Theo các chuyên gia sản khoa, chị em phụ nữ vẫn hoàn toàn có khả năng có thai khi đang cho con bú. Những dấu hiệu nhận biết tình trạng này thường sẽ không rõ ràng như lần mang thai đầu tiên. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Vấn đề phụ nữ có thai khi đang trong giai đoạn cho con bú
Nhiều trường hợp chị em chỉ vừa mới sinh con cách đây 1 thời gian ngắn, vẫn đang trong thời kỳ cho con bú nhưng lại xuất hiện một số dấu hiệu báo đang. Điều này khiến chị em lo lắng, nửa tin nửa ngờ về việc mình có thai lại lần 2 quá sớm không.
Sau khi các mẹ sinh con được 3 – 6 tháng thì chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng sẽ hoạt động trở lại đối với các mẹ cho con bú. Còn đối với những chị em kiêng cữ trong việc cho con bú mẹ hoặc bị mất sữa thì thời điểm rụng trứng, chu kỳ kinh hàng tháng đều xuất hiện sớm hơn, thời gian xuất hiện có thể trong khoảng 6 – 7 tuần.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, thời điểm rụng trứng và kinh nguyệt không hoàn toàn toàn chính xác. Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe và thể trạng của mẹ sau khi sinh mà những thời điểm này có thể thay đổi, xuất hiện bất kỳ lúc nào. Chính điều này đã khiến nhiều chị em chủ quan trong việc áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn khi “yêu”.
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện sau khi trứng đã rụng. Do đó, nếu chị em “yêu” đúng vào lúc trứng rụng thì khả năng thụ thai vẫn rất cao cho dù chị em có đang trong thời kỳ cho con bú. Điều này cho thấy hiện tượng chị em mang thai lần thứ hai khi đang cho con bú được vài tuần là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra.
Có thể bạn quan tâm: Tại sao sau khi tháo vòng, chị em lại khó có thai.
Những dấu hiệu nhận biết chị em mang thai khi đang cho con bú
Nhìn chung, những dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú không khác biệt nhiều với những dấu hiệu mang thai bình thường, nhưng đôi khi chị em lại chủ quan nghĩ rằng do cơ thể mệt mỏi khi đang nuôi “con mọn”. Bởi vậy nếu như chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ mà thấy xuất hiện các dấu hiệu điển hình sau thì chị em nên lưu ý nhé, bởi vì rất có thể chị em lại sắp chào đón 1 thiên thần nhỏ tiếp theo đấy.
1- Trẻ bỏ bú sữa mẹ
Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn thức ăn, là nơi cung cấp dinh dưỡng chính, là món “yêu thích” của trẻ, đặc biệt là mỗi khi bé đói. Thông thường, khi trẻ ngửi thấy mùi sữa mẹ, trẻ sẽ thấy phấn khích và bú sữa mẹ liên tục cho đến khi no, không bú được nữa mới nhả ti mẹ ra.
Tuy nhiên, trẻ có thể không hứng thú với việc bú sữa mẹ nữa dù bé đang đói hay mẹ để bầu ngực gần miệng bé. Nguyên nhân vì lúc này, trong sữa mẹ đã có 1 loại hương vị mới, khác lạ khiến trẻ không còn thích bú nữa. Mùi vị này là mùi chua chua xuất hiện trong sữa mẹ, khiến cho hương vị của sữa mẹ không còn thơm ngon tự nhiên.
Ngoài ra, có một số trường hợp trẻ bị đau bụng, tiêu chảy hay gặp một vài vấn đề về tiêu hóa khác sau khi bú sữa. Điều này khiến cho trẻ ngày càng không thích sữa, xa lánh dần bầu ti của mẹ, dần dần dẫn đến việc trẻ bỏ ăn. Nguyên nhân khiến hương vị tự nhiên của sữa mẹ thay đổi, trẻ dễ bị đau bụng, tiêu chảy sau bú là do sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng khiến nội tiết tố của mẹ thay đổi.
2- Các mẹ thường xuyên cảm thấy đau ngực
Thường xuyên có cảm giác đau ngực là một trong những dấu hiệu mang thai bình thường của chị em phụ nữ khi chưa trải qua quá trình sinh nở và chăm con. Tuy nhiên, tình trạng này có thể xuất hiện trở lại khi các mẹ có thai trong thời kỳ vẫn cho con bú.
So với lần đầu mang thai, tình trạng đau ngực khi mang thai lần hai có mức độ nặng nề hơn. Đặc biệt ngực của các mẹ bị đau nhiều hơn mỗi khi cho con bú. Chính vì cảm giác đau tức ngực này, cộng thêm thói quen ngậm ti bú sữa mẹ của trẻ diễn ra trong thời gian dài, khiến cho các mẹ cảm giác khó chịu, ngày càng bị đau tức ngực, lâu dần, các mẹ không muốn cho trẻ bú nữa.
Do vậy, nếu có những dấu hiệu nêu trên xuất hiện, khả năng đã mang thai của chị em sẽ rất cao.
Có thể bạn quan tâm: Chưa hết hẳn kinh nguyệt mà quan hệ, liệu có thai không?
3- Các mẹ thường xuyên thấy mệt mỏi
Dĩ nhiên, khi các mẹ đang trong thời kỳ cho con bú thì người mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, vì phải làm quá nhiều công việc, trong đó quan trọng nhất là chăm sóc đứa con bé bỏng, đáng yêu mới chào đời của mình.
Tuy nhiên, khi các mẹ có thai trong thời kỳ này, cảm giác mệt mỏi càng thêm nghiêm trọng hơn, bởi vì lúc này, trong cơ thể mẹ đã xuất hiện thêm một sinh linh mới cần phải chia sẻ dinh dưỡng để chăm sóc. Do đó, nếu các mẹ cảm thấy cơ thể kiệt quệ, mệt mỏi quá độ thì thay vì gồng mình chịu đựng, các mẹ nên tìm hiểu ngay nguyên nhân, để có hướng khắc phục nhé.
4- Xuất hiện những cơn buồn nôn, ốm nghén
Buồn nôn, ốm nghén là tình trạng mà bất kỳ chị em nào khi đang mang thai cũng đều có. Dù cho chị em có đang trong quá trình cho con bú hay không, buồn nôn, ốm nghén cũng xuất hiện và khiến cho chị em mệt mỏi.
Biểu hiện của ốm nghén có thể như: khó chịu ở bụng, đầy hơi, nôn khan, hoặc luôn có cảm giác buồn nôn,… Đây là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất để chị em xác định xem mình đang có thai hay không, nên chị em không nên chủ quan với những hiện tượng này nhé.
5- Cơ thể bị suy nhược
Do phải thực hiện đồng thời hai hoạt động gồm thích ứng với sự thay đổi của cơ thể khi mang thai và chăm sóc cho con nhỏ sau sinh nên mẹ phải cung cấp dinh dưỡng, năng lượng để đảm bảo cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh cùng với thai nhi. Tuy nhiên, không phải tất cả chị em nào rơi vào trường hợp này đều có đủ sức khỏe để thực hiện tốt những điều trên.
Hơn thế, việc các mẹ vừa chăm sóc con nhỏ, vừa bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi, vừa phải đối mặt với tình trạng ốm nghén, càng khiến cho các mẹ thêm mệt mỏi, suy nhược cơ thể, kiệt sức do không đủ năng lượng, ăn uống, sinh hoạt sẽ khó khăn hơn.
Có thể bạn quan tâm: Ê răng có phải dấu hiệu báo chị em đã mang thai?
6- Lượng sữa bị giảm đột ngột
Đối với mẹ bỉm đang cho con bú với một nguồn sữa dồi dào, đột nhiên xuất hiện tình trạng trẻ vẫn còn đói sau bú thì rất có thể lượng sữa cơ thể mẹ sản xuất ra đã giảm bớt. Các bác sĩ sản khoa đã chứng thực được vấn đề này, nguồn sữa mẹ sẽ giảm bớt nếu như mẹ đã mang thai trở lại. Hầu hết các trường hợp sữa mẹ giảm rõ rệt sau khoảng 2 tháng đầu mang thai, tuy nhiên, cũng có trường hợp sữa mẹ giảm mạnh ngay tại tháng đầu tiên mang thai.
7- Khát quá mức
Thực tế, việc các mẹ bỉm sữa cảm thấy khát chưa hẳn đã là dấu hiệu báo có thai khi vẫn đang cho con bú. Do cơ thể mẹ sẽ chuyển hóa phần lớn lượng nước được nạp vào thành sữa, sau khi trẻ bú, cơ thể người mẹ lại tiếp tục yêu cầu một lượng nước mới để tiếp tục sản xuất sữa, đây chính là điều khiến cho chị em bị khát. Thế nhưng, nếu cảm giác khát nước của các mẹ ngày càng rõ rệt, bất thường thì rất có thể các mẹ đang mang thai em bé nữa rồi đấy.
Tại thời điểm chị em đang mang thai, thai nhi cũng yêu cầu một lượng nước lớn để có thể phát triển. Khi đó, cơ thể mẹ bỉm phải đáp ứng được hai nhu cầu nước tương đối lớn là nuôi thai nhi và cung cấp sữa nên cảm giác khát của các mẹ sẽ rõ ràng hơn hẳn. Những cơn khát kiểu này khá dễ dàng để nhận ra nên các mẹ bỉm hãy lắng nghe cơ thể mình nhiều hơn để xác định khả năng mang thai của mình nhé.
8- Bị chuột rút thường xuyên
Chuột rút là dấu hiệu tương đối đáng tin cậy đối với những chị em phụ nữ vừa mới mang thai. Đối với những mẹ bỉm đang trong thời kỳ cho con bú, nếu mang thai trở lại, khả năng chị em đối mặt với hiện tượng này là tương đối cao. Tình trạng chuột rút có thể lặp lại mỗi tuần vài lần và khiến mẹ bỉm cảm thấy khó chịu, điều tồi tệ hơn, sẽ làm chị em gián đoạn một số hoạt động sinh hoạt trong ngày.
9- Nhanh thấy đói
Các mẹ bỉm cho con bú thường chia sẻ với nhau về tình trạng dễ đói dù vừa mới ăn no. Nếu mẹ bỉm đang cho con bú mà có thai, cảm giác đói càng có xu hướng rõ rệt, xuất hiện với tần suất dày đặc hơn.
Những dấu hiệu có thai khi chị em đang cho con bú có thể giúp chị em sớm phát hiện tình trạng mang thai sau sinh. Từ đó, chị em có thể chuẩn bị sớm có những biện pháp để chăm sóc cho sức khỏe bản thân, sức khỏe cho trẻ mới sinh và thai nhi một cách cẩn thận và kỹ lưỡng.