Sau 2 tháng kể từ thời điểm thụ thai, các chị em bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu mang thai rõ rệt hơn. Nội tiết tố estrogen, HCG và progesterone tăng cao, tạo ra môi trường sống lý tưởng dành cho phôi thai. Những dấu hiệu như: mệt mỏi, ốm nghén, lo lắng, cảm giác bồn chồn… là điều dễ dàng nhận thấy. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết những biến đổi cơ thể khi mang thai 2 tháng để chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình làm mẹ nhé!
Mục lục
Quan hệ tình dục sau bao lâu thì bạn mang thai?
Nếu sức khỏe sinh sản vợ chồng bạn bình thường và không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào, chuyện “yêu” thường xuyên sẽ gia tăng khả năng thụ thai. Đặc biệt, nếu áp dụng cách tính ngày rụng trứng vào việc chọn thời điểm “yêu” thì khả năng bạn có thai sau quan hệ tình dục càng cao.
Nếu quan hệ quanh thời điểm rụng trứng khoảng 1 – 2 ngày, tinh trùng khả năng cao thụ tinh cho trứng, kết hợp tạo thành phôi nang. Phôi nang sẽ di chuyển dần từ ống dẫn trứng đến tử cung và làm tổ tại đó. Lúc này, phôi nang được gọi là phôi thai và cơ thể bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên.
Quá trình mang thai diễn ra như nào?
Mang thai xảy ra sau khi thụ tinh thành công, phôi thai hình thành trong tử cung của phụ nữ. Khi đó, người mẹ mang trong mình bào thai sơ sinh và thai nhi sẽ lớn dần theo thời gian trong bụng mẹ. Thời gian mang thai phổ biến nhất của phụ nữ là từ khoảng 40 – 42 tuần (tương đương 9 tháng 10 ngày) sau chu kỳ kinh nguyệt lần cuối cùng.
Quá trình mang thai của người phụ nữ chia làm 3 giai đoạn, được tính từ khi bạn nữ thấy dấu hiệu mang thai đầu tiên, nhằm giúp cho các mẹ biết được những điều cần phải làm trong từng thời điểm phát triển của em bé trong bụng:
- Giai đoạn đầu thai kỳ: Là thời gian mang thai từ tuần đầu tiên đến tuần thứ 12, là khoảng thời gian nhạy cảm nhất đối với người mẹ. Khi mới mang thai, người mẹ chưa quen thuộc với những biến đổi cơ thể nên các mẹ cần phải luôn cẩn thận trong giai đoạn này.
- Giai đoạn giữa thai kỳ: tuần thai từ tuần 13 đến tuần 26, lúc này em bé phát triển mạnh mẽ, biết được các cảm giác đầu đời là như thế nào.
- Giai đoạn cuối thai kỳ: từ tuần 27 đến tuần 40 – 42, là khoảng thời gian em bé sẵn sàng cho ngày được sinh ra, thời điểm em bé quay đầu nghĩa là tín hiệu đã đến ngày con ra đời.
Tuy quá trình mang thai diễn ra trong khoảng thời gian dài như vậy nhưng nếu chị em phụ nữ có sự chuẩn bị tốt thì quá trình mang thai sẽ diễn ra ổn định, an toàn.
Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu, phân biệt, cách nhận biết tình trạng mang thai giả.
Khi nào dấu hiệu mang thai xuất hiện?
Theo chuyên gia sản khoa, các dấu hiệu mang thai của bạn có thể khác với những người xung quanh và khác với lần bạn mang thai trước( nếu có). Tuy nhiên, nhìn chung các dấu hiệu mang thai dần xuất hiện rõ ràng hơn theo từng tuần cụ thể:
Thời gian (tính từ tuần đầu trễ kinh) | Dấu hiệu |
Tuần 1 – 4 | Đau bụng nhẹ hoặc rỉ máu |
Tuần 4 | Trễ kinh |
Tuần 4 hoặc 5 | Mệt mỏi |
Tuần 4 – 6 | Nôn ói |
Tuần 4 – 6 | Cảm giác châm chích ở ngực |
Tuần 4 – 6 | Đi tiểu nhiều lần |
Tuần 4 – 6 | Chướng bụng |
Tuần 5 – 6 | Ốm nghén |
Tuần 6 | Thay đổi tâm tính |
Tuần 6 | Thay đổi thân nhiệt |
Tuần 8 | Tăng huyết áp |
Tuần 9 | Mệt mỏi dữ dội và ợ nóng |
Tuần 8 – 10 | Nhịp tim nhanh hơn |
Tuần 11 | Thay đổi ở ngực và đầu vú |
Tuần 11 | Mụn |
Tuần 11 | Tăng cân đáng kể |
Tuần 12 | Sạm da |
Dấu hiệu mang thai 2 tháng đầu bạn cần biết
Dấu hiệu mang thai 2 tháng đã xuất hiện rõ ràng trong giai đoạn này. Cơ thể mẹ bầu bắt đầu thay đổi đáng kể. Nội tiết tố estrogen, HCG và progesterone tăng cao, tạo môi trường sống lý tưởng cho thai nhi. Các biểu hiện như: mệt mỏi, lo lắng, ốm nghén, cảm giác bồn chồn… dễ nhận thấy nhất.
1- Xuất hiện dịch âm đạo và ra máu bào thai
Trong giai đoạn này, sự thay đổi đầu tiên của cơ thể mẹ bầu là xuất hiện dịch âm đạo màu trắng. Lưu lượng máu chảy tới tử cung, âm đạo, âm hộ tăng. Do đó, phần mô khu vực này có màu xanh hoặc đỏ tía. Tuy nhiên, nếu không quan sát kỹ bạn sẽ không nhận ra triệu chứng thai nghén này.
Chất dịch trắng và đục như màu sữa sẽ thường xuyên xuất hiện trong thai kỳ của bạn và hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, nếu thấy các biểu hiện lạ như: dịch âm đạo có mùi hôi, màu vàng, nâu hay xanh, có kèm lẫn máu, đó có thể là dấu hiệu của bệnh, mẹ bầu cần tìm hiểu nguyên nhân và đi khám để kiểm tra bạn có bị nhiễm trùng hay nhiễm nấm không.
Bên cạnh việc bị trễ kinh, mẹ bầu sẽ xuất hiện dấu hiệu mang thai hai tháng là máu báo thai. Lượng máu chảy ra ít, có màu đỏ nhạt. Nguyên nhân do phôi thai đi vào tử cung khiến lớp màng phần niêm mạc bị bong. Tuy nhiên, nếu lượng máu này nhiều và kèm tình trạng đau bụng, bạn nên đi khám ngay.
2- Nhạy cảm với mùi thức ăn
Khi có em bé, bạn sẽ thấy đói nhanh hơn và chỉ thấy dễ chịu khi ăn. Điều này tiếp tục lặp lại nhiều lần vào những ngày sau đó. Bạn cũng trở nên nhạy cảm hơn với mùi thức ăn. Những mùi thức ăn thông thường như: cá, thịt sống, mùi tanh trứng… có thể làm bạn buồn nôn, xây xẩm.
Ngoài ra, thói quen ăn uống của bạn cũng bị thay đổi so với trước khi có mang. Nếu bình thường, bạn khoái ăn những món như: cá kho, sườn xào chua ngọt, cá sốt cà chua… thì nay đã biến mất, bạn lại có thể thích những món ăn trước đây rất ghét, hoặc thèm ăn đồ chua,…
Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu mang thai đôi chuẩn xác dành cho các mẹ bầu.
3- Thân nhiệt cơ thể thay đổi
Khi bạn mang thai, hormone progesterone tiết ra nhiều hơn khiến thân nhiệt tăng cao hơn bình thường, gần giống với nhiệt độ cơ thể khi rụng trứng. Khi bạn thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể mình, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy dấu hiệu này. Dấu hiệu này dễ bị bỏ sót, vì bạn có thể nghĩ mình đang bị cảm lạnh hoặc do quá mệt mỏi.
Khi nhiệt độ cơ thể tăng, mẹ bầu cảm thấy nóng bức, khó chịu nhưng không phải là do sốt bệnh, các mẹ nên sử dụng những loại nhiệt kế có kết quả chính xác nhất để theo dõi thân nhiệt.
4- Tức ngực, đầu ti thâm, sưng đau
Đây là dấu hiệu nhận biết có thai sớm và phổ biến nhất. Trứng được thụ tinh làm nồng độ hormone trong cơ thể nữ giới thay đổi rất nhanh. Sự biến đổi này làm tăng lượng máu cung cấp đến ngực, khiến bạn có cảm giác xung quanh đầu núm vú bị nóng ran.
Ngoài ra, kích thước vòng một cũng tăng lên kèm theo đó là những cơn đau tức. Nếu quan sát kỹ, có thể nhận thấy vùng da xung quanh đầu ti trở nên thâm, đen hơn bình thường. Khi chạm vào, bạn sẽ thấy ngực mình mềm đi, kèm theo cảm giác nặng và tức ngực.
Cơ thể bạn mất khoảng vài tuần để làm quen với sự thay đổi hormone, sau đó khi đã thích ứng được, những cảm giác khó chịu đó cũng sẽ biến mất.
Nhưng đôi khi ngực mềm nhũn là do cơ không đủ săn chắc, mẹ bầu có thể lấy lại độ săn chắc ngực bằng cách tập luyện các bài tập tác động đến vùng ngực.
5- Đau vùng thắt lưng, hông
Khi mang thai tháng thứ 2, dây chằng lưng sẽ bị kéo dãn, cơ bụng trở nên lỏng lẻo, các cơ ở lưng phải hoạt động nhiều hơn để chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi. Điều này dẫn đến đau, nhức, mỏi dọc theo sống lưng. Chúng thậm chí càng khó chịu hơn khi thai nhi trở nên lớn dần. Tuy nhiên, cảm giác đau lưng tương tự với cảm giác nhức lưng trước mỗi kỳ kinh nên thường không được mẹ bầu chú ý.
6- Những thay đổi về mặt tâm lý khi mang thai
Trong khoảng thời gian đầu, mẹ bầu thường thấy cảm giác khó chịu, đầy hơi kèm theo hay buồn ngủ. Đôi khi còn thấy mệt đến mức không chịu nổi. Đây là lý do xuất hiện những dấu hiệu thay đổi về mặt tâm lý khi bạn mang thai 2 tháng.
Lúc này các mẹ đã nhận thấy được những sự thay đổi rõ rệt trong cơ thể. Nội tiết tố estrogen gia tăng khiến bạn trở nên nhạy cảm hơn, dễ khóc, xúc động với các tình huống hàng ngày.
Ngoài ra, một số mẹ bầu cũng trở nên nóng tính hơn. Do đó, nghe nhạc và thư giãn là điều bạn cần làm để giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, âm nhạc cũng có lợi ích to lớn cho sự phát triển trí não của thai nhi.
Có thể bạn quan tâm: Mách nhỏ cách nhận biết dấu hiệu mang thai bé trai
Những điều cần lưu ý đối với mẹ bầu mang thai 2 tháng
Giai đoạn 2 tháng đầu, mẹ bầu thường ốm nghén, tình trạng này có khả năng kéo dài đến tháng thứ ba của thai kỳ. Do đó, một số lưu ý quan trọng, các mẹ bầu cần chú ý:
- Bổ sung các loại rau củ quả vào chế độ ăn hàng ngày. Vitamin B6, B12 cực kỳ tốt cho sự phát triển của thai nhi, ngoài ra nó còn giảm bớt những triệu chứng ốm nghén.
- Bổ sung các thực phẩm cung cấp chất sắt như: cải bó xôi, bột yến mạch, thịt bò…
- Tránh ăn các loại hải sản, đồ ăn cay nóng. Ngoài ra, mẹ bầu không nên uống đồ uống có cồn như: rượu, bia,…
- Hằng ngày, nên uống nước ít nhất 2l nước để duy trì lượng ối trong cơ thể.
- Chú ý nghỉ ngơi đều đặn, ngủ đủ giấc. Đây là cách nhanh nhất giúp bạn hồi phục sức khỏe và giúp cải thiện tâm trạng.
- Tham gia các lớp yoga cho mẹ bầu hoặc đi bộ nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe và giúp máu huyết lưu thông.
- Không nên mang vác những vật nặng hoặc tham gia những trò chơi cảm giác mạnh.
Bài viết trên là một số dấu hiệu có thai 2 tháng đầu ở các mẹ bầu. Mang thai là một hành trình dài, đầy gian nan trắc trở. Do đó, bạn cần có sự chuẩn bị thật tốt trước và trong khi mang bầu. Chúc các mẹ, các chị em có một thai kỳ thật khỏe mạnh.
Đọc thêm: Nhận biết dấu hiệu mang thai ngoài tử cung – mẹ bầu phải chú ý