Vùng kín là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất sau sinh, vì vậy việc đau vùng kín sau khi sinh là điều chị em phụ nữ nào cũng phải trải qua. Mẹ bỉm sữa nên làm gì để cải thiện vấn đề này? Hãy cùng tìm hiểu tất cả điều đó cùng chúng tôi qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
- Đau vùng kín sau sinh các chị em thường gặp là gì?
- Các cách giảm đau cửa mình sau sinh tại nhà
- 1- Chườm đá lạnh giảm đau tức vùng kín sau sinh
- 2- Dùng máy sấy tóc làm khô cửa mình thay vì khăn giấy
- 3- Ngâm cửa mình với nước ấm để giảm đau, tức
- 4- Mặc đồ lót, quần áo khô thoáng, thoải mái
- 5- Hạn chế bị táo bón để tránh đau tức vùng kín
- 6- Bài tập Kegel giúp se khít vùng kín và giảm đau tức cửa mình
Đau vùng kín sau sinh các chị em thường gặp là gì?
Đối với nữ giới, sinh thường hay sinh mổ đều có chung cảm giác đau buốt, nhức, rát vùng kín sau khi sinh. Đặc biệt, đối với các chị sinh thường, khi bị khâu tầng sinh môn, việc đau buốt khi tiểu tiện là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Vậy những tình trạng đau vùng kín sau khi sinh như vậy có nguyên nhân bắt nguồn từ đâu?
1- Tình trạng đau buốt vùng kín sau khi sinh
Nhiều chị em vừa sinh xong rất sợ việc đi tiểu vì nó làm đau buốt mạnh, xót đến tê người. Nguyên nhân do nước tiểu chứa nhiều nitơ cùng các chất độc trong cơ thể đào thải ra ngoài qua đường niệu đạo. Vốn dĩ sau sinh, “cô bé” đã bị tổn thương nên chỉ cần một tác động nhỏ, cũng sẽ khiến đau buốt ngay.
Khi các chị em đi tiểu, nước tiểu sẽ chảy ngược xuống vết thương ở tầng sinh môn gây tình trạng đau buốt vùng kín. Cảm giác vết thương vẫn còn đang đau, cộng thêm nước tiểu dính vào, chẳng khác nào “xát muối vết thương”. Cho nên sau khi sinh, các chị em bị khâu tầng sinh môn rất sợ việc đi vệ sinh vì nó không chỉ bị đau vùng kín mà còn buốt đến tận óc.
2- Tình trạng đau rát vùng kín sau khi sinh
Đau rát ở âm đạo là do khi sinh xong, bên trong bị xước xát. Với việc mới sinh xong, tình trạng này xuất hiện cũng thường thấy, nhưng nếu sau sinh đã lâu mà vẫn bị, bạn nên tránh quan hệ tình dục, vệ sinh mạnh, đi kiểm tra, thăm khám để có hướng giải quyết đúng đắn.
3- Tình trạng đau nhức vùng kín sau khi sinh
Đau nhức là tình trạng chung của phụ nữ sau sinh. Bởi vì một âm đạo nhỏ khoảng 1 – 1,5 cm phải chịu sức ép từ một em bé nặng 2 – 3 kg chui ra bên ngoài. Vì vậy, việc đau nhức hầu như ai cũng đều phải trải qua, chỉ là nhiều hoặc ít, nhanh hay chậm thôi.
4- Đau xương mu sau sinh
Xương mu là một phần cấu trúc xương chậu, được kết nối với nhau bằng khớp xương mu ở phía trước. Bằng sự hỗ trợ của hệ thống dây chằng, các khớp này có thể co dãn linh hoạt với nhau. Tuy nhiên, khi mang thai, áp lực thai nhi làm dây chằng bị kéo căng, từ đó gây ra cho mẹ bầu tình trạng đau xương mu sau khi sinh.
Nguyên nhân gây ra đau xương mu sau sinh:
- Thiếu hụt canxi trong thai kỳ: Phụ nữ sau sinh con khiến cơ thể thiếu hụt: canxi, Vitamin B12, vitamin D làm cản trở dây thần kinh ngoại vi, gây tê, đau các khớp kèm theo đó là đau mỏi và giảm sự săn chắc của hệ xương.
- Vận động mạnh sau khi sinh: Sau sinh, cơ thể phụ nữ rất yếu ớt và cần thời gian nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe. Việc vận động mạnh làm mẹ bầu bị suy nhược cơ thể, thời gian hồi phục lâu hơn và đây cũng là một nguyên nhân gây nên đau xương mu sau sinh.
- Bị viêm nhiễm đường tiết niệu: Cơ thể phụ nữ sau sinh yếu ớt, sức đề kháng kém, quá trình ra sản dịch, hoặc sử dụng băng vệ sinh dài ngày là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn xâm nhập vào trong đường tiết niệu.
- Viêm vùng chậu: Là khu vực dễ bị viêm nhiễm. Nếu không thăm khám, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến apxe buồng trứng, nguy hiểm hơn nữa là mang thai ngoài từ cung, thậm chí vô sinh, hiếm muộn.
- Viêm bàng quang: Nguyên nhân do các tổn thương ở vùng kín, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, từ đó sẽ dẫn đến hiện tượng viêm bàng quang.
Ảnh hưởng đau xương mu sau sinh:
- Cơ thể suy nhược: Đau xương mu dẫn đến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, gây ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt, vận động, di chuyển. Thậm chí nếu bệnh kéo dài còn làm chị em bị stress, ảnh hưởng tới chất lượng sữa và quá trình chăm con.
- Ảnh hưởng đời sống vợ chồng: Những cơn đau kéo dài, âm ỷ khiến tâm lý nữ giới trở nên e ngại, tự ti, từ đó gây ảnh hưởng tới đời sống chăn gối vợ chồng.
- Nguy cơ gây vô sinh, hiếm muộn: Đau xương mu kéo dài còn ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, quá trình thụ thai, thậm chí gây ra nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
Có thể bạn quan tâm: Đau vùng kín khi mang thai có phải là bất thường?
Các cách giảm đau cửa mình sau sinh tại nhà
Mẹ bỉm sữa bị đau tức “chỗ ấy” sau sinh không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh giảm đau, vì thuốc có thể gây hại cho con và ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ. Dưới đây là các phương pháp tự nhiên làm dịu vết thương tại nhà các mẹ bỉm sữa nên quan tâm.
1- Chườm đá lạnh giảm đau tức vùng kín sau sinh
Nước đá lạnh làm dây thần kinh vùng da ở cửa mình bị tê liệt tạm thời nên sẽ làm cho mẹ dễ chịu hơn. Cách này đơn giản, tiện lợi, khá hiệu quả, các chị em có thể tự áp dụng tại nhà.
Lấy nước đá bỏ vào túi nilon buộc chặt, bọc lại bằng khăn mềm hoặc khăn sữa sạch để tránh dây nước vào chỗ đó. Sau đó, chườm liên tục từ 15 – 20 phút mỗi giờ cho đến khi thấy bạn thấy giảm đau. Tránh để đá trực tiếp lên “chỗ ấy” vì nó có thể gây bỏng, viêm.
2- Dùng máy sấy tóc làm khô cửa mình thay vì khăn giấy
Vùng kín chị em sau sinh chịu nhiều tổn thương nên dễ đau, trầy xước dù cho tác động nhỏ. Do đó, các mẹ bỉm nên dùng máy sấy tóc để làm khô hoàn toàn cửa mình thay vì sử dụng khăn lông, nhằm hạn chế cọ xát, gây đau rát sau khi đi vệ sinh, ngâm, rửa “chỗ ấy”.
Mặt khác, nếu để “chỗ đó” bị ẩm ướt, các vi trùng sẽ dễ xâm nhập gây viêm, nấm. Do đó, các mẹ nên đứng hoặc ngồi trong tư thế thoải mái, dùng máy sấy tóc với nhiệt độ nóng thấp nhất, di chuyển liên tục xung quanh hông, mông, đùi với khoảng cách an toàn để làm khô vùng kín. Lưu ý, không nên sấy lâu quá 3 phút.
Ngoài ra, cần lưu ý vệ sinh máy sấy cẩn thận trước khi làm khô cửa mình vì bụi, vi khuẩn cũng có thể có rất nhiều trong máy sấy, gây hại cho bạn.
Có thể bạn quan tâm: Đau tức vùng kín khi mang thai là vì sao?
3- Ngâm cửa mình với nước ấm để giảm đau, tức
Chị em có thể mua loại bồn tắm ngồi chuyên rửa vùng kín, để ngâm cửa mình bằng nước ấm khoảng 15-20 phút. Khi đó, các mạch máu ở vùng kín sẽ giãn nở ra, lưu thông tốt hơn nên cơn đau sẽ dịu đi.
Bạn lưu ý bồn tắm nên được vệ sinh thường xuyên và nước ngâm phải sạch. Nếu vùng kín bắt đầu bị viêm, có mùi hôi thì bạn không nên sử dụng cách này vì nó dễ làm viêm nhiễm lan rộng ra.
4- Mặc đồ lót, quần áo khô thoáng, thoải mái
Sau sinh, mẹ bỉm sữa không nên mặc đồ lót, quần áo chật chội vì sẽ gây tổn thương “chỗ đó”, kèm theo cảm giác khó chịu. Mặc khác, quần lót chật chội còn chèn ép các mạch máu, làm bí vùng kín nên sẽ kéo dài thời gian bị đau tức cửa mình và gây viêm phụ khoa.
Do đó, tootts nhất các mẹ nên chọn đồ lót, quần áo từ cotton để dễ thấm hút mồ hôi, thông thoáng tốt. Ngoài ra, nên thay đồ lót thường xuyên khi có mùi hôi và ẩm ướt.
5- Hạn chế bị táo bón để tránh đau tức vùng kín
Sau sinh, hệ tiêu hóa sản phụ còn rất yếu ớt nên sẽ dễ bị táo bón. Khi đó, nếu mẹ bỉm đi vệ sinh cố rặn sẽ ảnh hưởng đến vết rách, gây tình trạng đau tức cửa mình sau sinh.
Do đó, để tránh táo bón, nên kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ cay nóng, các loại trái cây chua. Thay vào đó, nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin cũng như giải nhiệt cơ thể. Các thực phẩm mẹ bỉm nên ăn: mồng tơi, rau dền, bồ ngót, đu đủ, cam…
Đọc thêm: Dấu hiệu , phân biệt và cách nhận biết chính xác mang thai giả.
6- Bài tập Kegel giúp se khít vùng kín và giảm đau tức cửa mình
Bài tập này tác động lên vùng kín bằng cách siết chặt các cơ sàn chậu. Vị trí cơ sàn chậu bạn sẽ cảm nhân được khi bạn nín tiểu. Chị em có thể nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái, sau đó siết chặt cơ sàn chậu khoảng 5 giây thì nghỉ tầm 10 giây, nếu không siết được 5 giây thì giảm xuống 2 – 3 giây và làm liên tục 10 lần như vậy. Khi đã quen, mẹ từ từ tăng thêm thời gian siết sàn chậu, có thể làm nhiều hơn,lâu hơn để giảm đau tức, cải thiện tình trạng giãn rộng vùng kín sau sinh.
Đau tức vùng kín sau sinh là một tình trạng khá phổ biến của các chị em sau khi sinh nở. Các mẹ hãy thử áp dụng các cách trên để làm dịu cơn đau. Nếu bị tình trạng đau kéo dài, có kèm theo các vấn đề khác, tốt nhất các mẹ nên gặp bác sĩ để thăm khám sớm nhé.