôn trẻ đẹp, nhất là trong mắt các ông chồng. Do đó, các chị em tìm mọi cách giữ lại nét thanh xuân vóc dáng, làn da mà quên mất ‘cô bé”. Chính vì “cô bé” lão hóa sớm khiến cho mọi hạnh phúc gia đình không còn trọn vẹn. Bài viết sau sẽ giúp các bạn tìm hiểu về dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng ngừa lão hóa vùng kín, hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Tìm hiểu về “cô bé” qua từng độ tuổi
“Cô bé” tuổi 20
Âm đạo được bao bọc bởi môi âm hộ bên trong và bên ngoài. Trong đó, môi ngoài chứa một lớp mô mỡ, khá nhỏ và mỏng.
Những năm tuổi 20 là thời điểm mà vùng kín khỏe mạnh nhất. Đây là thời kỳ đỉnh cao của các hormone sinh dục như: estrogen, testosterone và progesterone. Hormone Estrogen – nội tiết tố sinh dục nữ – giúp duy trì độ trơn, độ ẩm, tính đàn hồi cho âm đạo của bạn.
Giai đoạn này, ham muốn tình dục luôn tràn đầy. Tuy nhiên, nếu “yêu” quá thường xuyên, nguy cơ cao mắc chứng nhiễm trùng đường tiểu (UTI) khi vi khuẩn xâm nhập từ âm đạo vào niệu đạo. Bạn có thể làm giảm nguy cơ này bằng cách đi tiểu ngay sau khi “yêu” để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi âm đạo.
“Cô bé” tuổi 30
Những năm tuổi 30, môi âm hộ bên trong có thể sậm màu hơn do sự thay đổi nội tiết tố. Khi bạn mang thai, các chất dịch nhầy tiết ra ở âm đạo nhiều hơn, màu trắng đục, có mùi nhẹ. Nếu chúng màu vàng xanh, có mùi tanh thì đây là một dấu hiệu bất thường. Bạn cần đi thăm khám ngay.
Sau khi sinh, âm đạo mất đi độ đàn hồi và bị giãn ra. Sau một khoảng thời gian, “cô bé” sẽ trở lại với kích thước bình thường. Các bài tập co thắt cơ sàn chậu sẽ giúp ích trong việc làm khỏe cơ sàn, khôi phục lại sự săn chắc cho âm đạo.
“Cô bé” tuổi 40
Thời kỳ tiền mãn kinh, âm đạo có một vài thay đổi đáng kể. Lượng hormone estrogen giảm mạnh, làm thành âm đạo khô và mỏng hơn. Đây được gọi là teo âm đạo. Teo âm đạo có khả năng gâyra: khô rát âm đạo, đau khi “yêu”, “cô bé” sưng đỏ, huyết trắng nhiều, ngứa vùng kín, đau buốt khi tiểu tiện và tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.
Thường xuyên “yêu” sẽ giúp làm chậm quá trình teo âm đạo. “Chuyện yêu” giúp máu lưu thông đến âm đạo tốt hơn và duy trì độ đàn hồi.
Ngoài ra, thời điểm này, lông mọc ở “vùng kín” bạc màu và mỏng hơn.
“Cô bé” tuổi 50
Đây là giai đoạn mãn kinh, nội tiết tố estrogen suy giảm xuống mức thấp, làm thay đổi nồng độ axit bên trong “cô bé”, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm bởi sự phát triển của các vi khuẩn bên trong. Ngoài ra, lượng nội tiết tố còn ảnh hưởng đến đường tiểu, gây tình trạng rò rỉ nước tiểu, tiểu không tự chủ và tiểu nhiều lần.
Phụ nữ sau mãn kinh thường gặp nguy cơ sa âm đạo. Thời gian sinh quá dài và sinh con qua âm đạo là các yếu tố dẫn đến tình trạng trên. Sa âm đạo xảy ra khi một hoặc tất cả thành phần ống âm đạo trồi ra ngoài, mặt khác, nó thường kéo theo các bộ phận khác: bàng quang, trực tràng và tử cung.
Có thể bạn quan tâm: Cách chữa vùng kín có mùi hôi tại nhà hiệu quả, an toàn, tiết kiệm
Dấu hiệu cho thấy vùng kín đang bị lão hóa
Vấn đề vùng kín luôn là điều nhạy cảm khiến chị em e ngại khi chia sẻ. Vì thế, những phụ nữ trẻ cần có kiến thức đầy đủ, cách chăm sóc toàn diện “cô bé” để luôn giữ được sự quyến rũ cho vùng nhạy cảm nói riêng và cho cơ thể nói chung.
Sự lão hóa vùng kín là dấu hiệu quan trọng báo hiệu cơ thể bạn đang dần lão hóa. Quá trình này không chậm lại nếu không có biện pháp can thiệp sớm. Vì thế hãy quan tâm và lắng nghe cơ thể, đặc biệt khi “cô bé” lên tiếng.
Sự thay đổi nội tiết tố làm tăng hoạt động của tế bào sắc tố, collagen elastin không tăng, acid Hyaluronic giảm… gây ra những dấu hiệu lão hóa không mong muốn như:
1- Độ co thắt, đàn hồi bị suy giảm
Hàm lượng nội tiết tố nữ estrogen tỷ lệ nghịch với tuổi tác phái nữ. Khi bạn bước vào độ tuổi trung niên, hàm lượng estrogen giảm đáng kể, “cô bé” không còn duy trì được độ màu mỡ, khả năng đàn hồi như thời con gái, thậm chí “chỗ đó” trở nên khô cứng và thô ráp hơn.
2- Giảm ham muốn
Trừ giai đoạn “hồi xuân”, sự thiếu hụt estrogen kéo theo tình trạng giảm tiết dịch bôi trơn hoặc mất rất nhiều thời gian để dịch được tiết ra trong quá trình “yêu”. Từ đó, làm cho các chị em ngày càng ít ham muốn hơn so với trước.
3- Bị thu hẹp tử cung
Lượng estrogen giảm cũng góp phần làm thu hẹp kích thước tử cung, đánh dấu thời kỳ “thoái trào” của các bộ phận sinh sản.
4- Tiểu tiện bị mất kiểm soát
Khi vào độ tuổi lão hóa, những cơ quan xung quanh “cô bé” không còn được bền chắc, một số chị em có thể bị mất khả năng kiểm soát tình trạng tiểu tiện, nhẹ hơn là bị són tiểu khi ho hoặc hắt hơi.
5- Vùng kín bị viêm nhiễm
Tất nhiên không phải cứ viêm nhiễm “vùng kín” là chúng ta nghĩ rằng nó đang bị “lão hóa”, nhưng đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ “lão hóa vùng kín” mà các chị em cần chú ý.
Có thể bạn quan tâm: Vùng kín có mùi hôi là bệnh gì và cách điều trị?
Nguyên nhân làm vùng kín bị lão hóa
1- Không chịu tập thể dục
Sự giảm cơ bắp ở bất cứ vùng nào trên cơ thể bạn cũng là dấu hiệu sự lão hóa. Khi lão hóa xảy ra với âm đạo, kết quả có thể là tình trạng tiểu không tự chủ (bị rò rỉ nước tiểu khi bạn ho, cười hoặc hắt hơi).
Vậy làm thế nào để cải thiện cơ bắp vùng ở âm đạo? Bạn hãy tập thể dục, bao gồm bất cứ hoạt động thể chất thường xuyên: đi bộ, đánh cầu lông tập yoga, tập tạ… đều tác động đến toàn bộ cơ thể, từ trên xuống dưới. Thể dục giúp cải thiện lưu thông máu đến “cô bé”, tốt cho chuyện chăn gối hơn.
2- Không làm chuyện “chăn gối”
Quan hệ tình dục thường xuyên giúp bạn cải thiện tình trạng vùng kín bị nhăn nheo. Không “yêu” trong thời gian ngắn thì không có gì đáng lo, nhưng nếu kéo dài tình trạng này thì ảnh hưởng tới cơ và sự bôi trơn của cô bé. Do đó, hãy trao đổi cởi mở với đối phương để có được sự hứng khởi trong “chuyện ấy”.
3- Khi sinh con cái
Khi bạn sinh em bé theo phương pháp tự nhiên, âm đạo bị kéo giãn ra nhiều lần, làm bạn bị mất cơ bắp ở âm đạo. Từ đó dẫn đến chứng tiểu không tự chủ, đồng thời cũng ảnh hưởng đến “cuộc yêu” của bạn. Bạn sẽ cảm thấy “cô bé” bị giãn rộng, lỏng lẻo hơn, không còn siết chặt như trước.
4- Do sử dụng một số loại thuốc nhất định
Một số loại thuốc kê theo toa trị các triệu chứng dị ứng, nghẹt mũi bằng cách làm khô các xoang. Tuy nhiên, nó đồng thời cũng làm khô “cô bé”. Sử dụng lâu dài các loại thuốc steroid cũng gây tình trạng mỏng da âm đạo.
Nếu bạn bị tình trạng này, hãy trao đổi với bác sĩ để có kế hoạch giải quyết tốt nhất, từ việc điều chỉnh lối sống đến thay đổi loại thuốc khác.
5- Do sử dụng khăn lau và thuốc xịt vùng kín
Hiện nay có nhiều sản phẩm vệ sinh phụ nữ: thuốc xịt, kem chống ngứa, khăn lau, sản phẩm khử mùi… Nhưng thực tế, “cô bé” của bạn lại không cần đến chúng. Thậm chí, các sản phẩm này có khả năng làm mỏng và làm khô lớp lót vùng kín như khi bạn bị mãn kinh. Điều đó có thể làm bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.
Do đó, trừ khi được các bác sĩ chỉ định, bạn không nên dùng các sản phẩm nói trên. Thay vào đó, chỉ cần chăm sóc “cô bé” đơn giản, đúng cách như: sử dụng xà phòng phù hợp, dùng nước sạch để vệ sinh vùng kín, xét nghiệm bệnh tình dục nếu có bạn tình, dùng bao cao su khi yêu để tránh vi sinh vật có hại xâm nhập vào âm đạo.
Có thể bạn quan tâm: Vùng kín có mùi hôi ở tuổi dậy thì?
Các biện pháp cải thiện tình trạng lão hóa vùng kín
1- Bổ sung vitamin E cho “cô bé”
Vitamin E có khả năng dưỡng ẩm, ngăn ngừa lão hóa, làm sạch, phục hồi các vùng bị tổn thương, lão hóa. Có thể bổ sung Vitamin E qua đường uống hoặc ăn các thực phẩm giàu Vitamin E: sữa, thịt, trứng, hạt lanh… chúng sẽ giúp bạn trẻ hóa “cô bé” từ bên trong.
2- Tập Kegel hàng ngày
Kegel là bài tập đơn giản, có thể áp dụng ở bất kỳ đâu, giúp phục hồi cơ ở âm đạo, vùng chậu rất hiệu quả. Bạn hóp bụng, co cơ vùng kín, vùng chậu lại sau đó giữ nguyên khoảng 5 giây rồi thả lỏng, lặp lại liên tục nhiều lần như thế để các cơ vùng sàn chậu được co giãn. Lưu ý, bạn chỉ nên tập khi bàng quang không có nước nhé! Ngoài ra, bạn cần chăm sóc vệ sinh “cô bé” hàng ngày, giữ cơ thể luôn khô thoáng để tránh bệnh phụ khoa.
3- Uống đầy đủ nước
Khi thiếu nước, tất cả các tế bào trong cơ thể đều không thể hoạt động hiểu quả, dễ dẫn tới nhiễm bệnh hơn, vùng kín của bạn cũng vậy. Do đó, mỗi ngày bạn nên uống đủ 2l nước để cơ thể hoạt động tốt, từ đó “cô bé” cũng mềm mại hơn, hạn chế dấu hiệu viêm nhiễm, đau rát khi “yêu”. Bạn cũng có thể dùng các chất bôi trơn hỗ trợ chuyện yêu để tránh làm tổn thương âm đạo.
4- Sử dụng dung dịch phụ nữ thành phần dịu nhẹ, tự nhiên
Dung dịch phụ nữ với thành phần hoá học thường không được khuyên dùng do chúng ảnh hưởng đến độ pH tự nhiên của âm đạo. Vì vậy, để bảo vệ cho “cô bé”, bạn chỉ nên chọn những sản phẩm có thành phần an toàn từ tự nhiên, có độ pH phù hợp (5 – 6), độ ẩm vừa phải.
Ngoài ra, để chăm sóc “cô bé” an toàn và toàn diện, chị em hãy lưu ý:
- Luôn vệ sinh “cô bé” thường xuyên, đảm bảo thoáng sạch, không bị viêm nhiễm.
- Không nên sử dụng quần áo quá sát khiến da không thể tiếp xúc với không khí, gây tình trạng rối loạn tuần hoàn máu.
- Quan hệ tình dục không nhiều, không ít, nên điều độ, vừa phải.
Vùng kín lão hóa là điều không ai có thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể ngăn ngừa tình trạng đó xảy ra sớm. Chăm sóc “cô bé” hàng ngày là cách tốt nhất để bảo vệ, ngăn ngừa lão hóa hiệu quả nhất. Chúc các bạn có những phút giây hạnh phúc trọn vẹn trong cuộc sống.