Mang thai đôi hay đa thai làm niềm vui khi làm mẹ càng được tăng lên gấp bội. Tuy nhiên, đi kèm theo đó cũng có rất nhiều các nguy cơ khác nhau. Vì thế, việc phát hiện sớm mang thai đôi thông qua các dấu hiệu sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc bản thân và các bé tốt nhất.
Mục lục
Mang thai đôi là như nào?
Mang thai đôi có hai loại: mang thai đôi cùng trứng và mang thai đôi khác trứng. Hai em bé cùng trứng khi sinh ra thì giới tính, ngoại hình sẽ giống nhau. Còn với những em bé khác trứng có thể khác nhau về giới tính, ngoại hình cũng có thể tương đồng hoặc không.
Tỷ lệ sinh đôi khác trứng cao hơn so với sinh đôi cùng trứng. Trong đó, hai em bé cùng trứng được tạo ra giống như thụ thai bình thường giữa một trứng và một tinh trùng. Tuy nhiên, khi phát triển thành hợp tử, phôi thai tách làm hai và hình thành nên thai đôi. Trong khi đó, song sinh khác trứng sẽ được hình thành do quá trình thụ thai giữa hai trứng và hai tinh trùng khác biệt nhau.
Mang thai đôi có những điểm khác so với thai đơn. Ngoài các biểu hiện khó chịu, nặng nề thì mang song thai có khả năng gặp biến chứng cao hơn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng gặp, nhiều chị em mang thai đôi lại thấy khá thoải mái và vui vẻ.
Có thể bạn muốn biết: Dấu hiệu khi phụ nữ mang thai ngoài tử cung
Dấu hiệu mang thai đôi cực chuẩn xác
Dấu hiệu mang thai đôi của mỗi người có thể khác nhau. Không những thế, cùng một sản phụ nhưng lần mang thai đôi thứ hai lại có biểu hiện khác so với lần mang thai đôi đầu tiên.
Dưới đây là những dấu hiệu cơ bản để biết sớm khả năng mang thai đôi. Hi vọng các mẹ sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn thai kỳ tiếp theo:
1- Nồng độ HCG tăng cao
Dấu hiệu nhận biết có mang thai đôi là sự thay đổi nồng độ hCG trong máu, nước tiểu. Thông thường, có song thai thì chỉ số này cao hơn nhiều với mang thai đơn. HCG là hormone được sản sinh từ nhau thai. Có thể nhận biết qua việc xét nghiệm máu từ tuần thứ 2 của thai kỳ.
2- Ốm nghén nặng
Phụ nữ mang thai hay bị ốm nghén. Tức là, các mẹ sẽ gặp khó khăn khi ăn uống, hoặc nôn mửa khi ngửi thấy những mùi hôi, tanh,…Tuy nhiên, mang thai đôi có triệu chứng nghén nặng hơn bình thường. Ngoài ra, thời gian ốm nghén cũng kéo dài hơn.
3- Dựa vào trực giác
Trường hợp một số mẹ mang song thai hoàn toàn không có dấu hiệu cụ thể. Hoặc có thể gặp các dấu hiệu mang thai thông thường như: cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, chuột rút. Tuy nhiên, các mẹ bầu có thể dựa vào trực giác của mình, nhận biết ra sự tồn tại của hai em bé trong bụng. Nhưng không phải lúc nào trực giác bằng bụng cũng cho kết quả chính xác.
4- Các dấu hiệu khác
Ngoài 3 dấu hiệu trên, các mẹ bầu có thể nhận biết mang thai đôi qua các triệu chứng mang thai thông thường. Nhưng, sẽ có mức độ nặng hơn:
- Tăng cân nhanh chóng: Mang song thai sẽ làm cơ thể phụ nữ nhanh tăng cân hơn. Khi thai càng lớn, cân nặng sản phụ càng cao.
- Bụng khá to: Cùng tháng tuổi với mang thai đơn thì bụng mẹ bầu mang song thai to vượt mức hơn bình thường.
- Huyết áp cao: Việc tăng huyết áp tâm trương là dấu hiệu để nhận biết việc mang thai đôi. Tuy nhiên, đây cũng là một yếu tố gây biến chứng thai kỳ.
- Khó thở: Tình trạng phổ biến ở bà bầu có song thai cùng trứng. Do dịch ối tích tụ nhiều làm cho không gian trong bụng thu hẹp. Từ đó, tác động đến phổi làm các mẹ bầu cảm thấy khó thở.
- Mệt mỏi: Do sức nặng của bụng bầu cùng việc tăng cân nhanh chóng khiến cơ thể phụ nữ mệt mỏi cực độ. Ngoài ra, việc bổ sung, đảm bảo dưỡng chất đầy đủ cho hai em bé cũng tăng thêm áp lực cho cơ thể người mẹ.
- Đau lưng: Việc có hai em bé trong tử cung làm cơ quan này giãn nở hơn bình thường. Vì thế mà vùng lưng của phụ nữ sẽ bị đau nhức thường xuyên.
- Gặp vấn đề về tiêu hóa: Sự phát triển của thai nhi làm tử cung càng ngày càng chèn ép lên các cơ quan lân cận. Đặc biệt là hệ tiêu hóa, do đó mẹ bầu mang song thai dễ mắc các bệnh về tiêu hóa hơn.
- Mất ngủ: Tư thế ngủ khó khăn làm mẹ bầu thường xuyên bị mất ngủ, đau mỏi người và thấy khó chịu.
- Trầm cảm: Khi mang thai, người mẹ rất dễ bị trầm cảm. Đặc biệt, việc mang thai đôi không có sự chuẩn bị trước cũng có thể gây áp lực đến tinh thần, kinh tế của người mẹ. Điều này làm 1/3 bà bầu mang thai đôi bị mắc chứng trầm cảm.
- Đau bụng dưới và đầu vú: Đau bụng dưới là biểu hiện thường gặp khi bạn mang thai. Khi có hai em bé, triệu chứng này sẽ tăng lên nhiều lần hơn so với bình thường. Ngoài ra, từ 4 đến 7 tuần đầu tiên mang thai, phụ nữ thấy đau đầu vú, kèm theo là thay đổi màu sắc núm vú.
- Đi tiểu thường xuyên: Tử cung ngày càng to ra làm bàng quang chịu nhiều áp lực hơn. Do đó, các mẹ bầu thường thấy mắc tiểu và đi tiểu thường xuyên hơn.
- Tim đập nhanh: Do huyết áp tăng làm máu lưu thông nhanh hơn, từ đó làm nhịp tim thay đổi, tim đập nhanh hơn.
Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu nhận biết mang thai giả
Phương pháp xác định mẹ bầu mang thai đôi
- Khám lâm sàng: Bác sĩ khoa sản dùng ống nghe tim thai để nghe nhịp tim của em bé trong bụng. Áp dụng vào tuần thứ 18 đến tuần thứ 20 thai kỳ. Trong khi nghe tim thai, có thể phát hiện ra có hơn một nhịp tim. Lúc này, siêu âm là biện pháp cần thiết để chẩn đoán được chính xác sự tồn tại của hai em bé.
- Siêu âm: Đây là biện pháp thăm khám phổ biến với phụ nữ mang thai đơn. Ngoài ra, đây cũng là một trong những biện pháp hữu ích nhất để nhận biết việc mang thai đôi. Thông qua hình ảnh hiển thị trên màn hình, bác sĩ sẽ nhận biết được bạn có đang mang song thai hay không.
- Chụp cộng hưởng từ: Thực hiện sau khi vẫn còn nghi ngờ kết quả siêu âm. Chụp MRI trong 3 tháng đầu thai kỳ vẫn đảm bảo được độ an toàn cho thai nhi. Hãy nhớ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các tác dụng phụ sau khi thực hiện, để có được biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Biến chứng khi mang thai đôi
Như đã nói ở trên, nguy cơ biến chứng của việc mang đa thai cũng khá cao. Tuy nhiên, nếu chăm sóc, theo dõi tốt, mẹ bầu có thể an tâm trải qua thời gian thai kỳ an toàn. Một vài biến chứng của việc mang thai đôi như sau:
- Bị sảy thai một hoặc bị cả hai em bé.
- Khả năng sinh non tăng cao, khoảng 50% phụ nữ mang thai đôi bị sinh non từ tuần thứ 38.
- Cặp song sinh bị bất thường, phổ biến với hai bé cùng trứng.
- Song sinh bị dính liền cơ thể nhau, có thể nhận biết được điều này thông qua siêu âm.
- Phát triển chậm trong tử cung. Nguyên nhân là sự chia đôi dưỡng chất nên song thai có kích thước, trọng lượng nhỏ hơn các em bé sinh đơn bình thường.
- Nguy cơ phải mổ lấy thai hoặc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ cao. Với sinh thường (ngả âm đạo) các bác sĩ phải gây tê màng cứng, cùng cắt tầng sinh môn để đảm bảo an toàn cho hai em bé khi ra đời.
- Bị mắc hội chứng truyền máu song sinh. Xuất hiện khi một trong hai thai nhi phát triển lớn khác thường. Nguyên nhân do dinh dưỡng không chia sẻ đồng đều, khoảng 15% cặp song sinh cùng trứng gặp phải tình trạng này.
- Bị chết một trong hai thai nhi. Có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nguy cơ cao nhất là quý 1 và quý 3, do đó, chị em phụ nữ nên đặc biệt lưu ý.
- Tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp hoặc bị tiền sản giật. Nguyên nhân do đầy nước ối, thiếu sắt, thiếu máu,…
Những điều lưu ý khi mẹ bầu mang thai đôi
Khi mang song thai, sản phụ cần phải được theo dõi thường xuyên hơn so với mang thai đơn. Do việc mang thai cùng một lúc hai em bé dễ gặp phải nhiều rủi ro.
Khoảng giữa tuần 32 và 35, thai đôi có mức phát triển tương đồng với thai đơn. Sau giai đoạn này, bào thai phát triển to làm mẹ bầu thấy khó chịu nhiều hơn. Đặc biệt, ở bụng các vết rạn dần lộ rõ do tử cung giãn nở hết mức để đủ chỗ cho hai em bé.
Trong giai đoạn này, thai phụ có thể ở nhà dưỡng thai hoặc nhập viện theo dõi kỹ hơn. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi mang thai đôi:
- Phụ nữ khi mang thai đôi luôn có tâm lý mong muốn được chăm sóc nhiều hơn. Tuy nhiên, các nhân viên sản khoa không thể nào đáp ứng được hết nhu cầu từng người. Do đó, các mẹ bầu nên có ý thức tự chăm sóc mình.
- Cần phải lựa chọn thức ăn đầy đủ dưỡng chất cung cấp cho song thai. Ngoài ra, mẹ bầu nên nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông được tốt hơn.
- Duy trì các mối quan hệ lành mạnh, luôn để tâm trạng thoải mái, tránh áp lực, stress.
- Tham khảo thêm các ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng. Nhất là các vấn đề về cung cấp đủ axit folic, protein, sắt,…để cho thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.
- Nên chuẩn bị đồ dùng, vật dụng cần thiết cho cả hai em bé trước khi chào đời.
- Khám thai định kỳ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường, cần báo ngay với bác sĩ phụ trách để xử lý kịp thời, tránh tình trạng xấu xảy ra.
Trên đây là các dấu hiệu nhận biết chuẩn xác mẹ bầu mang thai đôi. Các chị em phụ nữ và người thân nên cần quan tâm. Việc mang trong người hai hoặc nhiều em bé sẽ khiến mẹ bầu gặp nhiều vấn đề hơn so với bình thường. Vì thế, chị em cần sớm nhận biết và chuẩn bị trước để việc chào đời của các con được thuận lợi, khỏe mạnh.