Khám phụ khoa là điều e ngại chung của mọi phụ nữ. Cùng với đó là những điều băn khoăn không biết tỏ cùng ai, nhất là với những chị em lần đầu đi khám phụ khoa. Có lẽ điều làm cho chị em thấy băn khoăn, thắc mắc nhất là: “khám phụ khoa có cần cạo lông vùng kín hay không?”. Bài viết sau sẽ giúp chị em giải đáp điều thắc mắc này.
Mục lục
- Khám phụ khoa là như thế nào?
- Đặc điểm lông vùng kín của chị em phụ nữ
- Khám phụ khoa có cần cạo lông vùng kín hay không?
- Những lưu ý chị em nên biết khi đi khám phụ khoa
- Không khám vào ngày “đèn đỏ”
- Kiêng chuyện “yêu”
- Vệ sinh cô bé “sạch sẽ”
- Không sử dụng bia rượu và các chất kích thích
- Không ăn sáng trước khi khám
- Không sử dụng các thuốc đặc trị
- Nên đi cùng với người thân
- Nên chuẩn bị trước chi phí
- Để tâm lý thoải mái, được thả lỏng
- Tìm hiểu những địa chỉ khám phụ khoa uy tín
- Các thời điểm chị em nên đi khám phụ khoa
Khám phụ khoa là như thế nào?
Trước khi tìm hiểu xem: khám phụ khoa có cần cạo lông không, chị em cần phải tìm hiểu về quy trình khám phụ khoa, cũng như thế nào là khám phụ khoa? Chỉ khi nắm rõ được quá trình thăm khám phụ khoa, chị em mới biết được những việc quan trọng cần phải chuẩn bị lúc đi khám.
Đối với phái đẹp, cấu tạo cơ quan sinh dục được chia làm 2 phần chính gồm: bộ phận sinh dục dưới và bộ phận sinh dục trên. Trong đó, cấu tạo gồm:
- Cơ quan sinh dục dưới: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung.
- Cơ quan sinh dục trên: tử cung, vòi trứng, ống đưa trứng, buồng trứng.
Quá trình khám phụ khoa phụ nữ là quá trình mà các chuyên gia sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát cả cơ quan sinh dục trên cũng như cơ quan sinh dục dưới bằng một số phương thức như siêu âm đầu dò, khám mỏ vịt. Bên cạnh đó, chị em sẽ được bác sĩ chuyên khoa làm thêm 1 số xét nghiệm cần thiết khác như: phết tế bào cổ tử cung Pap smear, kiểm tra nước tiểu, kiểm tra máu, siêu âm ổ bụng nếu nghi ngờ chị em mắc bệnh ở cơ quan, bộ phận sinh sản.
Trong quá trình khám bệnh phụ khoa, bác sĩ sẽ hỏi một số vấn đề liên quan đến sức khỏe, tiền sử bệnh lí (nếu có) của chị em. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện khám ngực, khám bên ngoài âm đạo, khám bên trong âm đạo, tử cung, cũng như làm một số xét nghiệm phân tích khác….
Có thể bạn quan tâm: Phụ nữ bị viêm phụ khoa có đặt vòng được không?
Đặc điểm lông vùng kín của chị em phụ nữ
Trước khi xem xét có nên cạo lông vùng kín khi khám phụ khoa không, chị em cũng cần tìm hiểu về đặc điểm sinh lý của bộ phận này trên cơ thể.
Lông vùng kín (lông mu), là phần lông mọc quanh bộ phận sinh dục của cả phái nam và nữ giới. Lông mu thường mềm, cong, có độ dài trung bình khoảng 4 – 6 cm.
Mỗi người khác nhau sẽ có lông mu khác nhau về số lượng sợi lông, màu sắc lông… Với những bạn nữ có lượng hormone estrogen cao, lông vùng kín sẽ rậm rạp hơn. Khi chị em bước vào độ tuổi dậy thì, cũng là thời điểm lông mu bắt đầu mọc. Độ tuổi trung bình để mọc lông mu là từ 10 – 14 tuổi.
Một số tác dụng của lớp lông vùng kín như:
- Lông mu giúp tách rời các nếp ở phần da vùng kín, nó có tác dụng tương tự một lớp màng chắn bảo vệ.
- Lông mu góp phần ngăn chặn một số vi khuẩn, virus, nấm, đây đều là những tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể chị em thông qua bộ phận sinh dục. Từ đó, mà góp phần hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
- Giúp “cô bé” hạn chế tổn thương do ma sát giữa “cô bé” với quần áo khi vận động, tập luyện và đi lại.
- Giúp cho việc quan hệ tình dục diễn ra 1 cách trơn tru hơn, giảm ma sát do cọ xát gây nên.
- Duy trì cho vùng kín 1 nhiệt độ ổn định, làm mát “cô bé” vào những ngày nóng và giữ ấm cho “cô bé” mỗi khi trời trở lạnh.
Khám phụ khoa có cần cạo lông vùng kín hay không?
Đây là điều thắc mắc chung của rất nhiều chị em phụ nữ, khi chị em có ý định đi khám phụ khoa. Do chị em thường lo lắng việc mình để lông vùng kín sẽ khiến cho bác sĩ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thăm khám hay làm các xét nghiệm kiểm tra.
Giải đáp thắc mắc này, các bác sĩ, chuyên gia phụ khoa cho biết: Chị em không cần phải bận tâm về vấn đề có nên cạo lông hay không. Vì điều này không làm ảnh hưởng gì đến quá trình bác sĩ kiểm tra và thăm khám. Mặt khác, nếu chị em cạo lông vùng kín, chỉ cần không cẩn thận 1 chút thôi, cũng sẽ gây trầy xước, tổn thương đến da vùng kín, tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại xâm nhập và tấn công vào trong, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của chị em.
Có thể bạn quan tâm: Phụ nữ có nên cạo lông vùng kín không?
Những lưu ý chị em nên biết khi đi khám phụ khoa
Không khám vào ngày “đèn đỏ”
Vào những ngày kinh nguyệt, việc ra máu âm đạo khiến cho việc chẩn đoán bệnh trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, lúc này, cổ tử cung mở rộng hơn bình thường nên việc đưa dụng cụ thăm khám vào dễ khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào hơn. Do đó, chị em nên lưu ý, không đi khám phụ khoa vào các ngày có kinh nguyệt. Thời điểm để chị em đi khám tốt nhất là sau khi sạch kinh từ 3 – 5 ngày.
Kiêng chuyện “yêu”
Chị em nên kiêng quan hệ tình dục ít nhất 2 ngày trước ngày đi khám phụ khoa. Mục đích điều này nhằm tránh các tạp chất, vi khuẩn, tế bào xâm nhập vào bên trong âm đạo, dẫn đến kết quả xét nghiệm bị sai lệch khi đi khám.
Vệ sinh cô bé “sạch sẽ”
Trước khi khám phụ khoa, chị em nên vệ sinh sạch sẽ “cô bé” để các bác sĩ dễ dàng chẩn đoán hơn. Chị em chỉ cần vệ sinh nhẹ nhàng như ngày thường, tránh thụt rửa quá sâu hoặc sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có tính chất tẩy rửa mạnh, làm mất đi các “dấu vết” của bệnh. Khiến kết quả thăm khám bị giảm hiệu quả.
Không sử dụng bia rượu và các chất kích thích
Chị em cũng cần lưu ý, trước khi khám phụ khoa, không nên sử dụng bia rượu và các loại chất kích thích khác. Đồng thời, chị em cũng không nên ăn các đồ ăn có nhiều dầu mỡ, hoặc đồ ngọt. Bởi, đây là nhóm thực phẩm khiến cho nhiệt độ ở cơ quan, bộ phận sinh dục tăng và tăng dịch tiết âm đạo. Điều đó dẫn đến vi khuẩn sẽ có điều kiện để sinh sôi và phát triển tại khu vực này nhiều hơn.
Không ăn sáng trước khi khám
Khi khám phụ khoa, bác sĩ có thể chỉ định chị em đi xét nghiệm máu. Do đó, chị em không nên ăn sáng để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên uống nhiều nước để việc siêu âm tử cung, xét nghiệm nước tiểu được dễ dàng hơn.
Không sử dụng các thuốc đặc trị
Nếu chị em đang dùng các thuốc đặc trị, hãy ngưng sử dụng thuốc ít nhất 2 ngày trước ngày khám phụ khoa. Bởi vì các thuốc này có thể gây ra sự mất cân bằng của vi khuẩn tại vùng âm đạo. Ngoài ra, sau khi khám xong, chị em có thể sẽ sử dụng loại thuốc mới do bác sĩ kê đơn. Lúc này, tác dụng của thuốc cũ có thể gây ra phản ứng phụ với thuốc mới kê, khiến cho việc điều trị kém hiệu quả hơn.
Nên đi cùng với người thân
Nếu như chị em đi khám lần đầu, hoặc cảm thấy bối rối lúc đi khám, tốt hơn hết, bạn hãy nhờ mẹ, chị gái hay bạn thân đi cùng, sẽ giúp bạn cảm thấy sảng khoái hơn. Trong trường hợp có hiện tượng xấu, có những bất ổn khi khám bệnh, hoặc bạn quá mệt, đau đớn sẽ có người hỗ trợ cho bạn.
Nên chuẩn bị trước chi phí
Trước khi đi khám bệnh phụ khoa, chị em nên chuẩn bị một khoản phí bao gồm: tiền khám bệnh lúc ban đầu, chi phí xét nghiệm làm những xét nghiệm cũng như cả phí trị nếu có. Chị em cũng có thể mang dự phòng thêm nếu như phải làm những kiểm tra chuyên sâu khi phát hiện một số vấn đề bất thường về sức khỏe.
Để tâm lý thoải mái, được thả lỏng
Trong quá trình khai thác bệnh sử, bác sĩ có khả năng đặt 1 số câu hỏi tính riêng tư ngoài các vấn đề thông thường như: chiều cao, cân nặng, tiền sử bệnh của gia đình, bản thân, quy trình dùng thuốc trước đây cũng như hiện tại. Lúc này, chị em nên có 1 tâm lý thoải mái, bật mí thành thật với những vấn đề mà bác sĩ dẫn ra. Cùng với đó, nếu có thêm vấn đề gì, chị em cũng nên hỏi bác sĩ ngay.
Tìm hiểu những địa chỉ khám phụ khoa uy tín
Trước lúc khám bệnh, ngoài các vấn đề cần chuẩn bị trên, chị em cũng nên để ý, chọn lọc cho bản thân mình một địa chỉ khám chuyên khoa đáng tin cậy, chất lượng, hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm: Vùng kín bị sưng đau, những điều bạn nên biết.
Các thời điểm chị em nên đi khám phụ khoa
Khám phụ khoa là việc làm cực kỳ cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ, giúp cơ quan sinh sản hoạt động hiệu quả, đồng thời cũng phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Thời điểm bạn cần khám phụ khoa tốt nhất như:
Khám định kỳ 4 -6 tháng/lần
Theo các khuyến cáo của tổ chức y tế, chị em nên duy trì khám phụ khoa định kỳ 4-6 tháng/lần. Quá trình này sẽ giúp chị em phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời. Ngoài ra, khi khám phụ khoa, chị em cũng sẽ được cung cấp thêm các kiến thức bổ ích, giúp chị em chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người xung quanh tốt hơn.
Khám sức khỏe tiền hôn nhân
Trước khi “về chung một nhà” với người ấy, chị em nên khám sức khỏe tổng quát. Trong đó, khám phụ khoa là nội dung vô cùng quan trọng. Mục đích nhằm loại bỏ các bệnh viêm nhiễm và các bệnh lý khác có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của chị em.
Trước khi mang thai
Đây là thời điểm khám phụ khoa vô cùng quan trọng của phụ nữ. Khám vào thời điểm này giúp chị em phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý để tránh tình trạng lây nhiễm cho thai nhi. Nhằm đảm bảo “thiên thần” của chị em chào đời hoàn toàn khỏe mạnh.
Khi vùng kín có các dấu hiệu bất thường
Bất kỳ lúc nào chị em cảm thấy vùng kín có những dấu hiệu bất thường, việc làm cần thiết là đi khám phụ khoa. Bởi đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo các loại bệnh lý nguy hiểm. Những dấu hiệu đó bao gồm: ra máu âm đạo bất thường, rối loạn kinh nguyệt, khí hư ra nhiều, đau khi quan hệ tình dục,…
Mong rằng qua bài viết trên, chị em đã không còn thắc mắc về vấn đề: khi đi khám phụ khoa có cần cạo lông không. Nếu như các bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về khám phụ khoa, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất. Chúc cho chị em luôn mạnh khỏe, vui tươi, yêu đời.