Mang thai ngoài tử cung là vấn đề sản khoa cực kỳ nguy hiểm ở phụ nữ, nó không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản mà thậm chí còn ảnh hưởng tới cả tính mạng của thai phụ và thai nhi. Chính vì thế, trang bị kiến thức về mang thai ngoài tử cung là cần thiết cho các chị em phụ nữ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu điều đó qua bài viết sau.
Mục lục
Thế nào là mang thai ngoài tử cung?
Trong quá trình thụ tinh, khi hàng triệu tinh binh được phóng vào trong âm đạo nhưng chỉ một tinh trùng khỏe mạnh nhất mới có thể kết hợp với trứng tạo nên hợp tử. Hợp tử sẽ tự nhân đôi, di chuyển đến làm tổ trong buồng tử cung.
Trường hợp hợp tử lại không thể vào được tử cung mà nằm ở các vị trí ngoài tử cung gọi là thai ngoài tử cung. Tình trạng này sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi và bản thân người mẹ. Do đó, nếu phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng qua những dấu hiệu dễ nhận biết sẽ tránh được ảnh hưởng đến tính mạng của chị em phụ nữ.
Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu mang thai đôi chuẩn ác dành cho mẹ bầu.
Nguyên nhân gây nên thai ngoài tử cung
Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung có thể là do:
- Viêm nhiễm vòi trứng: Bệnh này thường lây truyền qua đường tình dục, gây tắc, hẹp vòi trứng và dễ gây ra tình trạng thai ngoài tử cung.
- Các bệnh phụ khoa: Một số bệnh như khối u phần phụ, dị dạng bẩm sinh vòi trứng… cũng là nguyên nhân trực tiếp gây chửa ngoài dạ con. Vòi trứng có thể bị hẹp, tắc bởi bệnh lạc nội mạc tử cung, khối u phần phụ chèn ép vòi trứng, hoặc những phẫu thuật lên vùng bụng gây tình trạng dị dạng vòi trứng.
- Hút thuốc lá: Theo một số nghiên cứu, thuốc lá không chỉ làm chậm và khó thụ thai, sẩy thai tự nhiên mà nó còn gây nên tình trạng thai ngoài tử cung ở các sản phụ.
Những biến chứng của mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mẹ như:
- Mất máu quá nhiều dẫn tới tính mạng mẹ bầu nguy hiểm: Nếu không phát hiện sớm tình trạng trên, để thau lớn, túi thai phát triển lớn, vỡ ra sẽ gây tác động trực tiếp đến mạch máu ổ bụng, làm xuất huyết ồ ạt. Khi không xử lý kịp thời sẽ khiến mẹ bầu bị mất máu trầm trọng, nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
- Khả năng bỏ thai cao: Tử cung là nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi nhất giúp thai nhi phát triển bình thường. Do đó, khi thai ở ngoài tử cung, sẽ không có được các điều kiện phát triển đầy đủ như: máu, các chất dinh dưỡng để tồn tại. Khi đó, thai nhi khó mà sống tới lúc sinh nở.
- Tăng cao nguy cơ vô sinh: Nếu chậm trễ trong việc phát hiện, điều trị, làm cho túi thai vỡ ra. Khi đó, dù cho có tiến hành phẫu thuật kịp thời thì cũng chỉ có thể đảm bảo tính mạng của người mẹ, khả năng phải cắt bỏ vòi trứng là khá cao. Điều này cũng có nghĩa người mẹ không còn khả năng mang thai.
Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu nhận biết và cách phân biệt mang thai giả.
Những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm nhất
Các dấu hiệu báo thai ngoài tử cung ban đầu có thể giống những thai kỳ bình thường khác. Tuy nhiên thai phụ cũng cần lưu ý những dấu hiệu bất thường để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời, tránh các biến chứng gây nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản cũng như tính mạng bản thân.
1- Chảy máu âm đạo bất thường
Đây là dấu hiệu rõ nhất giúp các thai phụ có thể tự nhận biết được tình trạng mang thai ngoài tử cung.
Thông thường, nếu sau vài ngày khi “yêu” mà không sử dụng biện pháp tránh thai, chị em thấy dính chút máu ở quần lót thì rất có thể bạn đã có thai, hiện tượng đó là máu báo thai. Ở trường hợp thai ngoài tử cung, hiện tượng này kéo dài hơn bình thường và máu sẽ có màu đỏ sẫm.
Nguyên nhân là khi khối thai làm tổ sai vị trí nên rất dễ bị bong, gây sảy thai và chảy máu. Một số trường hợp khác, khối thai làm tổ trong vòi trứng, khi phát triển lớn dần lên sẽ ăn mòn các mạch máu của vòi trứng khiến cho đoạn vòi trứng căng phồng ra. Đến khi khối thai lớn hơn nữa sẽ làm vỡ các mạch máu và vòi trứng, gây tình trạng chảy máu vùng ổ bụng và xuất huyết ra ngoài âm đạo.
Nhiều chị em lầm tưởng hiện tượng này là máu kinh nguyệt, nhất là khi chảy máu trùng với thời gian có kinh. Do đó, bạn cần phải phân biệt kỹ về màu sắc máu, độ loãng và độ đông đặc, lượng máu chảy lúc này có khác so với những lần kinh nguyệt trước không. Nếu thấy bất thường, rất có khả năng bạn đã mang thai ngoài tử cung và nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng.
2- Nồng độ HCG giảm
HCG bắt đầu xuất hiện ngay sau khi trứng được thụ tinh và làm tổ. Lúc này nồng độ hCG có trong máu của người mẹ và nước tiểu. Nồng độ HCG tăng nhanh và đạt đến mức tối đa khi thai nhi được 2 tháng rưỡi. Sau giai đoạn này, lượng hCG sẽ giảm đến một mức ổn định vào tháng thứ tư thai kỳ, kéo dài cho đến lúc sinh.
Xét nghiệm HCG được lặp đi lặp lại vài ngày kết hợp cùng với siêu âm sẽ phát hiện vị trí của thai. Nhiều trường hợp thai làm tổ ngoài tử cung có hiện tượng tự ngừng phát triển, tự sảy nên nồng độ hCG tiết ra ít hơn so với tiêu chuẩn xác định sự phát triển, tuổi thai của thai nhi.
3- Thai phụ bị đau bụng dữ dội ở 1 bên
Đây là một dấu hiệu dễ nhận biết được rằng bạn có bị mang thai ngoài tử cung hay không. Thực chất cơn đau bụng này là đau ở ngay vị trí khối thai đã làm tổ. Ban đầu xuất hiện âm ỉ, bị đau kéo dài, đôi lúc bị đau dữ dội kèm chảy máu âm đạo.
Mức độ đau bụng tăng sẽ dần theo thời gian do thai nhi càng lúc càng phát triển. Khi túi thai bị vỡ, thai phụ cảm thấy vùng bụng đau quặn, đi kèm với cơ thể khó chịu, mệt mỏi thậm chí bị ngất xỉu.
4- Thường xuyên bị chuột rút
Chuột rút xảy ra ở những phụ nữ đang mang thai do sự thiếu hụt các khoáng chất như: magie, canxi, sắt, photpho ở những tháng cuối và do thai nhi chèn ép lên mạch máu chi dưới làm các cơ chi dưới phải gánh sức nặng của cơ thể.
Như vậy, chuột rút sẽ xuất hiện ngày một nhiều ở những giai đoạn về sau của thai kỳ. Với trường hợp mang thai ngoài tử cung, những vị trí mà khối thai đang làm tổ thường có thể tích chứa thai nhỏ hơn so với tử cung. Do đó, trong khoảng thời gian 3 tháng đổ lại tính từ khi có thai, nếu phụ nữ cảm thấy chuột rút xuất hiện nhiều lần và kéo dài thì có thể bạn đã mang thai ngoài tử cung.
5- Khó chịu khi đi vệ sinh
Khi mang thai sẽ gây ra những ảnh hưởng, chèn ép đến bàng quang, ruột làm cho bạn gặp nhiều bất tiện khi đi vệ sinh. Cơn đau khi thai ngoài tử cung tác động có thể khiến cho thai phụ thấy mót rặn giống như bị táo bón. Chưa kể việc vùng kín bị viêm nhiễm cũng gây ra chứng tiểu đau, tiểu buốt nên bạn cũng cần chú ý điều đó.
6- Thai phụ thấy hoa mắt chóng mặt
Hoa mắt chóng mặt ù tai thường xảy ra khi khối thai ngoài tử cung đã phát triển lớn đến tình trạng bị vỡ, gây ra tình trạng chảy máu ổ bụng. Thai phụ bị mất máu bất thường khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái hoa mắt, chóng mặt, ù tai và thậm chí bị ngất xỉu.
Khi gặp phải dấu hiệu này, cần phải được đưa đi cấp cứu kịp thời nếu không có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
7- Đau vai gáy ở giai đoạn đầu thai kỳ
Mang thai ngoài tử cung là khởi nguồn của những cơn đau, ban đầu xuất hiện ở vùng bụng dưới ngay vị trí thai làm tổ, sau đó sẽ lan tới vùng đầu, vai và lưng. Khi khối thai ngoài tử cung gây ra hiện tượng chảy máu trong sẽ khiến cơ thể bị đau nhức vùng vai gáy.
Dấu hiệu này thường hay bị bỏ qua trong những giai đoạn đầu thai kỳ bởi vì nó dễ bị nhầm lẫn với việc đau vai gáy do vận động sai tư thế. Do đó, thai phụ cần hết sức lưu ý tới dấu hiệu này. Ngoài ra, tình trạng trên còn đi kèm với dấu hiệu chảy máu âm đạo, cơ thể mệt mỏi.
8- Thai ngoài tử cung gây huyết áp thấp
Huyết áp thấp cũng là một dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang mang thai ngoài tử cung và thai đó đã bị vỡ.
Thông thường huyết áp của mẹ bầu có thể bị thấp hơn bình thường trong khoảng 4 tuần đầu của thai kỳ, vì khi đó các mạch máu sẽ mở rộng cho máu chảy vào tử cung nuôi em bé lớn và tăng trở lại bình thường vào tháng thứ 3.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị rò rỉ máu âm đạo kèm việc huyết áp thấp hơn chỉ số thông thường dành cho mẹ bầu, khả năng cao bạn bị mang thai ngoài tử cung. Nguyên nhân là vì: các khối thai ngoài tử cung chèn ép lên các mạch máu, làm các mạch máu đó bị vỡ ra. Từ đó, gây ra tình trạng mất máu rò rỉ ra âm đạo, mặt khác, máu trong cơ thể lại tiếp tục tăng lên để bù đắp lại lượng máu bị mất. Chính vì điều đó, phụ nữ mang thai ngoài tử cung se thấy huyết áp sẽ thấp hơn so với chỉ số huyết áp của các mẹ bầu bình thường.
Nếu gặp tình trạng này, thai phụ cần đến các cơ sở y tế, thực hiện các phẫu thuật loại bỏ thai cũng như đưa huyết áp trở lại về trạng thái bình thường theo chỉ định của bác sĩ.
Cách phòng tránh mang thai ngoài tử cung
Ngoài việc cần nhận biết các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, mỗi chị em cần chủ động phòng tránh tình trạng chửa ngoài dạ con để đảm bảo cho cơ thể của mình được an toàn hơn:
- Nếu cơ thể đang có biểu hiện nghi ngờ bệnh phụ khoa, cần phải chú ý điều trị dứt điểm, triệt để, nhất là với căn bệnh viêm tắc vòi trứng.
- Vệ sinh âm đạo sạch sẽ thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ kiềm phù hợp, đặc biệt là khoảng thời gian kinh nguyệt, trước và sau khi “yêu”. Nên chọn quần lót vải mềm, thoáng mát tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Thực hiện quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, sử dụng bao cao su đầy đủ, tránh những tư thế nhạy cảm vì có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Không nên dùng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá vì sẽ gây ra nhiều biến chứng cho phụ nữ mang thai.
- Nên thực hiện các biện pháp tránh thai an toàn, không nên lạm dụng thuốc tránh thai, thuốc điều trị hormones vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe.
- Cần phải thăm khám phụ khoa đầy đủ, nên thực hiện siêu âm, xét nghiệm các chỉ số quan trọng của cơ thể. Việc kiểm tra sức khỏe đầy đủ sẽ giúp các bác sĩ theo dõi được tình trạng sức khỏe của bạn tốt hơn, hạn chế đi những biến chứng không đáng có.
Có thể bạn muốn biết: Tiết lộ các dấu hiệu mang thai giả mà phụ nữ cần quan tâm
Mong rằng khi đọc xong được nội dung của bài viết trên, chị em đã biết rõ được dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm nhất dành cho thai phụ. Điều này không chỉ giúp cho chị em sớm phát hiện điều bất thường khi mang thai, mà còn hạn chế rủi ro cho sức khỏe. Tốt nhất, chị em phụ nữ nên đi thăm khám, kiểm tra và siêu âm đầy đủ để được theo dõi sức khỏe thai phụ chuẩn xác.