Làm mẹ là điều thiêng liêng đối với mỗi chị em phụ nữ. Do đó, rất nhiều người mong muốn tìm hiểu cách nhận biết mình có thai sớm hay không. Bên cạnh những phương pháp hiện đại dùng que thử thai, siêu âm… thì bị ê, đau răng cũng có thể là dấu hiệu bạn đang mang thai đấy. Các chị em hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
Mục lục
Đau răng có phải dấu hiệu mang thai hay không?
Đau răng là triệu chứng răng miệng chắc chắn các chị em sẽ gặp phải ít nhất 1 lần trong đời. Nó do nhiều nguyên nhân và có những trạng thái đau nhức khác nhau. Ngoài ra, nó còn là dấu hiệu báo mang thai khi chị em thấy có đi kèm theo các dấu hiệu khác như: trễ kinh, tăng thân nhiệt, tức ngực…
Có thể bạn chưa biết, khoảng 60% phụ nữ rơi vào tình trạng đau răng khi mang thai 2 tháng đầu. Mặt khác, đấy còn là biểu hiện của các bệnh như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…nó sẽ kéo theo hàng loạt biến chứng như bị sinh non, em bé sinh ra không có sức khỏe tốt và nguy hiểm nhất là sẩy thai. Do đó, các chị em cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng trên để có hướng xử lý nhanh chóng và phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm: Mẹ bầu mang thai bao lâu thì xảy ra ốm nghén?
Các dấu hiệu mang thai khác đi kèm ê răng
Dịch tiết vùng kín bất thường
Khi chị em mang thai, tình trạng dịch tiết âm đạo sẽ thay đổi, sẽ có màu vàng nhạt hoặc trắng dạng loãng, số lượng tiết ra cũng nhiều hơn lúc trước. Do hormone, lượng máu trong cơ thể tăng dẫn tới số lượng lớn chảy đến âm đạo nhằm bảo vệ cổ tử cung khỏi các vi khuẩn gây bệnh, giúp thành âm đạo mềm hơn.
Thấy trễ, mất kinh
Dấu hiệu báo mang thai xuất hiện cùng với ê răng là sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Nếu đã qua 1 – 2 tuần mà không thấy có kinh thì khả năng lớn bạn đã mang thai.
Mặc dù “ngày đèn đỏ” không đến có thể do: mệt mỏi, căng thẳng, bị stress khi tăng giảm cân, do nội tiết tố thay đổi hoặc cho con bú. Tuy vậy, đây là dấu hiệu báo mang thai mà bạn không nên chủ quan.
Nhiệt độ cơ thể tăng
Thời điểm trứng rụng xảy ra, nhiệt độ cơ thể chị em phụ nữ sẽ tăng lên, vào lúc sáng sớm có thể cảm nhận rõ nhất tình trạng này. Tuy nhiên, hiện tượng này không kéo dài, sau khi trứng đã rụng xong khoảng 1 – 2 ngày sẽ biến mất. Nhưng khi chị em mang thai, thời gian thân nhiệt tăng sẽ kéo dài hơn rất nhiều, vào khoảng 2 tuần.
Xuất hiện máu báo thai
Dấu hiệu máu báo thai thường ra với số lượng rất ít gần như các chị em không cảm giác được gì để phòng bị trước. Thời điểm xảy ra cũng rất đột ngột và hay ngắt quãng. Nguyên nhân là do việc làm tổ của trứng tại nội mạc tử cung.
Cảnh báo: Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung hết sức nguy hiểm bạn cần nhận biết sớm
Hay bị chóng mặt
Chị em khi mang thai sẽ hay chóng mặt do bị giảm huyết áp và các mạch máu bị giãn ra. Tuy nhiên, nếu xảy ra hiện tượng vừa chóng mặt vừa chảy máu âm đạo, kèm đau bụng dữ dội thì thai phụ nên đi khám ngay vì có thể đã mang thai ngoài tử cung.
Cảm giác nôn, ói
Thỉnh thoảng, mẹ bầu sẽ bị cảm giác buồn nôn làm phiền, nhất là sáng sớm khi chưa ăn uống gì. Thông thường, dấu hiệu này xuất hiện khi bạn đã có thai được 2 – 8 tuần.
Bị đau đầu, hay tiểu tiện
Chị em phụ nữ không chỉ ê, đau răng mà đầu cũng sẽ bị đau khi mang thai, nguyên nhân do sự thay đổi nội tiết tố, lượng máu. Ngoài ra, do sức ép từ tử cung lên bàng quang khiến bạn còn thường xuyên có cảm giác buồn tiểu. Thậm chí, có một số trường hợp bà bầu khác còn bị chuột rút.
Cảm xúc thay đổi thất thường
Khi mang thai, các hormone thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Lúc đó các chị em có rất nhiều cảm xúc hỗn loạn, đan xen như: buồn, vui, tủi thân, dễ cảm động, dễ khóc, đa sầu đa cảm… một cách thất thường, khó kiểm soát.
Hay bị ợ chua
Khi các hormone thay đổi, sẽ tác động lên dạ dày và thực quản của bà bầu, khiến việc kiểm soát lượng axit gặp trục trặc và gây nên các chứng trào ngược, ợ chua, nóng rát tại vùng ngực, thượng vị.
Căng, tức ngực
Ngực chị em khi mang thai rất dễ bị đau tức, đôi khi còn kèm theo cảm giác ngứa hay bị kim châm. Nguyên nhân cũng là sự thay đổi hormone trong cơ thể dẫn đến lượng máu truyền đến ngực tăng lên.
Có thể bạn quan tâm: Đau lưng có phải dấu hiệu báo mang thai?
Nguyên nhân gây đau, ê răng khi mang thai tháng đầu
Nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu thay đổi
Ở tuần thứ 3 trong tháng đầu tiên của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sản sinh ra một lượng lớn các hormone estrogen và progesterone. Sự thay đổi hormone này làm gia tăng lưu lượng máu đi tới nướu răng, khiến cho chúng trở nên đặc biệt nhạy cảm, thường xuyên bị chảy máu khi đánh răng. Kéo theo đó, khi nướu trở nên yếu đi thì khả năng để neo giữ thân răng cũng sẽ kém hơn trước, thân răng có thể bị lung lay nhẹ và thai phụ sẽ cảm thấy đau nhức khi tác động vào.
Do ốm nghén
Ốm nghén còn được ví như “cơn ác mộng” đối với mọi bà bầu, nó không chỉ khiến cho cơ thể mệt mỏi mà còn là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh răng miệng kèm những cơn đau răng đáng ghét. Biểu hiện của ốm nghén là cảm giác buồn nôn, ợ chua, có thai phụ nôn tới 5 – 6 lần trong ngày, thậm chí cứ sau mỗi bữa ăn là bị nôn. Nôn, ợ chua làm axit từ dạ dày trào lên khoang miệng, từ đó làm men răng yếu đi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây các bệnh răng miệng, phổ biến nhất là sâu răng.
Do thiếu hụt lượng canxi cần thiết
Thai nhi rất cần canxi để phục vụ cho quá trình hình thành xương, hộp sọ, răng, cơ. Lượng canxi này sẽ được lấy trực tiếp từ trên cơ thể người mẹ. Do đó, trong thời gian mang thai, nếu bạn không bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể thì chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt canxi. Làm cơ thể luôn mệt mỏi, nhức xương khớp, mất ngủ, chuột rút, đặc biệt là hàm răng cũng bị yếu đi, dễ dàng đau buốt hơn dù chỉ có những tác động nhỏ nhất.
Do nhu cầu ăn uống cao
Cũng giống như canxi, thai nhi cũng rất cần chất dinh dưỡng để có thể phát triển. Chất dinh dưỡng cung cấp cho bào thai cũng được lấy trực tiếp từ người mẹ. Đây là lý do vì sao mà các bà bầu thường xuyên thấy đói bụng và cần lượng thức ăn lớn hơn rất nhiều so với bình thường. Thậm chí, có những trường hợp bà bầu bị nghén thèm đồ ngọt, ham ăn đồ ngọt nhiều quá mức cho phép, ăn cả vào ban đêm, điều này là 1 cách “hành hạ” răng miệng, khiến chúng sớm rơi vào tình trạng báo động!
Do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách
Với 1 lượng thức ăn nạp cơ thể vào lớn hơn bình thường, kết hợp với tình trạng bị nôn và ợ chua sẽ khiến bà bầu cần quan tâm hơn đến việc vệ sinh răng miệng. Thế nhưng, khoảng 40% bà bầu tâm sự: họ lười đánh răng hơn so với thời điểm chưa mang thai. Chính do cơ thể mệt mỏi nên khiến họ không muốn làm bất cứ điều gì, kể cả những việc cơ bản như đánh răng. Bà bầu chỉ cần lơ là việc đánh răng khoảng 1 tuần, lúc ấy răng miệng thai phụ bắt đầu có những dấu hiệu của bệnh lý, mở đầu là cơn đau răng hoặc sẽ là mùi hôi miệng khó chịu.
Phải làm gì để khắc phục tình trạng đau răng khi mang thai
Như đã nói ở trên, nếu không xử lý kịp thời tình trạng đau răng khi mang thai tháng đầu sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Việc khắc phục tình trạng này có thể là đơn giản so với người bình thường nhưng với bà bầu lại khá phức tạp. Nguyên nhân vì đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm, các tác động liên quan đến điều trị đều có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp cho thai nhi.
Nếu bị đau răng không quá dữ dội, chưa thấy những biểu hiện khác thường trong khoang miệng thì mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp tại nhà: chăm chỉ súc miệng nước muối, chấm nước tỏi (hoặc nhai tỏi sống trực tiếp) hay dùng biệ pháp chấm tinh dầu đinh hương, nhai lá trà xanh. Đây đều là các loại nguyên liệu lành tính làm giảm cơn đau răng, phù hợp với bà bầu.
Nếu xảy ra đau răng dữ dội gây ra cảm giác khó chịu, kèm theo phần nướu sưng đỏ hoặc có những vết đen trên thân răng thì khả năng cao mẹ bầu đã bị bệnh lý răng miệng như: sâu răng hoặc viêm nướu. Lúc này, các mẹ nên nhanh chóng đến nha khoa để thăm khám điều trị phù hợp.
Phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể để các bác sĩ đưa ra những phương án điều trị khác nhau: điều trị dứt điểm ngay nếu bệnh chưa quá nặng hoặc cũng có thể trì hoãn bệnh phát triển bằng các biện pháp tạm thời (như phun rửa vết sâu hoặc dùng thuốc giảm đau) chờ đến khoảng thời gian thích hợp mới điều trị chính ( 3 tháng giữa thai kỳ khi thai nhi đã ổn định).
Bài viết trên đây hi vọng đã giúp cho chị em một cái nhìn tổng quát nhất về dấu hiệu ê răng khi mang thai. Từ đó, giúp các mẹ biết cách giữ gìn và chăm sóc răng một cách tốt nhất, để có sức khỏe răng miệng tốt trong thời kỳ mang thai, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Đọc thêm: