Hiện nay, đốt viêm lộ tuyến là một trong những giải pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh viêm lộ tuyến. Bởi phương pháp này có nhiều ưu điểm như không đau, ít biến chứng, thời gian phục hồi nhanh…Tuy nhiên, có nhiều chị em đốt viêm lộ tuyến xong bị ra máu. Vậy đây có phải là trường hợp nguy hiểm không? Đốt viêm lộ tuyến bao lâu thì có thể sinh hoạt bình thường. Cùng tìm hiểu câu trả lời của bác sĩ chuyên khoa trong bài viết này nhé!
Mục lục
Đốt viêm lộ tuyến khi nào?
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa rất hay gặp ở hầu hết các chị em phụ nữ. Bệnh do các tế bào tuyến nằm bên trong cổ tử cung phát triển nhanh và xâm lấn vào mặt ngoài của cổ tử cung. Thông thường, người bệnh viêm lộ tuyến không có nhiều triệu chứng, nên rất khó phát hiện. Nếu thấy âm đạo tiết dịch nhiều, ngứa ngáy, khi hư có mùi…khả năng cao là bị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Bệnh nhân cần đi khám phụ khoa để sớm phát hiện và điều trị dứt điểm.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm lộ tuyến cổ tử cung được chia thành cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3. Trong đó, cấp độ 3 là nghiêm trọng nhất. Các tế bào viêm nhiễm chiếm tới 2/3 bề mặt cổ tử cung. Ở cấp độ 2 thì các tế bào viêm nhiễm đã chiếm 1/2 cổ tử cung. Cấp độ 1 là cấp độ tương đối nhẹ, tế bào viêm nhiễm mới chỉ chiếm khoảng 1/3 diện tích bề mặt cổ tử cung.
Đối với cấp độ 1, tình trạng bệnh tương đối nhẹ nên các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc tại nhà. Khi bệnh đã tiến triển sang cấp độ 2 và 3 thì bác sĩ sẽ chỉ định diệt tuyến. Trong đó đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung là phương pháp cơ bản và được chỉ định điều trì nhiều nhất.
Đốt viêm lộ tuyến có những phương pháp nào?
Như đã nói, đốt viêm lộ tuyến là một trong những cách can thiệp tốt nhất để điều trị bệnh viêm lộ tuyến ở phụ nữ. Đây là giải pháp sử dụng nhiệt nhằm tác động lên vùng bị viêm để loại bỏ các tế bào bị tổn thương. Sau đó đưa chúng ra bên ngoài. Khi thực hiện cần tránh làm tổn thương những biểu mô xung quanh và các bộ phận sinh dục khách quanh vùng lộ tuyến. Hiện nay, có 2 phương pháp đốt viêm lộ tuyến được áp dụng là đốt điện và đốt laser:
- Đốt viêm lộ tuyến bằng điện: Là phương pháp sử dụng điện cao tần để tiêu diệt các tế bào bị viêm nhiễm trong cổ tử cung. Để thực hiện phương pháp này đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao. Nếu không đốt viêm lộ tuyến xong bị ra máu, để lại sẹo xơ cứng gây chít hẹp lỗ tử cung ảnh hưởng đến quá trình thụ thai sau này…
- Đốt viêm lộ tuyến bằng laser: Phương pháp sử dụng laser để tiêu diệt phần lộ tuyến xâm lấn ở cổ tử cung. Đồng thời tạo điều kiện cho lớp biểu mô lát phục hồi nhanh chóng.
Đốt viêm lộ tuyến xong bị ra máu?
Hiện nay, đốt viêm lộ tuyến là cách điều trị phổ biến nhất của bệnh viêm lộ tuyến ở phụ nữ. Bởi quy trình thực hiện nhanh, ít gây đau, không có nhiều biến chứng…Tuy nhiên, nhiều chị em đốt viêm lộ tuyến xong bị ra máu. Đây là hiện tượng rất hay gặp.
Do khi đốt viêm lộ tuyến sẽ loại bỏ được các tổ chức viêm nhiễm trong cổ tử cung để tạo nên một lớp màng mới. Khi đốt các mao mạch ở cổ tử cung bị đứt ra và gây chảy máu. Vì vậy thời gian đầu, chị em sẽ phải đối mặt với tình trạng ra máu ở cổ tử cung. Nếu tình trạng ra máu nhiều không kéo dài quá 2 tuần thì là hiện tượng hết sức bình thường. Chị em không cần quá lo lắng.
Đốt viêm lộ tuyến quan hệ bị ra máu
Đốt viêm lộ tuyến quan hệ bị ra máu cũng là một trong những tình trạng thường gặp. Bởi trong quá trình đốt viêm lộ tuyến sẽ gây tổn thương đến cổ tử cung. Và việc bạn quan hệ ngay khi vết thương chưa lành hẳn thì sẽ gây ra chảy máu. Khả năng thụ cũng sẽ gặp khó khăn.
Ngoài ra, trong khoảng 1 đến 2 tuần đầu của quá trình điều trị các phỏng nước sẽ tiết dịch nhiều. Do đó, khi quan hệ trong giai đoạn này sẽ khiến phụ nữ cảm thấy khó chịu, đau rát. Nếu vết thương chưa lành hẳn có thể gây nhiễm trùng và để lại nhiều biến chứng khó lường.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, thông thường người bệnh phải kiêng quan hệ trong vòng ít nhất 1 tháng. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào khả năng phục hồi của từng bệnh nhân. Tốt nhất là đợi vết thương lành hẳn để giảm thiểu mọi rủi ro.
Đốt viêm lộ tuyến bao lâu thì sinh hoạt bình thường?
Đốt viêm lộ tuyến xong bị ra máu bao lâu thì hết? Khi nào thì sinh hoạt được bình thường? là băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ khi mắc căn bệnh không mong muốn này. Theo các chuyên gia phụ khoa, thời gian phục hồi còn tùy vào nhiều yếu tố và mức độ tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. Ngoài ra, đốt viêm lộ tuyến xong bị ra máu nhiều hay ít còn phụ thuộc vào tay nghề của các bác sĩ. Thông thường, thời gian ra máu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố cụ thể sau:
- Tình trạng của bệnh nhân: Nếu bệnh nhân bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nặng, vùng viêm nhiễm lớn thì thời gian ra máu sẽ lâu hơn. Bệnh nhân sẽ mất tối thiểu 1 tháng để có thể sinh hoạt lại bình thường.
- Cơ địa của mỗi người: Đốt viêm lộ tuyến xong bị ra máu bao lâu còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Cơ địa tốt thì bệnh nhanh lành, thời gian phục hồi sẽ ít đi và ngược lại.
- Bác sĩ thực hiện điều trị: Nếu chị em được những bác sĩ có tay nghề cao thì tình trạng ra máu sẽ ít đi, vết thương nhanh lành.
- Địa chỉ điều trị: Bệnh viêm lộ tuyến thuộc một trong những bệnh thầm kín, khó nói. Vì vậy, đại đa số các chị em đều cảm thấy e ngại khi tiết lộ tình trạng bệnh. Nhiều người vì thế mà tìm đến những trung tâm, địa chỉ không uy tín để thực hiện. Ở đó cơ sở máy móc không hiện đại, bác sĩ ít chuyên môn nên thường đốt viêm lộ tuyến xong bị ra máu rất nhiều. Thời gian phục hồi lâu. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến vô sinh sau này.
Theo các bác sĩ chuyên gia phụ khoa, thông thường sau 1 tuần đốt viêm lộ tuyến sẽ bị ra máu. Nhưng khi đến tuần thứ hai tình trạng này sẽ được cải thiện hơn. Trường hợp đốt viêm lộ tuyến xong bị ra máu quá 2 tuần thì bạn nên đến địa chỉ uy tín để kiểm tra. Rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng hoặc biến chứng sau điều trị.
Đốt viêm lộ tuyến xong bị ra máu xử lý thế nào?
Rất nhiều chị em gặp phải tình trạng đốt viêm lộ tuyến xong bị ra máu. Trong khoảng 2 tuần đầu, nếu biết chăm sóc và xử lý đúng cách thì tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Dưới đây là một số kinh nghiệm sau đốt viêm lộ tuyến để hạn chế tình trạng ra máu, cụ thể như sau:
- Thường xuyên tham khám bác sĩ chuyên khoa để phát hiện các biến chứng và nhận tư vấn về phương pháp chăm sóc tại nhà.
- Được phép sử dụng các loại thuốc kháng sinh và kem bôi ngoài da. Tuy nhiên, cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của các bác sĩ.
- Dùng miếng lót và băng vệ sinh mỗi ngày. Chú ý thay bằng và vệ sinh thường xuyên để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
- Tránh mang vác và làm việc nặng.
- Thường xuyên, thể dục thể thao với các bài tập nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe. Giữ cho tinh thần luôn được thoải mái để bệnh nhanh lành.
- Nếu đốt viêm lộ tuyến quan hệ bị ra máu cần dừng ngay. Chờ đến khi vết thương lành hẳn hoặc ít nhất 1 tháng mới nên sinh hoạt trở lại.
- Không tham gia các hoạt động bơi lội khi vết thương chưa lành. Bởi môi trường nước nếu không sạch có thể mang vi khuẩn và gây viêm nhiễm.
- Đốt viêm lộ tuyến xong ngoài ra máu thì khi vết thương bắt đầu ra da non sẽ gây ngứa. Chị em nên hạn chế gãi. Vì khi gãi sẽ làm tổn thương vùng da đang chưa lành hẳn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm.
Chế độ dinh dưỡng sau khi đốt viêm lộ tuyến
Người bệnh sau khi đốt viêm lộ tuyến ngoài tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Không nên ăn những thực phẩm sau:
- Hạn chế ăn những thức ăn cay nóng, chua, nhiều dẫu mỡ…
- Hạn chế dùng đồ ăn, thức uống có gas
- Không nên dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…
- Hạn chế ăn các loại hải sản như cá biển, tôm, cua, mực…
Cùng với đó là một chế độ ăn uống khoa học. Nên ăn các loại thực phẩm dưới đây để hạn chế ra máu và vết thương nhanh chóng hồi phục. Cụ thể như sau:
- Uống mỗi ngày ít nhất từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày
- Bổ sung thêm các loại rau, củ, quả có chứa nhiều chất xơ để vết thương hồi phục nhanh hơn. Ngoài ra, chất xơ còn giúp giảm lượng cholesterol trong máu.
- Nên chọn loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa
- Bổ sung thêm thức phẩm giàu acid như cá hồi, cá ngừ, cá thu…
- Ăn các loại thực phẩm giàu đạm như lòng đỏ trứng, thịt bò, gan,…để bổ sung chất sắt trong quá trình bị mất máu.
- Trong bữa ăn hàng ngày nên có các loại thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn trả lời câu hỏi: “Đốt viêm lộ tuyến xong bị ra máu có sao không”. Nếu tình trạng này dưới 2 tuần với lượng máu ra ít thì bạn không nên quá lo lắng. Chỉ cần thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ và có phương pháp chăm sóc khoa học tình trạng bệnh sẽ nhanh lành. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!